Nguyên nhân của tình trạng chậm đóng, nợ đọng và không tham gia bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 72)

bảo hiểm xã hội

Ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Lạng Sơn nói riêng tiếp tục phải đối mặt với những tác động không nhỏ của tình hình suy giảm kinh tế, lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn chưa phục hồi ổn định khiến nhiều DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, một số DN trên địa bàn tỉnh phải hoạt động cầm chừng, việc làm và thu nhập của NLĐ không ổn định dẫn đến không có khả năng đóng BHXH đúng hạn. Có thể nói, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số nợ toàn tỉnh vẫn còn tương đối cao.

Những tồn tại trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có thể có thể thấy một số nguyên nhân cơ bản sau :

Thứ nhất, nhận thức của các đối tượng tham gia pháp luật BHXH về quyền lợi và nghĩa vụ BHXH không đầy đủ. Đối tượng chính không tuân thủ pháp luật BHXH là NSDLĐ . Họ chỉ mới nghĩ đến lợi nhuận hiện tại mà không nhìn thấy ý nghĩa , vai trò của việc tham gia BHXH cho NLĐ trong chính sách nhân sự , có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng của DN. Đối với NLĐ, có không ít trường hợp thực sự không biết mình có quyền được hưởng BHXH và tham gia BHXH. Mặt khác, cũng có một bộ phận NLĐ biết quyền và nghĩa vụ BHXH nhưng lại không hiểu tiền đóng BHXH là một khoản chiết khấu tử lương, nên họ cho rằng số tiền đó chính là nguyên nhân làm giảm thu nhập hiện tại và không muốn đóng BHXH. Nhận thức tuân thủ pháp luật BHXH của cả NLĐ và NSDLĐ chưa cao. Nhiều NSDLĐ có nhận thức về BHXH nhưng vẫn cố tình trốn đóng BHXH hoặc chây ỳ. Phần lớn do NSDLĐ là các DN không có chiến lược kinh doanh bền vững mà chủ yếu là làm ăn theo kiểu “ chộp giật " chỉ muốn càng thu được nhiều lợi nhuận hiện tại công tốt. Cách NSDLĐ thường làm là trốn đóng BHXH để giảm chi phí như không ký kết HĐLĐ, hoặc chi ký HĐLĐ dưới 3 tháng và một số DN có ký kết HĐLĐ nhưng dây dưa , nợ đọng BHXH.

Về phía NLĐ , mặc dù thấy lợi ích hiển nhiên của BHXH đối với bản thân và gia đình nhưng vẫn có một bộ phận NLĐ không đóng BHXH. Do chỉ quan tâm đến thu nhập và cuộc sống trước mắt, chưa có ý thức phòng thân , lo xa; một bộ phận nhầm lẫn BHXH với các bảo hiểm thương mại khác, nên thiếu niềm tin vào chính sách BHXH hoài nghi về khoản tiền mà họ đã đóng góp sẽ có hiệu quả thế nào. Một số ít các trường hợp NLĐ trốn đóng do ý thức tuân thủ kém là vì họ không kỳ vọng sống đến khi nhận được tiền lương hưu.

Tình trạng khó khăn về tài chính của các DN cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ pháp luật BHXH. Một số NSDLĐ khởi sự kinh doanh vốn ít và Còn nhiều khó khăn nên đôi khi lờ đi trách nhiệm và nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ. Một số DN có đăng ký tham gia BHXH nhưng không đầy đủ , chỉ tập trung cho số ít NLĐ cần thiết và đóng không đúng với mức lương thực trả cho NLĐ. Một số khác lại đang ở trong tình trạng làm ăn suy yếu, có xu hướng thua lỗ, do đó chây ỳ việc đóng BHXH hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ để tăng vốn làm ăn.

Thứ hai, năng lực và trình độ thực hiện nghiệp vụ của cán bộ, viên chức ngành BHXH vẫn còn một vài điểm hạn chế. Số lượng biên chế so với nhu cầu công việc hiện tại còn thấp. Nhiều viên chức chưa được đào tạo cơ bản về chuyên ngành BHXH; công việc hàng năm phát sinh nhiều đôi khi luôn làm việc trong điều kiện quá tải, phải làm thêm giờ mới hoàn thành nhiệm vụ, nên công việc chưa đạt chuẩn theo mục tiêu đề ra. Đơn vị phải làm việc kiêm nhiệm, nên một số lĩnh vực còn bỏ trống, nguồn thu BHXH chưa được khai thác triệt để. BHXH tỉnh vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên chưa có kế hoạch chi tiết trong việc phát triển đối tượng tham gia. Với công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin, truyền thông của tỉnh, các phường, và phát tờ rơi khi đơn vị tới đăng ký mã số thuế và hàng tháng BHXH tỉnh tiếp nhận danh sách các DN trên địa bàn từ Chi cục thuế và phòng Kế hoạch - Tài chính, nhưng BHXH tỉnh chưa tổ chức điều tra số đơn vị, số lao động tham gia BHXH bắt buộc thuộc khu vực DN ngoài quốc trên địa bàn tỉnh. Mới chỉ dừng tuyên truyền, đôn đốc, lại ở việc tách danh sách từng phường và gửi xuống UBND phường đề nghị phối hợp.

