Tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật về QP&AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về quốc phòng, an ninh cho sinh viên từ thực tiễn ĐHQG TP HCM (Trang 35 - 45)

2.2.1.1 Về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung, chương trình giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên

Trong những năm qua, để hồn thành nội dung, chương trình, nhiệm vụ, chỉ tiêu giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên; Trung tâm đã tập trung chỉ đạo tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12 CT-TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục quốc phịng và an ninh trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược quốc phòng Việt Nam; Kết luận số 31-KL/TW ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược quân sự Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh, các văn bản chuyên ngành có liên quan như Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013; Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020”; Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo; Thông tư liên tịch số

18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 9 năm 2015 quy định tổ chức dạy, học và đán giá kết quả học tập mơn học giáo dục quốc phịng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2015 quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành chương trình giáo dục quốc phịng và an ninh trong trường trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học; Kế hoạch số 370/KH- HĐGDQP&AN NINH ngày 28 tháng 02 năm 2016 của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh TP.HCM về cơng tác giáo dục quốc phịng và an ninh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh hằng năm của Ủy ban nhân dân TP.HCM.

Trên cơ sở chương trình hành động của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu thành phố nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết của Đảng ủy Quân khu 7; Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQG-HCM, Chỉ thị của Giám đốc ĐHQG hằng năm về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2015-2020… đã cụ thể hóa và ban hành các văn bản chuyên ngành, văn bản hành chính, về cơng tác giáo dục quốc phịng và an ninh như: Quyết định số 150/QĐ-GDQP ngày 24 tháng 12 năm 2015 về ban hành quy chế mơn học giáo dục quốc phịng và an ninh; Quyết định số 112/QĐ- GDQP ngày 21 tháng 10 năm 2015 ban hành các quy định về giảng dạy, học tập, thực hành thi, coi thi và chấm thi môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 36/QĐ-GDQP ngày 21 tháng 4 năm 2012 ban hành Quy định về việc quản lý, cấp phát chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 81/QĐ- GDQP ngày 01 tháng 10 năm 2012 ban hành về tổ chức và hoạt động Ban Thanh tra đào tạo; Quyết định số 56/QĐ-GDQP-ĐT ngày 12 tháng 7 năm 2012 ban hành

quy định về chế độ thỉnh giảng mơn học giáo dục quốc phịng và an ninh; Quyết định số 57/QĐ-GDQP-ĐT ngày 12 tháng 7 năm 2012 ban hành quy định về tiệu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 66/QĐ-GDQP-ĐT ngày 23 tháng 7 năm 2012 ban hành tiêu chí đánh giá giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 30/QĐ-GDQP-HC ngày 15 tháng 3 năm 2013 về ban hành quy định quản lý, sử dụng tài sản, vật chất của trung tâm; Quyết định số 25/QĐ-GDQP-HCKT ngày 20 tháng 3 năm 2012 ban hành quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng, bảo quản về vũ khí trang bị, khí tài huấn luyện.

Đối với sinh viên, có nhiều hình thức triển khai kịp thời, các văn bản của Đảng, Nhà nước, các Bộ - Ngành – địa phương về những nội dung liên quan giáo dục pháp luật quốc phòng và an ninh, nhằm giúp cho sinh viên nắm được, hiểu biết, từ đó chấp hành một cách tự giác, hiệu quả; cụ thể là Phòng Quản lý sinh viên, Đối tượng bồi dưỡng phối hợp Phòng Đào tạo liên hệ trước với các trường liên kết (các trường đại học, cao đẳng trong và ngồi hệ thống ĐHQG-HCM) để thơng báo trực tiếp các Quy chế, quy định, nội quy của trung tâm về việc dạy, học, quản lý, rèn luyện, các hoạt động ngoại khóa, nội trú cấp phát qn trang, tài liệu, giáo trình, vũ khí trang bị cho sinh viên…hoặc thông qua webside trung tâm, các địa chỉ trên mạng xã hội…

Bên cạnh đó, Đảng ủy – Ban Giám đốc Trung tâm hết sức quan tâm, quán triệt sâu sắc, các nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động của ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, của Bộ Tư lệnh quân khu 7, Bộ Tư lệnh TP.Hồ Chí Minh, văn bản quy phạm pháp luật; ban hành kịp thời và quán triệt đến tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động về các văn bản chuyên ngành, văn bản hành chính phục vụ cơng tác quản lý, giáo dục kỷ luật, pháp luật về quốc phịng và an ninh áp dụng cho cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động và sinh viên, giúp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nắm vững và vận dụng tốt những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về mơn học.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã làm nền tảng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh được thuận lợi, bám sát được quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, cũng như nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo của ĐHQG TPHCM.

