1.4.1 .Các nhân tố khách quan
2.1. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Nhơn
2.1.2. Ảnh hưởng của phát triển kết cấu hạ tầng đến chi phí vận tải của doanh
doanh nghiệp, chi phí đi lại của người dân, mức độ an tồn giao thơng.
* Đối với chi phí vận tải của doanh nghiệp, chi phí đi lại của người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải, tính kết hợp các phương thức vận tải trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch ngày càng cao đã góp phần giảm đáng kể chi phí vận tải cho doanh nghiệp trong q trình lưu thơng phân phối sản phẩm, góp phần to lớn vào việc giảm giá thành sản phẩm bán ra đến tay người tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hệ thống hạ tầng vận tải đường bộ và đường thủy là hai phương thức vận tải chủ đạo của huyện Nhơn Trạch. Huyện Nhơn Trạch có hệ thống vận tải đường bộ khá hoàn thiện, phát triển, vận tải đường thủy có cảng biển và đang xây dựng đường liên cảng Nhơn Trạch với tiêu chuẩn kỹ thuật khá hiện đại, khả năng bốc dỡ hàng hóa lớn, có khả năng tiếp nhận các tàu container thơng thương, có thể tham gia vào việc xuất nhập hàng hóa quốc tế, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí vận tải. Điểm yếu của phương thức vận tải trên địa bàn huyện Nhơn Trạch là chưa có phương thức vận tải bằng đường hàng khơng (đã quy hoạch, sẽ có trong tương lai gần, kết nối với sân bay Long Thành), vận tải đường sắt chưa có. Tuy nhiên, xét cho cùng, vận tải đường hàng không và đường sắt không thể vận chuyển được hàng hóa nặng, chất lượng kỹ thuật và năng lực vận tải thấp, vận tải bằng đường sắt mất rất nhiều thời gian, vì vậy sự thiếu hụt về hai phương thức vận tải này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện. Hơn nữa, vận tải bẳng đường thủy chủ yếu bằng xà lan, chi phí thấp, an tồn, ít xẩy ra tai nạn.
Tuy nhiên, sự kết hợp các phương thức vận tải khác nhau sẽ kết hợp ưu điểm của các phương thức vận tải nhưng chưa phổ biến ở Nhơn Trạch, làm phát sinh thêm cơng đoạn chuyển tải trong quy trình xếp dỡ, khiến chi phí xếp dỡ tăng cao. Hạ tầng giao thông kết nối ngày càng phát triển nhưng về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật một số tuyến đường vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an tồn giao thơng. Mức độ kết nối hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện vẫn chưa đồng bộ, chi phí cho
quá trình tham gia giao thơng cịn khá lớn (chi phí tham gia cầu đường chiếm 10 – 20%), do đó vận tải bằng đường bộ cũng đang là gánh nặng đối với doanh nghiệp. Các chi phí dịch vụ cảng biển như phí CFS (hàng lẻ), phí lưu kho bãi, lưu container, phí nâng hạ container, phí điều hành bến bãi, phí đại lý. Các loại phí, lệ phí đối với hoạt động GTVT của Việt Nam cịn cao so với một số quốc gia trong khu vực. Các doanh nghiệp vận tải cần có phương án hợp lý để cân đối giữa lợi ích khi sử dụng kết cấu hạ tầng tốt như giảm chi phí bảo dưỡng, khấu hao phương tiện, giảm thời gian hành trình, tăng hiệu quả khai thác… với chi phí để sử dụng kết cấu hạ tầng đó. Theo tính tốn các chuyên gia, nếu vận tải hàng hóa bằng đường thủy là 1.000 đồng/tấn/km, thì vận tải bằng đường bộ sẽ cao gấp 3,7 lần so với đường thủy, tương đương là 3.700 đồng/tấn/km, còn vận tải hàng hóa bằng đường sắt chỉ khoảng 430 đồng/tấn/km, tương đương 2/3 so với vận tải đường thủy.