Thứ ba, do pháp luật về BHXH còn có những tồn tại. Pháp luật về BHXH về cơ

bàn đã tạo khung pháp lý cho việc thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc. Tuy nhiên , bên cạnh đó, pháp luật về BHXH bắt buộc vẫn còn có một số những bất cập. Chẳng hạn như các quy định về chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh do mới mang tính chất răn đe, sự phối hợp của các ngành vẫn còn hạn chế. Khung pháp lý về BHXH chưa hoàn chỉnh. Luật BHXH có hiệu lực từ 01/01/2016 với nhiều quy định mới, thay đổi bên trong quá trình triển khai có những vướng mắc là điều khó tránh khỏi. Một số chính sách BHXH chưa thật rõ ràng, chưa ổn định , lợi ích của chủ SDLĐ khi tham gia BHXH chưa rõ ràng: NLĐ nhận thức không đầy đủ, thậm chí hiểu sai chính sách BHXH. Mặt khác pháp luật BHXH vẫn chưa đưa ra được biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe và ngăn chặn những trường hợp không đóng , trốn đóng , nợ đọng BHXH , chiếm dụng Quỹ BHXH. Theo Nghị định số 28/2020/NĐ- CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã tăng mức xử phạt tối đa lên 75 triệu đồng. Đơn vị có nhiều hành vi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn và bắt buộc phải khắc phục hậu quả. Tuy nhiên , mức xử phạt này vẫn còn quá nhẹ so với số tiền hàng trăm triệu , hàng tỷ mà các DN phải đóng

BHXH, do đó các DN vẫn tiếp tục vi phạm và sẵn sàng nộp tiền phạt hành chính. Liên bộ LĐ - TB & XH , Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành Thông tư Liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Ngay cả trong Luật BHXH cùng quy định DN nợ BHXH từ ngày thứ 31 trở đi phải chịu một khoản tiền lãi suất bằng với lãi suất đầu tư của Quỹ BHXH. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật trên vẫn không hạn chế được tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH do tính cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm. Việc tuân thủ pháp luật về BHXH của phần lớn các DN dân doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác chưa tốt, biểu hiện ở việc trốn đóng BHXH, đóng không đúng thời gian, không đúng mức hoặc không đủ số người theo quy định; một số đơn vị sử dụng lao động trích tiền đóng BHXH của NLĐ hàng tháng nhưng không nộp cho cơ quan BHXH trái quy định của pháp luật; nhiều DN ký HĐLĐ dưới 2 tháng để đối phó, lách luật hoặc chỉ đăng ký một phần trong tổng số NLĐ phải tham gia BHXH để né tránh việc đóng BHXH. Mặt khác, theo quy định đối tượng lao động có HĐLĐ dưới 01 tháng không thuộc diện tham gia BHXH thì NSDLĐ phải trả tiền BHXH trong tiền lương hoặc tiền công để NLĐ có thể tham gia loại hình BHXH tự nguyện hoặc tự lo về bảo hiểm. Tình trạng nhiều DN sau khi đăng ký kinh doanh không đăng ký lao động với cơ quan lao động địa phương mà không bị xử lý. Sự phối hợp hoạt động của một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn còn chưa quan tâm đúng mức. Cơ quan BHXH tỉnh chưa có thẩm quyền xử phạt các DN vi phạm pháp luật về BHXH mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các sở, ngành xử lý, mặc dù mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được tăng lên theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, hiện nay là Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ, song thực tế mức xử phạt này vẫn còn quá thấp, không đủ sức răn đe đối với những DN vi phạm khối lượng công việc của BHXH tỉnh ngày càng tăng , biên chế chưa được BHXH tỉnh bổ sung dẫn đến việc kiểm tra, đôn đốc các DN đóng BHXH của BHXH tỉnh còn hạn chế, chưa kịp thời.

kiên quyết xử lý làm cho tình trạng vi phạm pháp luật BHXH trở lên phức tạp, dây dưa, kéo dài. Việc triển khai thực hiện pháp luật về BHXH chưa thực sự được quan tâm đúng mức của UBND các cấp; chương trình, kế hoạch mang tính lâu dài, chiến lược để triển khai thực hiện chưa triệt để, thực tế cho thấy trước tình trạng DN trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH kéo dài như phản ánh ở phần trên cơ quan BHXH đã nhiều lần báo cáo nhưng chưa được UBND các cấp quan tâm chỉ đạo, xử lý cụ thể. Nhiều DN vi phạm pháp luật BHXH nhưng vẫn được xét khen thưởng, tôn vinh .

Thứ năm, việc khởi kiện DN nợ BHXH hiện chịu chi phối của 4 Luật hiện hành,

gồm: Luật Tố tụng dân sự, Luật Công đoàn, Luật BHXH năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên, do các quy định và cách hiểu chưa đồng nhất nên Tòa án các cấp vẫn từ chối thụ lý. Cụ thể, có luật thì quy định Công đoàn cơ sở được khởi kiện, có luật quy định phải có chữ ký ủy quyền của từng NLĐ. Trong khi đó, có những DN có tới hàng vạn lao động. Do đó, khi công đoàn tiến hành khởi kiện, nộp hồ sơ, nhưng nhiều nơi Tòa án từ chối thụ lý vụ án. Ngoài ra, rất ít cán bộ công đoàn cơ sở đứng ra để khởi kiện chủ sử dụng lao động, bởi sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình ... Vì vậy, mặc dù đã có quy định tội trốn đóng BHXH trong Bộ luật Hình sự những việc áp dụng vẫn còn hạn chế nên hiệu quả chưa được như mong muốn.

Thực chất việc nợ đọng BHXH bắt buộc của một số DN chủ yếu là cố tình dây dưa lợi dụng vốn để phục vụ cho mục đích khác bởi lãi suất chậm nộp BHXH bắt buộc thấp hơn so với lãi suất của ngân hàng mà không phải làm thủ tục vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)