Quản lý Nhà nước về số lao động và quy mô vốn của hộ kinhdoan h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về hộ KINH DOANH TRÊN ĐỊABÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng quản lý Nhà nước về hộ kinhdoanh trên địa bàn huyện Nhơn

2.3.3 Quản lý Nhà nước về số lao động và quy mô vốn của hộ kinhdoan h

2.3.3.1 Số lượng lao động làm việc

Lực lượng lao động làm việc tại các hộ kinh doanh thường không cao, quy mô lao động không lớn, đa phần hầu hết là người trong cùng gia đình, tận dụng triệt để nguồn lực nội tại nên tận dụng được yếu tố thời gian trong lúc nơng nhàn, góp phần giải phóng được sức lao động, năng lực sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, mang

lại thu nhập cho người lao động, tích cực đóng góp vào việc phát triển kinh tế gia đình. Chính vì thế, số lượng người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của các HKD trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã có bước tăng trưởng tương đối khá. Tại thời điểm 2020, huyện Nhơn Trạch có 9.752 lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá thể, bình quân giai đoạn 2018 - 2020 số lượng lao động tăng trung bình 27,89%.

Bảng 2.3: Số lao động và số hộ kinh doanh huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2018 - 2020

STT Nội dung 2018 2019 2020 TTBQ (%)

1 Số hộ 2.843 3.691 4.460 25,33

2 Số lao động (Người) 5.973 7.959 9.752 27,89

(Nguồn: Phịng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Nhơn Trạch)

2.3.3.2 Quy mô vốn đầu tư

Quy mô vốn đầu tư của HKD còn rất hạn chế giao động trong khoảng vài triệu đến tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ từ vốn đầu tư nhỏ nhưng nhờ vào điều kiện từ mơi trường và truyền thống văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho HKD phát triển nhờ bí quyết sản xuất truyền thống và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. Từ đó mà sản phẩm sản xuất ra mang nhiều nét đặc trưng độc đáo đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn thế nữa, nó cịn thể hiện được nét văn hóa riêng của vùng miền tạo nét thu hút riêng của địa phương từ đó tạo ra nhiều giá trị kinh tế giúp khu vực, địa phương phát triển.

Theo báo cáo của Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Nhơn Trạch, năm 2018, bình qn quy mơ của 1 cơ sở cá thể ở huyện Nhơn Trạch là 122,92 triệu đồng tiền vốn, cho doanh thu bình quân 1 cơ sở cá thể ở huyện là 365,04 triệu đồng (gấp khoảng 3 lần lượng vốn bỏ ra) thì đến năm 2020, quy mơ vốn đầu tư đã tăng lên tới 190,38 triệu đồng/cơ sở, tăng bình quân 11,74%/năm, tương ứng với mức doanh thu là 615,28 triệu đồng/cơ sở (gấp khoảng 3,22 lần tiền vốn bỏ ra) và bình quân doanh thu giai đoạn này tăng 10,9%/năm, cho thấy hiệu quả kinh tế từ các HKD mang lại

là rất cao. Xét theo quy mơ đầu tư có thể thấy 3 ngành có quy mơ vốn đầu tư lớn nhất lần lượt là vận tải, công nghiệp và khách sạn nhà hàng. Năm 2018, ngành vận tải có lượng vốn cố định chiếm đến 79,3%, đến năm 2020 vốn cố định vẫn chiếm 62,6%. Ngược lại, một số ngành như thương mại và cơng nghiệp có nguồn vốn lưu động nhiều hơn, như: Ngành công nghiệp, năm 2018 vốn lưu động chiếm 63%, đến năm 2020 tăng lên đến 65,8% điều này minh chứng các HKD công nghiệp của huyện khá manh mún, nhỏ lẻ và chủ yếu là làm gia cơng vì vốn cố định chiếm khá thấp (28%) và quy mô cũng rất nhỏ chỉ khoảng 124 triệu đồng/cơ sở, đến năm 2020, tỷ lệ vốn cố định còn thấp hơn (25,4%), song điều đáng mừng là quy mô các HKD của ngành này đã tăng lên và ở mức 223,6 triệu đồng/cơ sở, tăng gần 1,62 lần về quy mô hoạt động kinh doanh.

