7. Kết cấu của luận văn
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Định hướng phát triển hộ kinh doanh huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Định hướng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh của hộ gia đình trên địa bàn huyện
Hoạt động kinh doanh của các hộ trên đia bàn huyện Nhơn Trạch ngày càng có vai trị quan trọng trong việc góp phần tích cực vào q trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tuy nhiên do quy mô hoạt động nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao nên nhiều hộ kinh doanh chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình mà khơng thể có điều kiện mở rộng quy mơ hoạt động. Tình trạng các hộ sản xuất mang tính chất tự túc đã đi sâu vào tiềm thức vẫn cịn phổ biến và ảnh hưỏng khơng nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Chính vì vậy, điều cần thiết nhất để giúp các HKD phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của huyện thì phải khuyến khích các hộ chuyển sang sản xuất hàng hóa.
Với đặc trưng của kinh doanh hộ gia đình bao gồm nhiều trình độ phát triển sản xuất, nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Vì vậy cần có sự tác động khác nhau đối với mỗi trình độ phát triển, mỗi loại hình sản xuất đó.
- Đối với bộ phận có tham gia sản xuất hàng hóa: khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn để bộ phận này phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng hướng ở các vùng nơng thơn, đặc biệt khuyến khích phát triển kinh tế trang trại gia đình, ở thành thị cần khuyến khích phát triển kinh tế tiểu chủ.
- Đối với bộ phận kinh doanh hộ gia đình tự cung tự cấp: cần giúp đỡ, hướng dẫn các HKD từng bước phát triển sản xuất bằng chính nội lực và điều kiện riêng của từng hộ. Bộ phận này thường phân bổ ở các vùng héo lánh, xa trung tâm xã, huyện, thị trấn nên cần phải đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển
thông tin, tăng cường giao lưu KT - XH và tập trung nâng cao trình độ dân trí… Đây sẽ là những tác động gián tiếp nhưng có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh của các hộ nhằm phát vỡ thế tự cấp, tự túc đã tồn tại trong các hộ từ nhiều năm nay.
Đa dạng hóa các ngành nghề trên cơ sở phát triển cả nông nghiệp và phi nông nghiệp
Phương hướng trong thời gian tới huyện Nhơn Trạch cần tập trung phát triển hoạt động của các HKD trong các ngành nghề sau:
- Ngành nông nghiệp: Tạo mọi điều kiện hỗ trợ các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni, chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các cây cho năng suất cao hơn. Khuyến khích các hộ tích vốn, đất đai hay tài sản có giá trị để mở rộng quy mơ sản xuất hơn nữa. Khuyến khích hình thức hợp tác giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ nhau để phát triển, hình thành các vùng chuyên canh tập trung nhằm cung cấp khối lượng lớn hàng nông sản cho công nghiệp chế biến, làm cơ sở thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển.
- Đối với ngành thủy sản: Xây dựng vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong đó phát triển chính ở các xã: Thiện Tân, Vĩnh Thanh, Phước An, Đại Phước, Phú Hữu v.v…
- Đối với ngành công nghiệp: Tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến, lĩnh vực thủy sản ở quy mơ hộ. Hình thành dần các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, làm nguồn cung ứng cho các cơ sở kinh doanh lớn hơn. Từ đó góp phần khơng những thúc đẩy các mặt hàng nông sản từ xuất khẩu sơ chế sang sản phẩm tinh chế mà cịn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho nông nghiệp, tháo gỡ những bế tắc trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các HKD.
3.1.2 Quan điểm phát triển hộ kinh doanh huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Việc phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cần phải được dựa trên một số định hướng, quan điểm chủ yếu sau:
Một là, thống nhất nhận thức vai trị, vị trí của HKD là điều cần thiết cấu
thành nên nền kinh tế chuyển đổi theo hướng CNH - HĐH giải quyết những vấn đề cơ bản, lâu dài và quy hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ mơi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo... nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo giữ vững ổn định xã hội.
Hai là, đồng bộ, thống nhất và liên thông công tác QLNN giữa các phòng
ban để tập trung chú trọng việc tăng cường xây dựng hệ thống thông tin để kết nối trực tuyến với hệ thống cơ sở dữ liệu thơng tin có tính pháp lý, chuẩn xác về HKD;
Ba là, đảm bảo đổi mới nội dung quản lý nhà nước đối với HKD theo lộ trình, dần dần từng bước thực hiện các giải pháp có liên quan như cải cách luật pháp, cải cách hành chính, đổi mới nguồn nhân lực, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện cam kết quốc tế... theo hướng nâng cao chất lượng, tăng năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của các HKD trong nền kinh tế hiện nay.
