tỉnh Lạng Sơn
2.2.4.2. Những kết quả đã đạt được:
Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Lạng Sơn:
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, ...
Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân văn phong phú. Lạng Sơn còn có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…Trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ, đây là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm
có hàng trăm người dân trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều người dân trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế.
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Lạng Sơn liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch bền vững, theo đúng định hướng với tốc độ nhanh, chất lượng, các nguồn lực xã hội được huy động và phát huy hiệu quả. Nền kinh tế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo,..., phát triển các khu vực, tuyến đường chuyên doanh các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh; công tác thu, chi ngân sách nhà nước được tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Ngân sách thu về trên địa bàn tỉnh hàng năm đều vượt dự toán thành phố giao, năm sau cao hơn năm trước. Chi ngân sách đảm bảo đúng luật, tiết kiệm, hiệu quả. UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; tích cực cải cách hành chính, thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, dân số khoảng 782.000 người, năm 2019 số người tham gia BHXH bắt buộc là 741.521 đạt 98,3% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; tổng thu hơn 101.620 triệu đồng, đạt 81% kế hoạch. Với ưu thế có lượng khách du lịch tham quan đông đúc, giao thông thuận lợi đặc biệt với nước láng giềng Trung Quốc nên hiện nay có nhiều dự án lớn có ý nghĩa chiến lược và trong điểm. Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn sớm sẽ trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế, đô thị theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Khái quát về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn:
BHXH tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 101/QĐ-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất hai bộ phận BHXH của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn. BHXH tỉnh Lạng Sơn là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại số 621, Đường Bà Triệu, Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh, là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh. BHXH tỉnh cũng như các cơ quan ban ngành khác như có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Về cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn từ tháng 01/2020, thực hiện Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của BHXH Việt Nam Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, thực hiện chuyển giao nghiệp vụ tuyên truyền về phòng Khai thác - Thu nợ và đổi tên thành phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng; sáp nhập BHXH thành phố về BHXH tỉnh theo chủ trương sắp xếp tinh gọn của BHXH Việt Nam. Hiện nay, BHXH tỉnh Lạng Sơn có 20 đơn vị trực thuộc gồm 10 phòng chức năng (Quản lý thu, Truyền thông và Phát triển đối tượng, Tổ chức cán bộ, Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính, Kế hoạch – Tài chính, Cấp sổ thẻ, Thanh tra kiểm tra, Công nghệ thông tin, Chế độ BHXH, Văn phòng) và BHXH 10 huyện.
Những kết quả đạt được:
Về tình hình tham gia BHXH tại tỉnh Lạng Sơn:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế tại tỉnh Lạng Sơn đang từng bước ổn định và phát triển, kéo theo sự xuất hiện các DN mới, vì vậy các thành phần tham gia
vào nền kinh tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú làm cho số lượng đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc gia tăng đáng kể. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2019 được thể hiện qua bảng như sau:
Bảng 2.1: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2019
STT Diễn giải 2016 2017 2018 2019
1 Khối doanh nghiệp nhà nước 8 8 12 12 2 Khối DN vốn đầu tư nước ngoài 17 33 49 62 3 Khối DN ngoài quốc doanh 565 659 1016 1214 4 Khối Hành chính sự nghiệp 40 40 57 57 5 Khối ngoài công lập 24 30 35 42 6 Khối hợp tác xã 5 5 7 13
7 Khối xã, phường 8 8 8 8
8 Khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể 10 15 15 18 9 Doanh nghiệp xuất khẩu lao động 3 6 8 11