Khi được hỏi “ông / bà đánh giá như thế nào về mức độ kết nối các phương thức vận tải trên địa bàn huyện Nhơn Trạch?” từ 200 doanh nghiệp trên địa bàn, kết quả khảo sát thu được: khơng có doanh nghiệp nào lựa chọn phương án trả lời “kết nối đồng bộ, hiện đại”, chiếm tỷ lệ 0%; 10 doanh nghiệp lựa chọn phương án trả lời “kết nối đồng bộ nhưng chưa hiện đại”, chiếm tỷ lệ 5%; 97 doanh nghiệp lựa chọn phương án trả lời “kết nối khá đồng bộ nhưng chưa hiện đại”, chiếm tỷ lệ 48,5 %; 93 doanh nghiệp lựa chọn phương án trả lời “kết nối chưa đồng bộ, chưa hiện đại”, chiếm tỷ lệ 46,5 %;
Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, vận hành hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu họat động của doanh nghiệp hiện nay: Kết cấu hạ tầng cảng biển cịn thơ sơ, chưa hiện đại, khả năng xếp dỡ chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn tới phương án vận tải bởi nếu khả năng xếp dỡ bị hạn chế sẽ dẫn tới phát sinh thời gian chờ đợi, làm tăng chi phí vận tải. Ngồi ra, thiết bị xếp dỡ lạc hậu. Nhiều tuyến đường bộ đang quá tải, tắc nghẽn khiến hiệu quả lưu thơng thấp, hao phí nhiên liệu, khấu hao cao, xe xuống cấp nhanh…Tất cả những yếu tố đó cộng lại làm cho chi phí vận tải của doanh nghiệp trên địa bàn Huyện có giảm nhưng nhìn chung cịn khá cao.
*Ảnh hưởng đến chi phí người lao động: Kết cấu hạ tầng giao thông càng phát triển, người lao động càng được hưởng lợi. Thực tế tại Huyện Nhơn Trạch cho thấy, người lao động sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông không phải trả phí. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng phát triển mạnh trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn Huyện.
* Ảnh hưởng đến an tồn giao thơng.
Hệ thống hạ tầng giao thơng huyện Nhơn Trạch dựa vào kết quả phân tích mục 2.1, 2.2, 2.3 trên cho thấy mức độ an tồn của người tham gia giao thơng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch về cơ bản được đảm bảo nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro. Cụ thể, chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện nhìn chung cịn chưa đảm bảo u cầu một số hạng mục. Một số tuyến đường đã xây dựng thời gian khá lâu, xuất hiện tình trạng xuống cấp, nhất là trong mùa mưa làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cơng trình giao thơng, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thơng. Nguồn vốn tu sửa, bảo trì cơng trình hạ tầng giao thơng trên địa bàn Huyện còn thiếu dẫn đến chất lượng duy tu, sửa chữa nhiều hạng mục hạ tầng không đảm bảo kỹ thuật, ảnh hưởng mức độ an tồn của nó.
Theo thống kê từ Công an huyện Nhơn Trạch, trong giai đoạn 2015 – 2020 nhiều vụ tai nạn đã xẩy ra trên địa bàn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tỷ lệ số vụ tai nạn xảy ra do yếu tố kết cấu hạ tầng giao thông(thiết kế bất hợp lý, thiếu đèn chiếu sáng, vạch sơn phản quang, hệ thống đèn, biển báo chưa hợp lý, rõ ràng) chiếm 30% tổng số các vụ tai nạn hàng năm (xem diễn dải số liệu phụ lục 5, mục
5.5). Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xẩy ra tại các tuyến đường chưa
đảm bảo an tồn giao thơng, điển hình là tại nút giao thơng ngã ba Nhơn Trạch và tại các nút vòng xoay lớn. Nhơn Trạch là một địa bàn giáp ranh với Tp Hồ Chí Minh, vì vậy, có rất nhiều nhiều phương tiện lưu thơng qua Nhơn Trạch để đi đến các điểm khác nên tình hình giao thơng qua địa bàn Nhơn Trạch khá phức tạp. Cơ sở hạ tầng giao thông qua địa bàn huyện Nhơn Trạch trong thời gian gần đây được
đầu tư xây dựng mới, mở rộng nhiều tuyến đường chính, tính kết nối gia tăng nhưng chưa được đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với lượng người, phương tiện lưu thông qua đây nên việc điều tiết, đảm bảo lưu thơng thơng thống,… gặp nhiều khó khăn.