Có được mức tăng trưởng như vậy chủ yếu là từ các dự án có vốn đầu tư nước ngồi đổ vào đầu tư trên địa bàn huyện. Nguyên nhân là do q trình đơ thị hóa ở huyện Nhơn Trạch, nhu cầu đối với việc sử dụng các sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp, các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống người dân, người lao động, nhu cầu đối với các dịch vụ giải trí tăng nhanh. Minh chứng cho thấy trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong năm 2020 thì lĩnh vực hoạt động thương mại có cơ cấu vốn đầu tư đứng thứ 2 với 32,7% (sau lĩnh vực cơng nghiệp) cùng với đó có cơ cấu doanh thu cao nhất chiếm đến 46% tổng doanh thu của tất cả các ngành kinh tế thuộc hoạt động kinh doanh của các hộ trên địa bàn.

2.3.4 Quản lý Nhà nước về thu thuế đối với hộ kinh doanh 2.3.4.1 Quản lý đối tượng nộp thuế

Theo kế hoạch dài hạn của UBND huyện Nhơn Trạch đã xác định phấu đấu quản lý được toàn bộ 100% HKD nộp thuế có thực tế trên địa bàn bao gồm cả kinh doanh cố định, lưu động và thời vụ vào diện quản lý thuế. Tránh tuyệt đối tình trạng thất thu về ĐTNT. Thực trạng cơng tác quản lý các hộ gia đình kinh doanh về thuế trên địa bàn huyện được thể hiện như sau:

Bảng 2.4: Thực trạng quản lý đối với hộ kinh doanh huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2018 - 2020 Năm Tổng số hộ Có mã số thuế

Số hộ quản lý Số hộ mới quản lý Thuế môn bài Thu

GTGT + TNDN Hộ Thuế

2018 2.843 2.773 2.793 1.761 309 89.141.381 2019 3.691 3.669 3.667 2.298 389 68.257.903 2020 4.460 4.308 4.353 2.767 436 165.690.730

(Nguồn: Phịng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Nhơn Trạch)

Mức độ tăng trưởng qua từng năm về tổng số hộ bao gồm cả số hộ đang quản lý và mới quản lý đã cho thấy sự cố gắng của cán bộ huyện trong việc quản lý nộp thuế của các HKD trên địa bàn như thế nào. Cụ thể:

- Hàng năm chi cục thuế của huyện đã đưa thêm được nhiều hộ vào quản lý thu thuế, số lượng hộ được đưa vào cũng tăng dần theo từng năm:

+ Năm 2018, chi cục đưa thêm 309 hộ, số thuế 89.141.381 đồng. + Năm 2019, chi cục đưa thêm 389 hộ, số thuế 68.257.903 đồng + Năm 2020, có 436 hộ đưa thêm với số thuế 165.690.730 đồng.

Do đó số hộ kinh doanh được đưa vào diện quản lý thu thuế đều đã tăng qua các năm, từ 309 hộ năm 2018 lên 436 hộ năm 2020, tăng 125 hộ trong 3 năm.

- Số hộ kinh doanh đã quản lý thu thuế (thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp) năm sau tăng hơn năm trước.

+ Số hộ thu thuế môn bài tăng từ 2.793 hộ năm 2017 lên 4.353 hộ năm 2020 + Số hộ ghi thu thuế GTGT và TNDN từ 1.761 hộ năm 2018 lên 2.767 hộ năm 2020.

Ngồi các nguồn thu có tính chất cố định trên địa bàn, chi cục thuế của huyện cũng cần quan tâm việc khai thác các nguồn thu khác như: thu cho thuê cửa hàng, thuê nhà, thuê đất v.v,…

Tuy nhiên, so với số liệu thực tế của hộ đã có mã số thuế đã thu với tổng hộ số đã được thống kê trên địa bàn huyện thì vẫn cịn một số lượng tương đối các hộ

chưa được thu thuế gây thất thu một khoản tương đối cho ngân sách của địa phương. Nhìn vào bảng trên ta sẽ thấy:

- Số hộ quản lý thu thuế môn bài trung bình trong 3 năm chỉ khoảng 98% số hộ thực tế kinh doanh, so với số hộ được cấp mã số thuế cũng còn chênh lệch nhiều như năm 2018 chênh lệch 20 hộ và năm 2020 là 45 hộ.

- Số hộ quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN cũng chỉ đạt 63% so với hộ quản lý thuế môn bài.

- Trong khi đó, số hộ có thực tế kinh doanh chưa được cấp mã số thuế lại tương đối cao như năm 2018 là 70, năm 2019 là 22 hộ và năm 2020 là 152 hộ.

