Tại Điều 13 Nghị định số 143/2014/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng của NSDLĐ, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ như sau: Từ ngày 1/12/2018 đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; từ ngày 1/1/2022 đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 1/1/2022.
2.2.4.2. Về nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
Thu được coi là nguồn công tác trọng tâm để hình thành quỹ BHXH, thực hiện tốt công tác thu sẽ đảm bảo việc thực hiện pháp luật BHXH được triệt để. Tổ chức tốt công tác thu tiền đóng BHXH hàng tháng đồng thời giải quyết nhanh gọn, chế độ chính sách BHXH, bảo đảm quyền, lợi ích cho NLĐ. Tập trung đôn đốc đơn vị ngay từ khi đơn vị có dấu hiệu chậm đóng BHXH từ 1 đến 2 tháng. Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc dàn trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho NSDLĐ, tiết kiệm chi cho cả ngân sách Nhà nước và tiền của gia đình.
Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ độc lập được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đặt dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Tuy nhiên tỷ lệ % chi so với thu của quỹ BHXH bắt buộc đều có xu hướng gia tăng và đang có nguy cơ mất cân đối thu chi quỹ hưu trí - tử tuất đang cận kề điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện pháp luật BHXH.
Quỹ BHXH được hình thành từ những nguồn khác nhau. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp nợ đọng BHXH, xử lý nghiêm, kịp thời các đơn vị cố tình chậm đóng, trốn đóng BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Xem việc khởi kiện như là biện pháp cuối cùng, xây dựng tiêu chí nợ làm cơ sở khởi kiện và khởi kiện kịp thời .
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2014:"Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nước."
Thứ hai, theo quy định tại Điều 82 Luật BHXH 2014 quy định các nguồn hình thành quỹ BHXH gồm: NSDLĐ đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này và NLĐ đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này. Mức đóng cụ thể của NLĐ và NSDLĐ là tỷ lệ (%) đóng BHXH x Mức tiền lương, tiền công tháng của NLĐ. Tỷ lệ (%) đóng BHXH qua các năm như sau: Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: 22% (NLĐ: 6%; Đơn vị: 16%). Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: 24% (NLĐ: 7%; Đơn vị: 17%). Từ 01/01/2014 đến 31/12/2017: 26% (NLĐ: 8%; Đơn vị: 18%). Căn cứ vào Luật BHXH năm 2014, Luật việc làm năm 2013, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 04/04/2017 của Chính phủ thì mức đóng BHXH bắt buộc (đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất ; quỹ TNLĐ, BNN ; quỹ ốm đau, thai sản, quỹ BHTN: quỹ BHYT áp dụng từ ngày 01/01/2018.
Ngoài ra, còn là tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. Nghị định 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, do BHXH Việt Nam quản lý. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau: Mua trái phiếu Chính phủ; Cho ngân sách nhà nước vay: Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành; Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hoặc là tiền hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
Có thể thấy quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn trên. Phần lớn các nước trên thế giới đều quy định quỹ bảo hiểm hình thành từ các nguồn trên. NSDLĐ đóng góp một phần quỹ BHXH cho NLĐ nhằm tránh những thiệt hại lớn khi có những sự cố xảy ra như đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động hay khi có rủi ro xảy ra với NLĐ; bên cạnh đó còn giảm bớt đi sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ. NLĐ đóng góp một phần vào quỹ BHXH nhằm một phần gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, bên cạnh đó
tham gia đóng góp một phần vào quỹ BHXH trên cương vị của người quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Do mối quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thể tự giải quyết được. Nhà nước buộc phải tham gia nhằm hài hòa mọi mâu thuẫn của hai bên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật. Không chỉ có như vậy nhà nước còn hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH giúp cho hoạt động BHXH được ổn định.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Luật BHXH 2014 quy định: "Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định."
2.2.4.2. Về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Theo Điều 84 Luật BHXH 2014 quy định về sử dụng quỹ BHXH như sau:
Thứ nhất, trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định tại Chương III và
Chương IV của Luật này.
Thứ hai, đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng
trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành
Quỹ BHXH Việt Nam sử dụng chủ yếu vào mục đích chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH. Chi đầu tư tăng trưởng quỹ còn thấp, việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH mặc dù đã đảm bảo nguyên tắc; an toàn, có lãi, đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội, song định hướng đầu tư còn lúng túng, lãi suất đầu tư chưa cao cần tạo ra môi trường vĩ mô để đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ.