Phương pháp giáo dục pháp luật về QP&AN cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về quốc phòng, an ninh cho sinh viên từ thực tiễn ĐHQG TP HCM (Trang 27 - 31)

Với tư cách là một bộ phận giáo dục toàn dân, giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh giúp sinh viên nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật về QP&AN; vì vậy, đội ngũ giảng viên phải nắm vững, vận dụng phương pháp sư phạm phù hợp với nội dung, chương trình giáo dục pháp luật về QP&AN cho sinh viên. Để nâng cao chất lượng, cần mạnh dạn áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp mới như phương pháp tư duy sáng tạo hoặc phương pháp giảng dạy tích cực. Ngồi ra, do ảnh hưởng của đại dịch covid 19 nên

việc giảng dạy giáo dục pháp luật về QP&AN bằng phương pháp trực tuyến cũng được áp dụng trong thời gian gần đây.

Một điều không thể thiếu của giáo dục pháp luật về QP&AN là việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật, theo Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đã xác định: “phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”; nên việc xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật được tập trung thực hiện, đến nay cơ bản đã hoàn thiện và đầy đủ, nhất là sự ra đời của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý vững chắc cho lĩnh vực này, giúp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai đồng bộ thống nhất, xuyên suốt trên phạm vi cả nước.

Ngồi ra, cịn có quan điểm đồng nhất giáo dục pháp luật với tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc phòng và an ninh; tuy có những điểm tương đồng nhưng rõ ràng xét về mặt học thuật, về nội hàm, vai trị, tính chất hoạt động có sự khác nhau, cần phân biệt rạch rịi, cụ thể và nhất là cần phân biệt đúng, trúng đối tượng giáo dục được tác động thì mới mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, vẫn cịn có quan điểm mang tính phiến diện, đó là chỉ cơng nhận việc dạy, học pháp luật về quốc phòng và an ninh trong các nhà trường mới là hoạt động giáo dục pháp luật, khơng cơng nhận các hình thức giáo dục pháp luật khác. Các quan điểm vừa nêu không phù hợp với cơ sở lý luận giáo dục pháp luật về QP&AN, cũng như không phù hợp với thực tiễn đất nước, cần giữ vững định hướng hoạt động, nghiên cứu đưa ra các luận điểm sắc bén phản bác các quan điểm sai trái trên lĩnh vực này.

Đối với sinh viên, với đặc điểm tâm sinh lý thanh niên đã tạo nên những ưu điểm là sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, xung kích trên mọi lĩnh vực, có tri thức; tuy nhiên, sinh viên cũng có nhược điểm là bồng bột, nóng vội nên dễ

bị kích động, lơi kéo, thiếu chính chắn, thiếu kiên nhẫn nên dễ nản chí, dễ thất bại khi gặp trở ngại, khó khăn. Ngồi ra, với đặc điểm tâm lý xã hội của số đông thanh niên khi hoạt động, giao tiếp, tác động qua lại với nhau và với xã hội, được hình thành từ sự giáo dục của gia đình, nhà trường và điều kiện xã hội. Với những đặc điểm nêu trên, đòi hỏi cơ quan quản lý giáo dục phải xây dựng chương trình, phương pháp giảng dạy giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh phù hợp giới trẻ nhằm cuốn hút sự quan tâm, phát huy tích cực, sáng tạo và nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, thực thi pháp luật của sinh viên.

Tóm lại, cũng như các ngành giáo dục khác, giáo dục pháp luật về QP&AN nhằm xây dựng con người có tri thức, đạo đức để hướng đến xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương. Vì vậy, mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật về QP&AN với các lĩnh vực giáo dục khác là quan hệ hỗ tương, gắn kết và bổ sung cho nhau nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và phát triển.

Tiểu kết luận chương 1

Giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên là q trình tác động có mục đích, có hệ thống, mang tính liên tục của các chủ thể quản lý giáo dục đến sinh viên, nhằm hình thành nên ý thức, thái độ và hành vi kỷ luật quân sự, góp phần phát triển tồn diện nhân cách sinh viên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục của đất nước.

Công tác giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên là một vấn đề hết sức cơ bản, quan trọng, không thể thiếu được trong nền giáo dục quốc dân, còn là yêu cầu tất yếu, là điều kiện cốt lõi nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện và hoạt động ngoại khóa trong chương trình, nội dung học tập. Do đó, hoạt động giáo dục pháp luật về QP&AN cho sinh viên cần được triển khai theo đúng quy định, tiến hành thường xuyên, liên tục theo nề nếp, kế hoạch đề ra và phối hợp chặt chẽ với các hoạt động giáo dục khác nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về quốc phòng, an ninh cho sinh viên từ thực tiễn ĐHQG TP HCM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)