Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 56)

hiểm xã hội bắt buộc

Trong đời sống kinh tế - xã hội các quy định của pháp luật thường được các chủ thể pháp luật nghiêm chỉnh thực hiện. Do đó cần các cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật BHXH đó là: Thanh tra nhà nước về lao động là cơ quan chuyên trách có chức năng kiểm tra, giám sát và xử phạt hành chính đối với

những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Tùy theo mức độ vi phạm và thẩm quyền quy định mà Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Chánh thanh tra lao động cấp Sở hoặc thanh tra viên lao động khi đang thi hành công vụ ra quyết định xử lý vi phạm. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH ở địa phương mình quản lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2017.

Có thể nói công tác thanh tra là một nội dung không thể thiếu trong quản lý nhà nước, là một giai đoạn trong quá trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Theo quy định của pháp luật về BHXH pháp luật về thanh tra hiện hành thì Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và Thanh tra Y tế có chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH đã có nhiều cố gắng trong việc thanh tra và phối hợp với tổ chức BHXH để thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị, DN vi phạm pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, do số lượng các đơn vị, DN sử dụng lao động quá lớn, trong khi lực lượng thanh tra của hai ngành này còn quá mỏng; mặt khác phải tập trung các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo chức năng của ngành mình nên thực tế việc thanh tra thực hiện chính sách BHXH còn nhiều hạn chế về số lần và số đơn vị được thanh tra. Trong khi đó, cơ quan BHXH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về BHXH phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về BHXH nhưng không có chức năng để xử phạt, mà chỉ có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý dẫn đến các vụ việc vi phạm chưa được xử lý kịp thời.

Để góp phần khắc phục tình trạng này, Luật BHXH (sửa đổi) năm 2014 lần đầu tiên đã quy định cơ quan BHXH được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH bắt buộc tại Khoản 3 Điều 13: “Cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật khác có liên quan".

Hiện nay, Chính phủ đã đã xây dựng Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, với quy định chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH bắt buộc cho cơ quan BHXH thì công tác xử

BHXH trực tiếp thực hiện chính sách BHXH bắt buộc nên sẽ nắm chắc các đơn vị, DN sử dụng lao động vi phạm quy định về BHXH và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, thường xuyên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm có hiệu quả. Cơ quan BHXH sẽ cùng với Thanh tra Nhà nước, Thanh tra ngành Lao động Thương binh và Xã hội, ngành Y tế, ngành Tài chính, ngành Giáo dục... tăng cường thanh tra, ngăn ngừa vi phạm và kịp thời kiến nghị, sửa đổi những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện chính sách BHXH góp phần bảo đảm cho việc thực hiện chính sách BHXH đúng quy định của pháp luật và ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn có các chủ thể bất chấp các quy định của pháp luật dẫn đến sự vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thi hành từ 15/4/2020, Theo đó Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định:

Đối với NLĐ có hành vi thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia BHXH bắt buộc, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến. 1.000.000 đồng.

Đối với NSDLĐ, nếu hàng năm không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của NLĐ do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định tại Điều 23 của Luật BHXH; không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho NLĐ để NLĐ hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức Công đoàn yêu cầu sẽ xử phạt mức tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75,000,000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau: Chậm đóng BHXH bắt buộc; đóng BHXH

không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng, đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà không phải là trốn đóng.

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc, cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, các hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH để trục lợi chế độ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH làm giả, làm sai lệch nội dung sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không trả chế độ BH TNLĐ, BNN trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến.

Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ về BHXH thì giải quyết theo quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Nếu tranh chấp giữa NLĐ đi nghỉ việc với NSDLĐ hoặc với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ với cơ quan BHXH do hai bên thỏa thuận, trường hợp không giải quyết được thi do Tòa án nhân dân giải quyết (Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2012). Theo hướng dẫn của Công văn số 105/TANDTC-PC&QLKH ngày 14/04/2016 của Toà án nhân dân tối cao về việc thi hành Luật BHXH, việc xác định loại tranh chấp được thực hiện như sau:

Đối với tranh chấp về BHXH giữa NLĐ hoặc tập thể lao động với NSDLĐ bao gồm 2 trường hợp: tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ là tranh chấp lao động cá nhân; tranh chấp giữa tập thể lao động với NSDLĐ là tranh chấp lao động tập thể. Trường hợp này, nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp mà các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và khởi kiện đối với quyết định này thì được xác định là tranh chấp hành chính. Còn tranh chấp về BHXH giữa NLĐ hoặc NSDLĐ với cơ quan BHXH về quyết định hoặc hành vi hành chính của cơ quan

Ngoài ra, từ 01/01/2016, Toà án không thụ lý đơn khởi kiện của cơ quan BHXH đòi tiền BHXH đối với NSDLĐ. Trong trường hợp này, việc khởi kiện được hướng dẫn thực hiện theo Điều 14 Luật BHXH, theo đó, tổ chức công đoàn có quyền khởi kiện ra Toà án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)