Bốn là, các HKD hoạt động ở khu vực nông thôn cần phải được ưu tiên nhằm
khai thác triệt để nguồn nhân lực dồi dào, phục vụ tốt hơn các nhu cầu về sản xuất và đời sống của dân cư nơng thơn, cùng với đó giảm sức ép di cư vào các trung tâm công nghiệp và ở khu đô thị lớn.
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
3.2.1 Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược, tạo môi trường pháp lý
Thứ nhất, các cơ chế và chính sách có liên quan đến việc hỗ trợ cụ thể đối
với từng HKD cần phải được chú trọng và quan tâm như: Cải cách hành chính trong các khâu cấp phép, quản lý các hộ kinh doanh. Mặc dù trên thực tế đã có nhiều chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế tư nhân nhưng mới chỉ tập trung vào các loại hình doanh nghiệp còn với riêng HKD thì chưa có chính sách nào cụ thể. Sự hạn chế trong năng lực bộ máy QLNN ở các địa phương gây ra tình trạng thiếu chuyên nghiệp của một số cán bộ, công chức nhà nước… khiến cho hoạt động sản xuất cá thể gặp khơng ít khó khăn, phiền hà. Chính vì thế cần phải có quy định chặt
chẽ về từng điều kiện sản xuất kinh doanh của từng hộ cũng như phải thường xuyên kiểm tra theo từng oại hình kinh doanh, đặc biệt đối với các loại hình kinh doanh có điều kiện như: Bán thuốc, khám chữa bệnh, Karaoke, xăng dầu… theo dõi biến động của thị trường, từ đó giải quyết các vấn đề vướng mắc. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng, sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng nhái, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm tránh để các hộ có hành vi trái pháp luật, gây phiền hà ảnh hưởng xuất cho người dân xung quanh phạm vi hoạt động của HKD.
Thứ hai, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ
sở sản xuất kinh doanh có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, các chính sách vay vốn cũng cần phải phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh khác nhau và linh hoạt về thời gian vay cho các hộ cũng như các tài sản thế chấp. Có như vậy, các HKD mới có thể an tâm, nắm bắt tận dụng các cơ hội tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh, dễ dàng áp dụng KHCN cao để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ ba, sẽ rất khó cạnh tranh cho các HKD trong bối cảnh hội nhập kinh tế
hiện nay do quy mơ của các hộ cịn q nhỏ, thiếu tính linh liên kết. Chính vì vậy, cần khuyến khích cho các HKD có sự liên kết giữa các cơ sở kinh doanh với nhau thành các hợp tác xã nghề nghiệp, hay các hội nghề nghiệp, cũng như giữa chính các cơ sở kinh doanh cá thể với thị trường. Bên cạnh đó, khuyến khích việc chuyển đổi từ HKD sang thành doanh nghiệp nhỏ và lẻ để có lợi thế hơn về tài chính.
Thứ tư, cần thay đổi quan điểm và nhận thức truyền thống của các chủ cơ sở
kinh doanh nhanh chóng tiếp cận để nâng cao trình độ quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng, cần mạnh dạn trau dồi và trang bị các công cụ quản lý, cơng nghệ mới chun nghiệp hơn từ đó có cơ sở để giúp các hộ ra các quyết định đầu tư tốt hơn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, xây dựng được các chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường, chiến lược sản xuất kinh doanh sẽ rõ ràng, tiếp cận với các mơ hình quản lý tài chính tiên tiến, hiện đại để áp dụng thành cơng cho chính hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, chính quyền cần hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho
sản phẩm bằng cách hướng dẫn để các cơ sở kinh doanh liên doanh, liên kết từ KHCN cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho một số mặt hàng mũi nhọn của huyện cũng như của tỉnh, mà trong đó Nhà nước là tiền đề trong việc hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ tay nghề và trình độ quản lý cho các chủ cơ sở và những người lao động bằng cách mở các lớp đào tạo quản lý, đào tạo nghề, đưa họ đi đào tạo nâng cao trình độ cho lao động phổ thơng, đối tượng lao động chính của các cơ sở. Giải pháp này sẽ giúp nâng cao tay nghề cho người đào tạo, chủ cơ sở, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Năm là, sẽ là điều cần thiết nếu Nhà nước tạo điều kiện để các hộ sản xuất
kinh doanh có mặt bằng để ổn định sản xuất để tránh gây ô nhiễm môi trường, tránh gây ảnh hưởng đến các người dân xung quanh. Chính vì vậy các chủ cơ sở cũng cần phải được trang bị kiến thức và cũng như các biện pháp nhằm giảm thiếu nhất có thể các tác động tới môi trường và sức khỏe của những người xung quanh. Có thể khẳng định, các cơ sở HKD trên địa bàn huyện Nhơn Trạch trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và quy mơ, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Hơn thế nữa, mơ hình này cũng đã giải quyết nhiều cơng ăn việc làm, tạo sự ổn định về trật tự an ninh xã hội. Tuy nhiên để mơ hình kinh tế này phát triển một cách hiệu quả và bền vững hơn thì huyện Nhơn Trạch vẫn cần thực hiện nhiều giải pháp cùng lúc như: Tạo điều kiện về vốn, tạo sự liên kết giữa các cơ sở SXKD với nhau, nâng cao trình độ chun mơn, tìm kiếm và mở rộng thị trường, thay đổi mẫu mã kiểu dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng… với các giải pháp như trên nếu được triển khai đồng bộ các cơ sở kinh tế cá thể của huyện Nhơn Trạch sẽ ngày càng đi lên và đóp góp tích cực vào sự pát triển KT - XH của huyện Nhơn Trạch nói riêng và của tồn tỉnh Đồng Nai nói chung.