TỔNG 680 804 1.207 1.437
Đơn vị: Khối, hộ doanh nghiệp (Nguồn BHXH tỉnh Lạng Sơn) Bảng 2.1. cho thấy số đơn vị tham gia tại BHXH tỉnh Lạng Sơn tăng nhanh từ 680 đơn vị năm 2016 lên 804 đơn vị vào năm 2017 tương ứng với 11,18%. Tiếp tục tăng mạnh vào các năm 2018 và 2019 tương ứng với 14,93% và 19,06%; trong đó tăng mạnh là khối DN ngoài quốc doanh, các khối còn lại không đáng kể. Như vậy thực trạng tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh Lạng Sơn của các đơn vị cần nghiên cứu kỹ trong việc quản lý. Ngoài ra, kinh tế đang ngày càng phát triển và cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ trong cơ quan bảo hiểm mà NLĐ cũng như NSDLĐ đã dần hiểu rõ tầm quan trọng của BHXH và sẵn sàng tham gia đóng BHXH, nên số NLĐ tham gia ngày càng gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này được
Bảng 2.2. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2019:
STT Diễn giải 2016 2017 2018 2019
1 Khối doanh nghiệp nhà nước 325 361 388 392 2 Khối DN vốn đầu tư nước ngoài 1.756 1.624 1.825 2.684 3 Khối DN ngoài quốc doanh 8.681 8.864 9.264 9.642 4 Khối Hành chính sự nghiệp 1.681 1.752 1.862 1.894 5 Khối ngoài công lập 325 329 352 355 6 Khối hợp tác xã 28 28 30 27 7 Khối xã, phường 176 168 168 168 8 Khối hộ SXKD cá thể 6 22 29 35 9 DN xuất khẩu lao động 9 13 18 21
TỔNG 49.810 52.200 52.540 54.060
Số lao động 125.893 128.871 129.374 133.245
Tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt
buộc so với số lao động 39.7% 40.5% 40.3% 40.6%
Đơn vị: Người (Nguồn BHXH tỉnh Lạng Sơn) Bảng 2.2. cho thấy số đối tượng tham gia BHXH đã có sự gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, số lao động tăng mạnh, do các đơn vị thành lập nên thu hút lượng lớn NLĐ. Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại các DN tuy không ổn định . Vấn đề này là do những năm qua, tỉnh chịu nhiều khó khăn bởi tình trạng suy thoái kinh tế, số DN phải hoạt động cầm chừng, nhất là những DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông là rất lớn do nguồn vốn của ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh đầu tư vào dự án bị cắt giảm nghiêm trọng, nhiều công trình xây dựng, giao thông đang triển khai phải dừng như: công trình đường giao thông huyện Cao Lộc; nhiều công trình đã được phê duyệt nhưng không có nguồn vốn để triển khai … dẫn đến DN phải
ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, cắt giảm số lao động. Tuy nhiên, số đơn vị lại tăng qua các năm. So sánh, đối chiếu với số liệu người lao động trong tỉnh chúng ta thấy: Số người lao động tại các DN tham gia BHXH bắt buộc năm 2016 mới đạt khoảng 39.7%, năm 2017 mới đạt khoảng 40.5%,; năm 2018 bị tụt xuống đạt khoảng 40.3%, còn năm 2019 có tăng nhưng rất ít đạt khoảng 40.6%.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc có độ tuổi từ 20-30 tuổi chiếm tỷ lệ 38,4%, từ 30-50 tuổi chiếm tỷ lệ 59,5%, trên 50 tuổi trở lên là 2,1%. Còn nhiều NLĐ chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, trong đó số lượng người có trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm tỷ lệ 74%; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 10%; Công nhân kỹ thuật không có bằng nghề chiếm tỷ lệ 5% và người có chứng chỉ nghề, giấy chứng nhận học nghề chiếm tỷ lệ 11%.
Về cơ cấu công việc của NLĐ tại DN: Chủ yếu là Lao động chuyên môn, nghiệp vụ như kế toán, kỹ thuật, chiếm tỷ lệ 43%; Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh 27%; Nhân viên hành chính, phục vụ 25% và Nhóm Quản lý (Giám đốc/Phó Giám đốc) 5%. Đa số DN đã thực hiện ký kết HĐLĐ với NLĐ, trong đó: Không xác định thời hạn chiếm tỷ lệ 85%; Xác định thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 36 tháng chiếm tỷ lệ 13%; còn 2% NLĐ được giao kết HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc chưa được giao kết HĐLĐ. Hình thức trả lương của DN chủ yếu là trả lương theo thời gian (84%); 6% NLĐ được trả lương theo sản phẩm và 10% được trả lương khoán. Như vậy, cho thấy thu nhập của NLĐ cơ bản là ổn định. Đồng thời, 86% NLĐ cũng đã được doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh mức tiền lương khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng; 14% chưa được điều chỉnh kịp thời.
