2.1. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Nhơn Trạch Nhơn Trạch
2.1.1. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch
2.1.1.1. Tính hiện đại của kết cấu hạ tầng giao thông huyện Nhơn Trạch. - Sự phát triển của kết cấu các loại hình giao thông vận tải.
+ Đường bộ
Kết cấu giao thông vận tải đường bộ là lĩnh vực phát triển nhất trong tất cả các loại hình giao thông vận tải ở Nhơn Trạch, có tốc độ phát triển mạnh nhất, đặc biệt trong thời gian gần đây bởi vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội Huyện. Huyện Nhơn Trạch buổi đầu thành lập là một Huyện gặp rất nhiều khó khăn, thách thức về trình độ phát triển kinh tế cũng như về hạ tầng giao thông. Theo thống kê từ UBND huyện Nhơn Trạch, hệ thống kết cấu giao thông ban đầu rất kém, với 90% hệ thống đường xá chưa được bê tông, nhựa hóa. Các tuyến đường lúc bấy giờ chỉ mới được rải sỏi đá chiếm đá số. Trên địa bàn các xã của Huyện cầu cống chưa được đầu tư xây dựng, toàn Huyện có 50 cầu khỉ mang tính chất tạm bợ, thậm chí một số khu vực khả năng kết nối với các vùng xung quanh rất hạn chế do chưa có hệ thống giao thông kết nối xuyên suốt giữa các vùng trên địa bàn Huyện.
Từ năm 2009, cùng với Quyết định 284/2006/QĐ –TTg (năm 2006), Nghị Quyết chuyên đề số 13 – NQ/TU về xây dựng thành phố Nhơn Trạch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, bộ mặt kết cấu hạ tầng giao thông đã có sự thay đổi đáng kể. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ Phòng quản lý đô thị Huyện Nhơn Trạch, mạng lưới giao thông đường bộ do Huyện quản lý trong năm 2015 là 97,73km, trong đó tình trạng đường tốt là 37,66km, trung bình là 6,91 km, tình
trạng đường xấu có tới 54,38km chiếm đến 55,6%. Kết cấu mặt đường bê tông nhựa chiếm 92,83km, cấp phối 3.6km. Đến năm 2019 là 95.95km, trong đó tình trạng đường xấu giảm xuống còn 13,61km, kết cấu mặt đường nhựa gần như chiếm hoàn
toàn. (xem phụ lục 1, 2 và phụ lục 4, Bảng 2.5 và 2.6). Từ năm 2016 – 2020, Nhơn
Trạch đã đầu tư 118 tuyến đường với tổng chiều dài gần 40,2km, có tổng trị giá khoảng 90 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 2020, Huyện đã đầu tư nâng cấp bê tông hóa được 317 tuyến đường, với chiều dài 97,8km, kinh phí thực hiện gần 177 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2010 -2020, nhiều tuyến đường trọng điểm mang tính chiến lược về giao thông kết nối với đường cao tốc, trục chính đã, đang và sẽ được xây dựng, tạo tính liên kết chặt chẽ hơn giữa các loại hình giao thông vận tải như đường 319, cầu Cát Lái, cao tốc Long Thành – Dầu Dây, cao tốc Bến Lức – Long Thành.
+ Hệ thống cảng: Thực tế cho thấy, đa số các cảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung, huyện Nhơn Trạch nói riêng đều là những cảng có quy mô nhỏ dưới 30 hecta, số cảng có quy mô trên 40 hecta chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn, chủ yếu trong tầm 5-10 hecta, thậm chí dưới 5 hecta. Trong số cảng đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, chỉ có Cảng nhà máy luyện phôi thép Sunsteel có diện tích hơn 139 hécta. UBND huyện, tỉnh đã phê duyệt nhiều dự án cảng tại Nhơn Trạch nhưng nhiều nhà đầu tư do thiếu vốn, năng lực còn hạn chế khiến cho việc triển khai đầu tư thực hiện dự án không được triển khai theo đúng tiến độ dự án, một số cảng đã được bàn giao mặt bằng nhưng nhiều năm vẫn giậm chân tại chỗ.
