BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VÀ KẾT QUẢ MÔN HỌC
3.1.2. Phươmg hướng triển khai thực hiện giáo dục pháp luật về QP&AN
3.1.2.1. Điều chỉnh phân luồng liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM
Hiện nay, Bộ Quốc phịng đã có quyết định giải thể các Trường quân sự cấp tỉnh theo điều chỉnh tổ chức biên chế của qn đội, chỉ cịn một số ít trường được giữ lại như trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và trường quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh) nên các Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc các trường quân sự cũng giải tán theo, từ đó hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trên cả nước sẽ được rút gọn; dẫn đến việc điều chỉnh phân luồng giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường liên kết. Do đó, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương đã sửa đổi, bổ sung Thông tư Liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, tăng số lượng các trường liên kết với Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG – HCM, từ 20 trường lên 31 trường đại học, cao đẳng; quy mô đào tạo theo quy hoạch tăng từ 45.000 sinh viên/ năm lên 60.000 sinh viên/năm, được biên chế khoảng 400 đại đội/năm, chia thành 11 đợt học trong năm, lưu lượng sinh viên trung bình tham gia học tập là 37 đại đội/ khóa học, lưu lượng sinh viên lúc cao điểm là 47 đại đội/ khóa học.
Vì vậy, Trung tâm phải tập trung nghiên cứu, triển khai toàn diện các mặt hoạt động, Trung tâm để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu dạy và học giáo dục pháp luật quốc phòng và an ninh cho sinh viên ĐHQG TP.HCM do tình hình mới phát sinh.
3.1.2.2. Về chủ trương tự chủ đại học
Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một số trường đại học, cao đẳng muốn cho sinh viên học giáo dục quốc phịng và an ninh tại trường mình, vừa thuận tiện trong việc đi lại, dễ quản lý và tăng thêm nguồn thu từ học phí cho nhà trường nên khơng muốn thực hiện theo sự phân luồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc tìm cách thành lập Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường.
Vì vậy, Trung tâm cần nâng cao chất lượng tồn diện giáo dục quốc phịng và an ninh; kiến nghị lên cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các Nhà trường vi phạm.
3.1.2.3. Về thực hiện nếp sống quân sự của sinh viên
Việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung theo nếp sống quân sự cho sinh viên, tiếp tục là áp lực rất lớn đối với Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM trong những năm tới, khi dự kiến phân luồng sinh viên về học tập, rèn luyện mơn giáo dục quốc phịng và an ninh ngày càng tăng, trong khi hiện nay Trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 50% chỗ ở cho sinh viên nội trú trong những đợt cao điểm.
Vì vậy, Trung tâm cần phải tập trung xây dựng thêm các khu nhà ở cho sinh viên nội trú theo quy định của Nhà nước.
3.1.2.4. Về thay đổi Chương trình giáo dục quốc phịng và an ninh cho sinh viên Trung tâm hiện đang giảng dạy chương trình giáo dục pháp luật quốc phịng và an ninh cho sinh viên đang học tại ĐHQG TPHCM theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12/09/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục quốc phịng – an ninh. Đến ngày 13 tháng 01 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 03/2017/TT -BGDĐT ban hành chương trình giáo dục quốc phịng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học; Thơng tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 và thay thế Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT; tuy nhiên, khi ban
hành Thông tư 03 đã bộc lộ nhiều điều bất hợp lý, không thể thực hiện giáo dục