Về thực hiện chế độ BHXH bắt buộc:
BHXH tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm đến lợi ích của NLĐ nên luôn hoàn thành tốt công tác chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng . Qua số liệu chi chế độ BHXH ta thấy rõ được sự quan tâm của Nhà nước, BHXH đối với những người không may gặp rủi ro, giúp họ ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình, cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức sau sinh, TNLĐ - BNN giai đoạn 2016 - 2019
Năm Tổng tiền chi Tổng người Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết 2016 13.032 5.223 100% 2017 14.784 6.241 100% 2018 17.148 7.270 100% 2019 16.982 7.195 100%
Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn BHXH tỉnh Lạng Sơn) Về chế độ hưu trí, năm 2016, BHXH tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện chi trả cho 7.698 người hưởng chế độ hưu trí, năm 2017 là 7.964 người, năm 2018 là 8.547 người và đến năm 2019 là 8.641 người. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng theo trình tự và đúng pháp luật là 100%, không có hồ sơ nào nộp mà không được cơ quan BHXH trả kết quả lại cho DN. Trong đó, người nghỉ hưu trước tuổi chiếm 64%, bình quân tuổi nghỉ hưu là 57 tuổi đối với nam, 53 tuổi đối với nữ. Qua khảo sát tại DN và NLĐ thấy: 97% số hồ sơ gửi BHXH giải quyết được phê duyệt đúng và kịp kịp; 2% số hồ sơ không được duyệt do hồ sơ do DN nộp không đúng hoặc không đủ, 1% còn lại do người thực hiện BHXH tại DN lập hồ sơ giải quyết muộn, quá thời gian quy định.
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện hưu trí giai đoạn 2016 – 2019
Hưu viên
chức và quân đội
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số người 7.698 7.964 8.547 8.641 Số tiền 314.687 346.487 376.148 397.468 Tỷ lệ hồ sơ
giải quyết 100% 100% 100% 100%
Đơn vị: Người (Nguồn BHXH tỉnh Lạng Sơn) Còn về chế độ tử tuất, các đối tượng bao gồm: NLĐ làm việc, NLĐ nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp được hưởng : Thân nhân của người chết bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 15 tuổi (hoặc đi học thì chưa đủ 18 tuổi) bố, mẹ, vợ, chồng đã hết tuổi lao động, số người được hưởng không quá 4 người. Trường hợp
không có thân nhân hưởng hàng tháng thì được hưởng một lần. Điều kiện được hưởng: Đã đóng phí BHXH đủ 15 năm trở lên , người bị tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp chết, người được hưởng trợ cấp hàng tháng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng. Nếu có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm (trừ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) thì chỉ nhận trợ cấp một lần. Năm 2017 , BHXH tỉnh Lạng Sơn thực hiện giải quyết chế độ tử tuất cho 650 người là thân nhân của người đang đóng, đang bảo lưu BHXH hoặc đang hưởng lương hưu hàng tháng chết hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và tuất một lần với số tiền 8,364 tỷ đồng . Năm 2018, là 741 người với số tiền 10,982 tỷ đồng. Năm 2019, BHXH tỉnh Lạng Sơn thực hiện chi trả cho 862 trường hợp với số tiền 11,064 tỷ đồng. Trong đó số đối tượng hưởng trợ cấp thuộc nguồn BHXH chi trả so với nguồn quỹ NSNN dần chiếm tỷ lệ lớn hơn về đối tượng và số tiền chi trả. Hơn nữa qua khảo sát chưa có trường hợp nào nộp hồ sơ xin hưởng chế độ hưu trí mà không được giải quyết, tất cả hồ sơ đều được nhận trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ đều được nhân viên tại bộ phận một cửa hướng dẫn bổ sung giấy tờ để NLĐ được hưởng chế độ. Vậy nên tỉ lệ hồ sơ của NLĐ xin giải quyết chế độ đều đạt 100%.