2.2.1.2. Về tổ chức thực hiện của Trung tâm

Trong năm năm qua, Trung tâm luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu, chương trình, nội dung học tập và rèn luyện sinh viên. Với lưu lượng sinh viên rất lớn, trung bình hàng năm tiếp nhận khoảng 36.000 sinh viên, với khoảng 20 trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận về Trung tâm học giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh; mặt khác, đối tượng sinh viên của nhiều trường với nhiều ngành học khác nhau, trình độ khơng đồng đều, đến từ nhiều địa phương khác nhau khắp cả nước, có điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, vùng miền, giọng nói khác nhau dẫn đến yếu tố tâm lý, suy nghĩ khác nhau; giới tính sinh viên trong mỗi khóa học cũng khơng đồng đều, có trường thì sinh viên nữ là chủ yếu (Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,..), nhưng có trường đa số là sinh viên nam (Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm kỹ thuật…), sinh viên thuộc nhiều thành phần dân tộc, nhiều tơn giáo khác nhau, thậm chí có tu sĩ cùng học…

Từ những khác biệt vừa nêu của lực lượng sinh viên, đòi hỏi cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp, phương pháp giáo dục, quản lý sinh viên phù hợp, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao nhận thức để hạn chế thấp nhất vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của sinh viên trong quá trình học tập, giáo dục và rèn luyện tại Trung tâm.

Với lưu lượng sinh viên học tập, rèn luyện tại Trung tâm rất đông, cùng với quy định về ăn, ở tập trung gần giống mơi trường qn đội, nên ít nhiều tác động đến tâm lý, hoạt động thường nhật của các em sinh viên lần đầu học tập, sinh hoạt ở môi trường tập thể, mang đậm nét kỷ luật của người lính (hầu hết các sinh viên theo học quốc phòng và an ninh tại Trung tâm là sinh viên năm thứ nhất).

Tình hình đội ngũ quản lý trực tiếp sinh viên: qua khảo sát sinh viên cũng

như tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy và học, rèn luyện, sinh hoạt ngoại khóa… cho thấy đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý sinh viên, đã duy trì các hoạt động giáo dục kỷ luật, pháp luật cho sinh viên, các chế độ trong tuần, trong ngày được thường xuyên, đảm bảo kỷ luật nghiêm, dần dần đưa các em sinh viên vào khn khổ mơn học, thích nghi với mơi trường học tập mới theo nếp sống quân sự. Giáo viên chủ nhiệm nêu cao tinh thần trách nhiệm, đi sâu, đi sát với sinh viên nhất là trong những ngày đầu nhập học còn nhiều bỡ ngỡ, nên đã kịp thời nắm bắt được tình hình chung của đại đội mình quản lý, thường xuyên nắm chắc các hoạt động, diễn biến tư tưởng, những vấn đề phát sinh của sinh viên; chủ động truyền đạt, trao đổi những nội quy, quy định của Trung tâm đến các em sinh viên nhằm giúp các em hiểu, biết và tự giác thực hiện, do nắm chắc nên giải quyết đáng kể những khó khắn, vướng mắc của các em sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra tác phong, kiểm tra quân số, góp phần đưa hoạt động giáo dục kỷ luật, pháp luật cho sinh viên ở Trung tâm ngày càng đi vào nề nếp, ổn định.

Thực hiện quy chế mơn học giáo dục quốc phịng và an ninh, trung tâm đã biên chế sinh viên làm cán bộ kiêm chức đại đội trưởng, đại đội phó, tiểu đội trưởng và trưởng phòng ở; hầu hết các em sinh viên làm cán bộ kiêm chức đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, chấn chỉnh việc chấp hành nội quy, quy định đối với sinh viên trong đại đội, tiểu đội và phịng ở mình được giao quản lý, giúp cho việc giáo dục kỷ luật, giáo dục pháp luật cho sinh viên dần đi vào nề nếp trong một tháng theo học kiến thức quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự, rèn luyện tại Trung tâm. Cán bộ kiêm chức là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý về hành vi, thái độ, việc chấp hành kỷ luật, pháp luật của sinh viên; nếu vi phạm xảy ra sẽ xem xét trách nhiệm từng đối tượng và cán bộ kiêm chức sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc hơn. Cán bộ kiêm chức thời gian qua đã thường xuyên phản ánh kịp thời những biểu hiện hoặc hành vi vi phạm của sinh viên, giúp giáo viên chủ nhiệm, cán bộ

quản lý kịp thời đưa ra những biện pháp phịng ngừa khơng để xảy ra vi phạm, khắc phục kịp thời hiệu quả những lỗi vi phạm, có tác dụng giáo dục, răn đe, góp phần quan trọng vào hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên đang theo học tại Trung tâm.