Có thể thấy, một số lượng nhất định HKD sót thu thuế có thể khiến khơng chỉ gây thất thu một nguồn lớn cho Ngân sách Nhà nước, Ngân sách địa phương mà cịn gây khó khăn cho cơng tác quản lý mã số thuế của Nhà nước, vơ tình tạo sự khó xử trong lối hành xử của cả cán bộ thuê và cả đối tượng nộp thuế. Trong kết quả khảo sát của tác giả đối với HKD trên địa bàn huyện Nhơn Trạch cũng đã cho thấy, trong 100 hộ khảo sát ngẫu nhiên đã cho thấy có 7,6 % (khoảng 7 hộ) chưa đăng ký giấy phép kinh doanh mặc dù vẫn đang hoạt động tại địa phương nhiều năm qua. Cùng với đó, 37,65% ố hộ càm thấy khơng hài lịng với mức thu thuế hiện nay, họ cho rằng quá cao ảnh hưởng đến nguồn tài chính để duy trì được hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ kinh doanh về mức thu thuế

STT Nội dung khảo sát Tỷ lệ

1

Xin anh/chị cho biết tình trạng đăng ký kinh doanh của cơ sở kinh doanh hiện nay?

100

Đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 92,3 Đã đăng ký nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận 0

Chưa đăng ký kinh doanh 7,6

2

Anh/chị đánh giá thế nào về mức thu thuế hiện nay? 100

Phù hợp 62,35

(Nguồn: Tác giả)

Hiện nay, công tác QLNN đối với HKD trong việc quản lý thuế cũng được chi cục thuế của huyện Nhơn Trạch đặc biệt chú trọng. Các vấn đề liên quan đến chấm dứt hoạt động kinh doanh của các hộ với các lý do như: chuyển hướng kinh doanh, sát nhập hoặc tách cơ sở kinh doanh, chuyển địa bàn kinh doanh v.v… được huyện giám sát chặt chẽ để bám sát rõ tình trạng kinh doanh của từng hộ tránh gây thất thu cũng như kiểm soát chặt chẽ, dễ dàng hơn cho các cán bộ tại địa phương. Thời điểm có số lượng hộ nghỉ nhiều nhất thường là sau dịp tết nguyên đán do tình hình kinh doanh bị chững lại, các hoạt động mua bán chậm đi, khách hàng thường dồn tập trung mua thời điểm trước tết hoặc lễ nên sau đó thường bị tồn đọng khơng có nhu cầu chi tiêu mua sắm.

Bảng 2.6: Kết quả số hộ nghỉ kinh doanh huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2018 - 2020

Năm Số hộ nghỉ kinh doanh được kiểm tra

Số hộ vi phạm

Số tiền truy thu, phạt (VNĐ)

2018 90 3 8.411.265

2019 95 4 9.085.000

2020 142 2 5.852.000

(Nguồn: Phịng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Nhơn Trạch)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy số hộ nghỉ kinh doanh tuy không đáng kể nhưng cũng gây ra thất thoát một khoản thuế mặc dù khơng lớn tuy nhiên có thể gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các HKD, không thực hiện được yêu cầu cơng bằng trong chính sách động viên, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.

2.3.4.2 Quản lý doanh thu

Ngoài vấn đề quản lý thuế của các HKD thì việc quản lý doanh thu cũng có tầm quan trọng khơng kém, nguồn doanh thu của HKD cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thuế mà các hộ nộp cho Nhà nước. Việc nắm bắt rõ nguồn doanh thu của HKD sẽ giúp cán bộ bảm đảm thu thuế sát được với thực tế kinh doanh, từ đó nâng cao chất lượng nguồn thu ngân sách.

Đặc biệt là đối với các HKD có quy mơ lớn, hoạt động kinh doanh có vốn đầu tư lớn hàng tỷ đồng thì việc truy xét, quản lý chặt chẽ nguồn thu của các hộ có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự tốn thu, đảm bảo cơng bằng bình đẳng về thuế giữa các HKD. Hiện nay, ở Chi cục Thuế của huyện Nhơn Trạch, các HKD thường nộp thuế theo 2 phương pháp chính là: khốn ổn định và kê khai.

- Phương pháp khoán ổn định

HKD nộp thuế theo phương pháp khốn sẽ được miễn lệ phí mơn bài cũng như khơng phải nộp hồ sơ khai lệ phí mơn bài, chi cục thuế sẽ căn cứ vào cơ sở dữ liệu về doanh thu kinh doanh để xác định tổng doanh thu kinh doanh từ các nguồn, các địa điểm kinh doanh (trừ hoạt động cho thuê tài sản) để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí của năm tiếp theo cho rừng địa điểm kinh doanh.

Tuy nhiên, việc thu theo phương pháp khốn cũng có những khuyến điểm nhất định, để có được mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và Chi cục. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng khơng nhỏ đó là chịu sự áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ thuế, đặc biệt khoản doanh thu khó có thể theo sát được với tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn nên rất khó để có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh của các hộ.

