Những hạn chế và bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về quốc phòng, an ninh cho sinh viên từ thực tiễn ĐHQG TP HCM (Trang 55 - 62)

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VÀ KẾT QUẢ MÔN HỌC

2.3.1. Những hạn chế và bất cập

2.3.1.1. Về tổ chức bộ máy của Trung tâm

Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được ban hành năm 2017, quy chế này được xây dựng căn cứ vào Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT – BQP – BGDĐT – BLĐTBXH, quá trình thực hiện cho thấy Thơng tư Liên tịch số 123 có một số bất cập như sau:

Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 6 quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học là chưa hợp lý, vì quy định thẩm quyền của Bộ trưởng quá rộng, ôm đồm, dễ dẫn tới

cơ chế xin cho; cần phải mạnh dạn phân quyền cho giám đốc đại học quốc gia, hay giám đốc đại học vùng quyết định thành lập trung tâm là hợp lý. Chẳng hạn như Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM là đơn vị trực thuộc, mà Đại học Quốc gia có vị trí, vai trị quan trọng, với quy mơ rất lớn nên có đủ điều kiện, thẩm quyền để thành lập Trung tâm.

Ngoài ra, tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 quy định giám đốc trung tâm thuộc đại học Quốc gia do phó giám đốc đại học quốc gia kiêm nhiệm; điều này là khơng phù hợp vì đại học quốc gia có quy mơ lớn, chức năng, nhiệm vụ rất nhiều, nếu kiêm nhiệm thì khó hồn thành nhiệm vụ; mặt khác Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện nhiệm vụ mang tính đặc thù, nên cần người am hiểu lĩnh vực này hoặc cần phải có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung liên quan đến lĩn vực pháp luật về QP&AN.

2.3.1.2 Về xây dựng đội ngũ giảng viên

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh như Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật giáo dục QP&AN. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến hết năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án 607) .

Mục tiêu của Đề án 607 là đến năm 2020 bảo đảm đào tạo đáp ứng được 90% nhu cầu giáo viên và 70% nhu cầu giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học; nhưng đến nay Chính phủ chưa tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN, những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

Trong năm năm qua, trước tình hình thiếu hụt nguồn giảng viên giáo dục pháp luật về QP&AN, Đảng ủy - Ban Giám đốc Trung tâm đã đưa đi đào tạo văn bằng 2 - cử nhân GDQP&AN, lấy nguồn từ các viên chức là giáo viên chủ nhiệm hoặc viên chức văn phịng, kết quả có 08 đồng chí được đưa đi đào tạo, hiện nay 08 đồng chí này đã được công nhận giảng viên môn học giáo dục pháp luật về QP&AN; ngoài ra, Trung tâm cũng đã tổ chức tuyển dụng giảng viên là cử nhân chuyên ngành giáo viên giáo dục QP&AN, nhưng cũng chỉ tuyển dụng được 05 cử nhân Giáo dục quốc phòng và an ninh – đào tạo chính quy tập trung 4 năm của Trường Đại học Chính trị / Bộ Quốc phịng, Đại học Nguyễn Huệ / Bộ Quốc phịng và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.1.3. Về công tác đào tạo - nghiên cứu khoa học

Về hoạt động liên kết đào tạo: Hàng năm, Trung tâm tổ chức hoạt động liên

kết giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh với khoảng 20 trường cao đẳng, đại học, trong và ngoài hệ thống ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, với số lượng khoảng 40000 sinh viên / năm. Tuy nhiên, qua thương thảo, đàm phán hợp đồng liên kết giáo dục, Trung tâm chưa thống nhất được với các đơn vị liên kết ( đơn vị liên kết là trường không đủ điều kiện tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục QP&AN, được quy định liên kết với trung tâm hoặc các trường khác), để phân bổ hợp lý số lượng sinh viên học tập qua các tháng, mà thường tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 10, có những khóa học tiếp nhận từ 6000 – 7000 sinh viên, gây ra khó khăn về giảng đường, bãi tập và nơi ở của sinh viên, đây là vấn đề nan giải, bất cập cần được tập trung khắc phục trong thời gian tới khi mà dự báo sinh viên sẽ tăng hàng năm.

Sơ đồ 1.3. Thống kê Hội nghị liên kết giáo dục Quốc phòng và an ninh.