Tình hình đảm bảo an tồn cho sinh viên: Với lưu lượng sinh viên học giáo

dục pháp luật về QP&AN rất đông, Đảng ủy – Ban Giám đốc Trung tâm đặc biệt quan tâm giáo dục, thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an tồn tính mạng, tài sản cho sinh viên, đồng thời chỉ đạo tập trung ban hành các văn bản hành chính quản lý an tồn tài sản, tính mạng.

Ngồi ra, Trung tâm rất quan tâm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên theo học giáo dục quốc phịng và an ninh; tăng cường cơng tác kiểm tra theo định kỳ, đột xuất về nguồn gốc chất lượng thực phẩm, quá trình chế biến thực phẩm, vệ sinh nhà ăn – căn tin; đội ngũ nhân viên y tế đã góp phần khơng nhỏ vào việc khám chữa bệnh, chuyển viện nhanh chóng những trường hợp ngoài khả năng điều trị, đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe tốt nhất để tham gia học tập, rèn luyện, sự ân cần, tận tâm, tận tụy, khơng nề hà khó khăn của nhân viên y tế, từ đó giúp sinh viên nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định của Trung tâm; sinh viên nhận thức được việc ăn uống tại nhà ăn, căn tin trung tâm với sự đảm bảo chất lượng bữa ăn, giá cả hợp lý, thái độ phục vụ và nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ….

Tình hình chấp hành các nội quy, quy định của Trung tâm: hoạt động giáo

dục kỷ luật, giáo dục pháp luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM còn thể hiện qua các nội quy, quy định với nhiều nội dung khác như về tác phong, ngôn phong, chấp hành tham gia lên lớp, thời gian tập trung kiểm tra quân số, kiểm tra trật tự nội vụ, chấp hành các hoạt động ngoại khóa như tập thể dục đồng diễn, hành quân rèn luyện, điều lệnh đội ngũ, chấp hành quy định ký túc xá, các chế độ trong ngày, trong tuần, việc cấm hút thuốc lá, cấm uống rượu bia, cấm đánh bài ăn tiền trong Trung tâm.

Tình hình chấp hành quy chế học tập: Về thực trạng (tình hình) chấp hành

quy chế học tập giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh của sinh viên; qua kết quả công tác thanh tra đào tạo cho thấy đa số sinh viên chấp hành tốt và khá tốt (83,7%) nội quy, quy chế học tập như nắm vững thời gian, nội dung học tập, các quy định khi học tập trên giảng đường, thao trường, bãi tập, điều kiện được dự thi các học phần, các vi phạm bị cấm thi, các quy định được miễn thi học phần quân sự, quy chế thi và kiểm tra các học phần, điều kiện được cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh;

Về mục tiêu, động cơ, thái độ học tập pháp luật về QP&AN của sinh viên tại Trung tâm: Đây là môn học đặc thù, hàm lượng kiến thức rộng và sâu, với những

nội dung mới, lạ đối với các em sinh viên, nên việc quán triệt từ ban đầu của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp các em có nhận thức đúng, từ đó có hành động đúng trong q trình theo học giáo dục pháp luật quốc phòng và an ninh tại ĐHQG TP.HCM. Qua kiểm tra, đánh giá trong quá trình lên lớp, trong lúc rèn luyện, cho thấy: đa số sinh viên có nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của mơn học; việc tiếp thu kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức, kỹ năng quốc phòng và an ninh, thấy được trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc, đồng thời giúp cho sinh viên rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, chính xác của người lính, góp phần cho sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống đời thường. Việc xác định đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của mơn học sẽ giúp cho sinh viên có động cơ, mục tiêu học tập nói chung và học tập giáo dục pháp luật quốc phịng và an ninh nói riêng một cách đúng đắn.

Từ thực tiễn giảng dạy mơn học quốc phịng và an ninh, cũng như việc giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về quốc phòng, an ninh cho sinh viên từ thực tiễn ĐHQG TP HCM (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)