+ Đường sắt và đường hàng không: Giai đoạn 2010 – 2020 trên địa bàn huyện Nhơn Trạch chưa có giao thông vận tải hàng không. Hệ thống giao thông vận tải đường sắt rất khiêm tốn, kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt giai đoạn này không có sự đầu tư phát triển đáng kể. Nguyên nhân là do vận tải đường sắt có vai trò thứ yếu trong các loại hình vận tải ở Nhơn Trạch, UBND huyện chưa chú trọng đầu tư. Phát triển kết cấu giao thông vận tải đường hàng không có nguồn vốn đầu tư lớn, thuộc thẩm quyền quyết định của Trung ương. Do đó, phát triển kết cấu hạ tầng hàng không trên địa bàn Huyện phụ thuộc vào Trung ương. Dự án xây dựng sân bay
Long Thành được Chính phủ phê duyệt, huyện Nhơn Trạch tiến hành nghiên cứu xây dựng mới, mở rộng các tuyến giao thông đường bộ kết nối với sân bay Long Thành trong tương lai.
- Vốn đầu tư, hình thức đầu tư.
Vốn đầu tư ngày càng nhiều là một trong những nguyên nhân dân đến sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện. Đồng thời thể hiện kết cấu hạ tầng giao thông ở Nhơn Trạch ngày càng phát triển. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2010 – 2020 ngày càng tăng, quy mô đầu tư các dự án phát triển hạ tầng giao thông này càng lớn, mở rộng và có vai trò then chốt đối với phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Nhu cầu vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Nhơn Trạch rất lớn, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên số vốn huy động được chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Nhơn Trạch thực hiện trong 5 năm (2010 – 2015)) ước đạt 36,231 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra (56.000 tỷ đồng) do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được triển khai nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Nguồn vốn từ ngân sách hàng năm rất thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng của địa phương. Việc huy động nguồn vốn từ xã hội hóa, các nguồn đầu tư gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế. Tuy vậy, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông luôn được Huyện ưu tiên đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2010 – 2015, trên địa bàn Huyện đã thực hiện giải ngân 314,5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cho công trình hạ tầng giao thông dự án đường Long Thọ 1, đường 25 C và trung tâm bồi dưỡng chính trị. Giải ngân 720 tỷ từ nguồn vốn ngân sách huyện cho 98 công trình thuộc nhiều hạng mục khác nhau, trong đó có các công trình hạ tầng giao thông: 70,629 km cầu, đường giao thông nông thôn được nâng cấp, xây dựng mới với kinh phí 72,062 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 26,123 tỷ đồng, ngân sách huyện là 24,994 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 20,945 tỷ đồng). Trong giai đoạn 2016 – 2020, Huyện đã đầu tư 90 tỷ đồng xây dựng hệ thống các tuyến đường giao thông mới, đầu tư nâng cấp bê tông hóa gần 177 tỷ đồng.
Để giải quyết bài toán vốn đầu tư, trong giai đoạn 2010 – 2020, huyện Nhơn Trạch đã huy động nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Chính vì vậy, đã bổ sung rất lớn vào sự thiếu hụt nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, đồng thời góp phần quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Nhiều dự án quy mô lớn, vốn nhiều đã được triển khai, tạo diện mạo khang trang cho đô thị mới. Theo số liệu thống kê tổng hợp kết quả giải ngân thanh toán giai đoạn 2016 – 2019 cho thấy tỷ lệ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Nhơn Trạch bằng nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ cao và tăng đều qua các năm(xem số liệu phụ lục 3 và phụ lục 4 bảng 2.3 và 2.4). Tuy nhiên tỷ lệ các dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư khác cũng đang ngày càng tăng mạnh, nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch có vai trò lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, là trục giao thông trọng yếu được triển khai thực hiện bằng nguồn vốn BOT, PPP…
- Tiêu chuẩn kỹ thuật.