3.2.2 Hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về thu thuế
Để quản lý tốt hơn các HKD trong vấn đề thu thuế, đảm bảo chống thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, ban lãnh đạo địa phương cần phải chú trọng đến một số giải pháp sau:
- Mở rộng và củng cố áp dụng chế độ kế toán, kiểm toán hoá đơn, chứng từ đối với kinh doanh tại các HKD. Tăng cường hướng dẫn cho các HKD về các thủ tục kê khai, lập hồ sơ miễn giảm thuế, tính thuế, quyết tốn thuế và nộp thuế để các đối tượng nộp thuế tự thực hiện nghĩa vụ thuế của mình với Nhà nước.
- Hình thức kê khai để nộp thuế của HKD cần được mở rộng và thu hẹp đi phương pháp nộp thuế khóa. Đối với các HKD muốn nộp thuế theo hình thức khốn thì cần phải chú ý đến quy trình xác định mức khốn, cơng khai đảm bảo, dân chủ, công bằng giữa các hộ nộp thuế khoán nhằm chống các hành vi tiêu cực trong việc xác định mức khoán với các HKD.
- Đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở có dịch vụ tư vấn về thuế, kế toán thuê, cung cấp dịch vụ thuế và hạch toán để giúp các HKD trên địa bàn n tâm vì có sự hỗ trợ nhất định mà không bị lúng túng khi tự thực hiện, giúp các cá nhân hiểu rõ chính sách về thuế và làm tốt công tác kê khai, nộp thuế. Song song đó, đó mở rộng các dịch vụ hỗ trợ miễn phí đối với đối tượng nộp thuế để hướng dẫn họ thực hiện tốt cơng tác kế tốn, quản lý hoá đơn chứng từ.
- Đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế, đồng thời tăng cường trách nhiệm quyền hạn của tổ chức quản lý thu thuế và cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi nộp thuế
3.2.3 Hồn thiện cơng tác khuyến khích, hỗ trợ tạo mơi trường hoạt động cho hộ kinh doanh
- Không ngừng cải thiện thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh đối với các hộ kinh doanh
Tiếp tục rà soát và loại bỏ những quy định hay thủ tục không phù hợp, gây khó khăn cho HKD và người dân. Tăng thêm các thủ tục hành chính liên thơng,
giúp tổ chức, công dân thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục hành chính.
Các thủ tục có liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh và chi phí giao dịch khơng chính thức cần giải quyết theo hướng coi việc hỗ trợ các HKD là trách nhiệm của huyện, của các cấp chính quyền. Theo đó, UBND huyện Nhơn Trạch cần tập trung rút ngắn thời gian làm thủ tục đăng ký kinh doanh, và sửa đổi bổ sung theo quy định, cùng với đó giảm các chi phí khơng chính thức, tiếp tục cải thiện tình hình cung cấp thơng tin và cải thiện thái độ giao tiếp của cán bộ quản lý nhà nước vẫn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Thời gian tới, việc cải cách hành chính cần gắn với đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành, tập trung cải thiện môi trường hoạt động cho HKD và cố gắng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Để có được như vậy, huyện Nhơn Trạch phải chú trọng tới nâng cao chất lượng công tác cán bộ QLNN đối với HKD; tập trung đào tạo nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, chủ động trong chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ của cán bộ và cơng chức. Song song đó, đẩy mạnh cải cách chế độ công chức cùng với ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình quản lý và thực thi cơng vụ; củng cố hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Nhơn Trạch trong sạch, vững mạnh. Quan tâm đến đời sống của cán bộ chịu trách nhiệm đúng mức để họ yên tâm phục vụ công tác QLNN đối với HKD trên địa bàn có hiệu lực và hiệu quả hơn.
- Đẩy mạnh tính minh bạch và tiếp cận thông tin.
Cho đến nay việc minh bạch và tiếp cận thông tin của huyện cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình, cịn nhiều vấn đề cần phải cải thiện mạnh mẽ hơn như thông tin về ngân sách của huyện, các thông tin về các dự án đầu tư của trung ương trên địa