Do số lượng sinh viên tăng và dồn ứ cục bộ theo các khóa học, dẫn đến việc thiếu giảng viên là tất yếu, Trung tâm hiện có 51 giảng viên (có 38 giảng viên là sĩ quan quân đội biệt phái và 13 giảng viên cơ hữu) khi cao điểm giảng dạy, quản lý, rèn luyện tương ứng với 51 đại đội, dẫn đến quá tải cho giảng viên và giáo viên chủ nhiệm; trong khi đó giảng viên, giáo viên chủ nhiệm cần phải sắp xếp nghỉ theo chế độ, phải tham dự hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, thơng tin thời sự, nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến kiến thức pháp luật, hội thi, hội thao Bộ quốc phòng, Quân khu, Bộ Tư lệnh thành phố HCM, Đại học quốc gia Thành phố HCM triệu tập; giảng viên là cán bộ quản lý phải tham gia các hoạt động quản lý, điều hành chung của Trung tâm, từ đó đã tạo nên sự bị động trong sắp xếp, phân công giảng dạy do thiếu giảng viên; mặt khác, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đa phần là sĩ quan biệt phái nên rất khó đảm bảo về số lượng và chất lượng giảng dạy do những quy định bắt buộc của Bộ Quốc phòng, Hội đồng giáo dục Quốc phòng và an ninh Trung ương, Quân khu, Thành phố.

Vì thế, việc dồn ghép lớp học thường xuyên xảy ra qua các khóa học đơng sinh viên, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dạy và học, không thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tư duy sáng tạo…Nên phải quay về phương pháp dạy truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều từ giảng viên đến sinh viên, do số lượng sinh viên quá đông khoảng trên 300 sinh viên trên hội trường, giảng viên khơng có thời gian điều kiện tương tác với sinh viên, không thể tổ chức học nhóm… nên khơng tạo được sự hứng thú, phát huy tính tích cực trong q trình học tập; ngồi ra, do số lượng sinh viên đơng nên giảng viên khó kiểm tra bài, khơng trao đổi được với sinh viên, khơng thể biết được sinh viên có nắm bắt được những nội dung cốt lõi, trọng tâm của bài học hay không ? Số lượng sinh viên đông cũng không thể thực hành tốt kỹ năng quân sự.

Về chương trình giáo dục pháp luật QP&AN: Trung tâm triển khai thực hiện theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo về Ban hành chương trình giáo dục QP&AN, đến nay có nhiều nội dung lạc hậu, khơng cịn phù hợp, có nội dung quá sâu, quá rộng, nhiều nội dung phức tạp cần làm rõ nội hàm, làm rõ các khái niệm, đặc trưng, phương thức, thủ đoạn… nhưng nếu đáp ứng đầy đủ theo u cầu thì khơng thể thực hiện được do khơng đủ thời gian. Mặt khác, Trung tâm trong quá trình lên kế hoạch, triển khai giảng dạy thì chưa thật sự chú trọng, chưa mạnh dạn, chủ động trong việc rút gọn, cô đọng nội dung, thời gian bài giảng cho phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thời lượng giảng dạy tại giảng đường, bãi tập, giữa nội dung lý thuyết và thực hành; từ đó dẫn đến việc xây dựng ngân hàng đề thi có lúc, có nội dụng chưa hợp lý, một số câu hỏi ơn thi, kiểm tra mang tính thực dụng, thuộc lịng, thiếu tính sáng tạo hoặc có câu hỏi mang tính đánh đố gây khó khăn cho sinh viên, thậm chí khó hiểu, dễ hiểu nhầm…

Tình trạng q đơng sinh viên trong khóa học xảy ra cục bộ trong năm, làm cho giảng viên có những lúc phải “căng mình” ra giảng liên tục 08 tiết/ngày, với 05 ngày trong tuần, dẫn đến tình trạng khơng đảm bảo sức khỏe, khơng có thời gian

nghiên cứu, cập nhật, bổ sung tình hình thực tiễn, những nội dung liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hay mới bổ sung, điều chỉnh; các văn bản chuyên ngành liên quan đến giáo dục pháp luật về QP&AN, kiến thức khoa học quân sự, kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, của tội phạm … có thể áp dụng trong các bài giảng giáo dục pháp luật QP&AN cho sinh viên.

Những hạn chế, bất cập nêu trên thường xuyên xảy ra, nhưng chưa có giải pháp căn cơ để khắc phục.

2.3.1.4. Về đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và xây dựng cơ bản

Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, mà thời gian tới Trung tâm cần tập trung khắc phục, để đảm bảo thực hiện quy định giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh theo các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

Về giảng đường, bãi tập: số lượng giảng đường, bãi tập đáp ứng đủ trong

những khóa học bình thường, nhưng khi vào cao điểm sinh viên đông, do không đủ giảng đường học lý thuyết, phải tận dụng các bãi tập có mái che để dạy và học, nên việc giảng dạy của giảng viên gặp nhiều khó khăn, trở ngại, khơng thể tương tác, trao đổi, không thể áp dụng phương pháp tích cực, về phía sinh viên do bãi tập chật, khơng có ghế bàn nên rất khó ghi chép, tư thế học tập khó khăn… nên chất lượng tiếp thu bài giảng rất hạn chế…

Vẫn cịn có những bãi tập khơng có mái che, phải tận dụng đường nội bộ làm bãi tập thực hành; vào mùa khơ sinh viên có thể thực hiện rèn luyện chiến thuật, tập luyện điều lệnh đội ngũ, thục luyện tháo lắp súng, ngắm bắn, thực hành băng bó vết thương chiến tranh… nhưng vào mùa mưa thì khơng thể dạy và học được.