Để đảm bảo chất lượng công trình giao thông vận tải, Ban quản lý các dự án huyện Nhơn Trạch yêu cầu các chủ đầu tư khi lập hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch, cần chỉ đạo và có trách nhiệm cùng tư vấn nghiên cứu kỹ các yếu tố liên quan đến thông số kỹ thuật như điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động của nó đến vấn đề đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn để đề ra tiêu chí cụ thể cho dự án sao cho phù hợp với khả năng của nguồn vốn và các điều kiện tự nhiên, xã hội và các điều kiện khác trên địa bàn Huyện. Trong giai đoạn lập dự án, khung tiêu chuẩn dự án phải được Bộ Giao thông vận tải, hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ GTVT thỏa thuận hoặc ủy quyền, phê duyệt. Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án phải tuân thủ khung tiêu chuẩn đề ra. Đối với khâu thiết kế bản vẽ thi công và đối với tất cả các bước tiếp theo của dự án bao gồm: khảo sát, thiết kế, nghiệm thu hồ sơ thiết kế, thi công, kiểm soát - giám sát chất lượng, nghiệm thu bàn giao và quản lý, bảo trì, khai thác công trình đều bắt buộc áp dụng các khung tiêu chuẩn đã được thỏa thuận trước đó. Việc thay đổi, bổ sung phải được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
2.1.1.2. Tính đồng bộ, kết nối của kết cấu hạ tầng giao thông huyện Nhơn Trạch.
Từ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Nhơn Trạch cho thấy, mức độ kết nối các phương thức vận tải ngày càng cao. Nhiều tuyến đường đóng vai trò kết nối các trục giao thông huyết mạch, kết nối các loại hình vận tải được đầu tư xây dựng và mở rộng. Hiện tại và trong thời gian tới, Huyện Nhơn Trạch sẽ có các trục phát triển kết nối liên hoàn gồm trục ra quốc lộ 51 với các tuyến chính là: 25A, 25B và 25C; trục Nhơn Trạch đi cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Giầu Dây; trục Nhơn Trạch đi cao tốc Bến Lức - Long Thành; trục cảng Phước An - cảng Cái Mép; trục đường Vành đai 3. Các trục này sẽ tạo sức bật cho lưu thông hàng hóa, phát triển công nghiệp và đô thị Nhơn Trạch. Trong đó, cầu Cát Lái và đường Vành đai 3 kết nối với thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo đột phá trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, giúp Nhơn Trạch tránh được các điểm nghẽn về giao thông đô thị. Dự án cầu đường quận 9 sang Nhơn Trạch là đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh là dự án giao thông có ý nghĩa quan trọng kết nối giữa các vùng. Đường 769 và đường 25B, 25C cũng là các trục đường chính quan trọng của huyện Nhơn Trạch, đây là tuyến đường mang tính chiến lược, kết nối TP Hồ Chí Minh – Nhon Trạch – sân bay Long Thành. Hiện nay, đường 25C đã được quy hoạch mở rộng nhằm giảm áp lực về lưu lượng tham gia lưu thông cho tuyến đường 25B. Đối với dự án đường D9 cũng đã được Huyện đầu tư thực hiện, đây là dự án kết nối giao thông các khu dân cư tại Long Thọ - Phước An với đường cảng Phước An, đường Hùng Vương, tạo thành tuyến đường giao thông thuận lợi cho người dân trong vận chuyển hàng hóa, tạo sự thông suốt, thu hút người dân đến sinh sống.