- Phương pháp kê khai

Các HKD sẽ phải khai thuế khoán 1 lần/năm. HKD sẽ thực hiện sổ sách kế tốn tự tính, tự khai và nộp thuế. Các HKD nếu nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ được nộp mức thuế dựa trên thực tế kết quả hoạt động kinh doanh. Đối tượng nộp thuế sẽ có nghĩa vụ phải kê khai và phải xác định đúng số thuế phải nộp cùng với đó chịu mọi trách nhiệm về số liệu đã kê khai theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế chỉ cần kiểm tra, giám sát quá trình ghi chép sổ sách của kế tốn, sử dụng hóa đơn, chứng từ dùng làm căn cứ tính thuế của các hộ về hoạt động kinh doanh của họ.

2.3.4.3 Đôn đốc thu nộp thuế

Hàng năm chi cục thuế của huyện sẽ chỉ đạo các đội thuế ở các xã, chợ trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đôn đốc các HKD nộp tiền thuế đúng thời hạn đã quy định, đảm bảo thu đủ số thuế phát sinh, tối thiểu phải đạt 95% số cơ sở nộp đúng ngày ghi theo thơng báo, số cịn lại chậm nhất là đến ngày 25 của tháng tiếp theo phải thu đủ hết.

Tính đến năm 2020, tồn hun Nhơn Trạch có tổng cộng 837 hộ nộp thuế trực tiếp tại kho bạc, chiếm 17,67% tổng số hộ quản lý, số còn lại chiếm 82,33% thuộc diện cán bộ thuế trực tiếp thu tiền và viết biên lai thuế. Có thể thấy, tỷ lệ lớn số hộ phải được cán bộ thuế đến trực tiếp như vậy sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến quỹ thời gian của người thực hiện thu thuế là các cán bộ mà còn dễ phát sinh những hành động tiêu cực trong quá trình thu.

Bảng 2.7: Kết quả thu nộp thuế các hộ kinh doanh huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2018 - 2020

Năm Số thuế ghi thu Số thuế thực nộp Tỷ lệ nộp (%) Số thuế nợ đọng Tỷ lệ nộp (%) 2018 18.497.845.000 18.053.897.000 97,60 443.948.000 2,40 2019 24.128.619.000 23.713.607.000 98,28 415.012.000 1,72 2020 28.475.957.000 28.162.722.000 98,90 313.235.000 1,10

(Nguồn: Phịng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Nhơn Trạch)

Từ những số liệu trên cho thấy một kết quả đáng ghi nhận của chi cục trong việc đôn đốc thu nộp thuế: Số lượng các HKD thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách rất cao đạt trung bình trên 97%, dẫn đến số thuế thực thu được cũng đạt cao tương ứng. Tuy nhiên hàng năm vẫn nợ đọng một khoản thuế mặc dù khơng q cao, bình quân chỉ khoảng 1,5% nhưng vẫn được xem là trong những vấn đề quan trọng làm thất thu ngân sách, chính vì thế cũng cần có giải pháp giúp giải quyết triệt để vấn đề này.

2.3.4.4 Triển khai kế tốn hộ kinh doanh

Ngồi việc đơn đốc thuế, cán bộ địa phương còn giúp cho các HKD thực hiện kê khai sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng tứ một cách khoa học để từ đó dễ dàng hơn trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Các HKD thực hiện kê khai tốt cũng giúp cho cán bộ QLNN hạn chế được tình trạng thất thu thuế, xác định được nguồn thu rõ ràng, có được nguồn thu ổn định, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Công tác triển khai cho các HKD thực hiện kê khai sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ trong những năm qua đã gặp hái được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể:

Năm 2019, việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán là 1.845, chi cục đã thực hiện mở sổ sách cho 1.918 hộ - đạt 104%, trong đó có 1.540 họ đã mở từ năm 2016, và 168 hộ mới phát sinh được mở thêm.

Năm 2020, chi cục thuế huyện Nhơn Trạch tiếp tục duy trì số lượng HKD hiện đang thực hiện sổ sách kế toán cùng với đó thường xun rà sốt, kiểm tra, phân loại các HKD trên địa bàn để đưa thêm các HKD khác đã phát sinh trong năm hoặc bỏ sót ở các năm trước vào diện thực hiện sổ sách kế toán.

Bảng 2.8: Báo cáo thực hiện triển khai kế toán hộ năm 2019 huyện Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về hộ KINH DOANH TRÊN ĐỊABÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)