Về chỗ ở nội trú: Trung tâm hiện có 05 khối nhà 4 tầng cho sinh viên ở với

260 phòng, sức chứa là 3000 sinh viên / khóa học. Do đó, khi vào khóa học có đơng sinh viên thì việc đảm bảo thực hiện quy định ăn, ở tập trung theo nếp sống quân sự không thể thực hiện được, đây là khó khăn khách quan mà Trung tâm đã

có những biện pháp khắc phục như liên hệ với Ký túc xá Đại học quốc gia Thành phố HCM để cho sinh viên ở, thuê xe đưa đón sinh viên đi – về thực hành rèn luyện, sinh hoạt ngoại khóa… nhưng khơng khả thi, chỉ là giải pháp tình thế, ngồi ra do thời gian học chỉ có 04 tuần nên sinh viên của 06 trường thành viên, vẫn ở tại Ký túc xá của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khi đang theo học giáo dục pháp luật về QP&AN tại Trung tâm.

Nhà ở sinh viên chưa đáp ứng đủ chỗ ở cho sinh viên vào các khóa học cao điểm, nên vẫn cịn sự so bì giữa sinh viên nội trú và sinh viên ngoại trú, chưa tạo được sự công bằng, chưa đáp ứng yêu cầu ăn ở tập trung theo môi trường quân sự, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng môn học trong việc quản lý, rèn luyện, hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

Về nhà ăn và căn tin: hiện có 03 vị trí đảm bảo phục vụ cho 5000 sinh viên /

lượt, nên khi cao điểm đơng sinh viên thì khơng thể phục vụ chu đáo, đã xảy ra việc sinh viên liên hệ mua thức ăn từ những người bán hàng rong hoặc mua qua mạng (online), dễ dẫn đến khơng đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thức ăn… Ngồi ra, do diện tích Trung tâm rộng, khoảng cách từ một số giảng đường, bãi tập đến nhà ăn xa, nên sinh viên đã tranh thủ mua thức ăn, nước uống từ những người bán hàng rong bên ngoài Trung tâm; nhà ăn đã trang bị xe điện đưa thức ăn, nước uống đến phục vụ cho sinh viên, nhưng không đáp ứng, đầy đủ theo nhu cầu của sinh viên.

Những hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới nhằm đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, khơng để xảy ra ngộ độc thức ăn.

2.3.1.5. Về ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên:

Qua tổng kết năm học 2019-2020, cho thấy tại các cuộc họp Hội đồng chuyên môn, giao ban nghiệp vụ vẫn cịn số ít sinh viên (khoảng 4,02% sinh viên) thực hiện nội quy, quy chế học tập còn yếu; biểu hiện là vẫn cịn có sinh viên đi học chưa đúng giờ, cịn có sinh viên vắng học (khơng có lý do), q trình học tập trên lớp cịn làm việc riêng, khơng tập trung nghe giảng, chưa mạnh dạn phát biểu, kiểm

tra kết thức học phần cịn có hiện tượng trao đổi bài hoặc học lệch, học tủ dẫn đến kết quả kiểm tra, kết quả thi không cao.

Ngồi ra, vẫn cịn một số ít sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị việc giáo dục pháp luật về quốc phịng và an ninh, coi đây là mơn phụ, môn không quan trọng, học cho có, bằng mọi cách vượt qua kỳ thi hết môn, nên không cố gắng, thiếu tích cực trong học tập và nghiên cứu, lười học, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thiếu rèn luyện, chấp hành nội quy, quy định Trung tâm không nghiêm, gian lận trong kiểm tra, thi hết môn…

2.3.1.6. Về đối tượng áp dụng Luật Giáo dục QP&AN năm 2013.

Tại Khoản 2, Điều 2, Luật Giáo dục QP&AN 2013 quy định Tổ chức, cá nhân người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan đến giáo dục pháp luật về QP&AN. Hiện nay, cả nước có 352 chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi đang hoạt động, trong đó bậc Đại học có 195 chương trình; số lượng sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đang theo học ước tính khoảng gần 30.000 người, hầu hết là trình độ đại học, số ít cịn lại là tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiều trường Đại học, Học viện liên kết đào tạo với nước ngoài, tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam, đưa sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học. Nhưng trên thực tế chưa có văn bản dưới Luật nào hướng dẫn cụ thể, có chế tài yêu cầu sinh viên người nước ngồi đang học tập tại Việt Nam phải học mơn giáo dục QP&AN, thậm chí có nhà trường vận dụng “lách luật” để sinh viên theo học chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi khơng theo học môn học giáo dục pháp luật về QP&AN, trong đó có nhiều sinh viên đang “du học tại chỗ” ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về quốc phòng, an ninh cho sinh viên từ thực tiễn ĐHQG TP HCM (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)