Đường 319 là tuyến đường huyết mạch của huyện Nhơn Trạch, bởi nó đi xuyên qua hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn Huyện, đồng thời còn đi qua các tuyến đường quan trọng khác như đường 25A, đường 25B và đường 25C. Ngoài ra, tuyến đường này cũng được kết nối với hai cảng lớn là cảng Phước An và cảng Cát Lái sẽ tạo điều kiện thuận lợi giao thông đường thủy liên vùng, tăng tính kết nối
hạ tầng giao thông trên địa bàn Nhơn Trạch. Mặt khác, đường 319 nối trung tâm huyện Nhơn Trạch với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, có vai trò kết nối với đường nối vào cảng Phước An sẽ giúp cho việc lưu thông hàng hóa tại các KCN trên địa bàn Huyện trở nên thuận lợi hơn. Đường 319 còn kết nối với đường nối vào cảng Phước An sẽ giúp giảm tình trạng quá tải trên tuyến quốc lộ 51. Cầu Cát Lái đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thương kinh tế và tạo cú hích đẩy nhanh sự phát triển đô thị thành phố mới Nhơn Trạch. Dự tính sẽ có hàng loạt hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại sẽ hình thành và phát triển cùng cầu Cát Lái.
Cao tốc Long Thành – Dầu Dây là một phần của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam, đi qua các quận 2, 9 (TP.Hồ Chí Minh) và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai). Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ 120km/h. Đây là tuyến đường được đánh giá rất quan trọng và có năng lực thông xe lớn. Tạo điều kiện thuận lợi để gắn kết ba trung tâm kinh tế lớn tại khu vực phía Nam là TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Rút ngắn quãng đường từ TP.Hồ Chí Minh đi Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 20km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ cảng Cái Mép – Thị Vải, cũng như các hoạt động của cảng hàng không quốc tế Long Thành. Qua 8 năm đi vào hoạt động, đường cao tốc có nguy cơ trở thành “thấp tốc” do tình trạng quá tải, vì vậy tỉnh Đòng Nai đã quy hoạch mở rộng hệ thống cao tốc này trong giai đoạn mới.
Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn huyện Nhơn Trạch cho thấy, toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh các dự án đường giao thông vận tải có tính kết nối hạ tầng giao thông vận tải giữa đường thủy với các khu công nghiệp (đường bộ). Về mặt thông thương, với nhiều công trình giao thông huyết mạch hiện hữu và hàng loạt dự án trọng điểm đang được triển khai, trong thời gian tới, Nhơn Trạch có thể kết nối liên vùng thuận tiện giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ. Huyện Nhơn Trạch đã được Chính phủ phê duyệt dự án đường liên cảng Nhơn Trạch cách đây 8 năm. Đường liên cảng được đánh giá là có vai trò rất
quan trọng trong kết nối giao thông trên địa bàn Huyện, đặc biệt là hệ thống các cảng sông, cảng biển. Đường liên cảng sẽ là một mảnh ghép nhằm hoàn thiện giao thông kết nối khu vực ven sông Lòng Tàu, sông Đồng Nai, tạo thuận lợi cho phương tiện ra vào các cảng và đi đến các khu công nghiệp trên địa bàn Huyện. Đường sẽ kết nối 15 cảng đã và đang được đầu tư theo quy hoạch cảng biển nhóm 5 Đông Nam bộ. Rút ngắn thời gian di chuyển và vận chuyển hàng hóa. Năng lực thông quan của các bến cảng năm 2020 khoảng từ 20-21 triệu tấn/năm, năm 2030 là từ 51-58 triệu tấn. Ngoài ra, huyện Nhơn Trạch còn có dịch vụ hậu cần Cảng Phước An diện tích hơn 500ha, có đường liên Cảng Phước An - Cái Mép, đường kết nối các khu công nghiệp với 2 cao tốc qua địa bàn huyện và nhiều tuyến đường huyết mạch tạo đà cho huyện Nhơn Trạch trở thành đô thị công nghiệp - cảng vệ tinh vùng Tp Hồ Chí Minh. Trong tương lai, vận tải đường cao tốc và đường thủy sẽ giúp ngành dịch vụ logistics ở Nhơn Trạch phát triển mạnh. Cảng Phước An (Phước An, Nhơn Trạch, Đồng Nai), khu vực có lượng container thông quan chiếm 79% và hàng hóa tổng hợp chiếm 50% hàng hóa thông quan cảng biển Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ cảng. Đây là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Vì thế, khu dịch vụ hậu cần được đánh giá là một lợi thế