1.4.1 .Các nhân tố khách quan
3.2. Giải pháp
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
3.2.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
* Nội dung giải pháp.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống. Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ Điều tra, khảo sát các dự án phát triển đô thị mới Nhơn Trạch, dự án hạ tầng giao thông vận tải Tỉnh, Huyện và các Chủ đầu tư thực hiện để khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng giữa các khu mới được đầu tư với các khu vực hiện có, tạo nên hệ thống hạ tầng giao thơng hồn chỉnh, đồng bộ.
+ Rà soát hệ thống quy hoạch chi tiết của Huyện, đối chiếu với quy hoạch chung Tỉnh, chủ động kiến nghị UBND Tỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết Huyện sao cho phù hợp thực tế địa phương.
+ Tiến hành cơng tác phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xả hội trên địa bàn Huyện, lứu ý đến tốc độ tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, mức tăng trưởng dân số, lực lượng lao động, học sinh, sinh viên và mức sống của người dân. Đây là những dữ liệu, cơ sở quan trọng, cung cấp thông tin cụ thể, chính xác giúp cho cơng tác lập quy hoạch đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tính dự báo bền vững.
+ Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được thông qua của Huyện, công tác lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng cần có sự thống nhất, phù hợp, tránh chồng chéo; phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông của Tỉnh, vùng, Quốc gia. Đảm bảo an ninh, đồng bộ với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực.
+ Chỉ đạo Phòng, Ban, Ngành liên quan phối hợp hoàn thiện Quy hoạch phân khu theo chỉ đạo của UBND Tỉnh. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch đảm bảo đồng bộ; xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch chi tiết, chỉ giới một số tuyến đường.
+ Thường xuyên kiểm tra đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ dự án, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch, các quy định về quản lý đất đai, đầu tư.
+ Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, UBND Huyện Nhơn Trạch cần có kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp mới các tuyến giao thơng, cơng trình hạ tầng phục vụ vận tải phải phù hợp với quy định về quản lý đầu tư, quy định quản lý xây dựng của pháp luật. Phối kết hợp các Phòng, ban, ngành xây dựng kế hoạch cụ thể, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ về kết cấu, chất lượng, vận tải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, thân thiện môi trường.
+ UBND Huyện cần định hướng Kế hoạch phát triển, hướng dẫn vay vốn tín dụng ưu đãi và tập trung vào các hạng mục quan trọng, thiết yếu. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan quản lý nhà nước và Ban quản lý hạ tầng giao thông. Xây dựng các chốt trạm cảnh sát giao thông phục vụ công tác đảm
bảo an tồn giao thơng. Đầu tư sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng trên các tuyến xe buýt của Huyện.
+ Xây dựng quy hoạch cần có tầm nhìn dài hạn, theo đó, UBND Huyện cần chú trọng cơng tác khảo sát và nghiên cứu, phối hợp với các địa phương lân cận để tìm hiểu, cập nhật kế hoạch, đề án phát triển hạ tầng giao thơng có liên quan đến địa bàn mình quản lý. Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải cần lấy các tuyến trọng yếu làm chủ đạo, từ đó mở rộng tính liên kết các khu vực xung quanh. Tập trung vào vùng trọng điểm cịn nhiều khó khăn, góp phần hồn thiện quy hoạch, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo trật tự an tồn giao thơng.
- Điều chỉnh, phối kết hợp mối liên hệ theo thự tự trước sau của các loại hình quy hoạch liên quan đến công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch.
+ Cơ sở đề ra giải pháp:
Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thơng có mối liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. Nếu các quy hoạch trên khơng có sự bàn bạc thống nhất hoặc thứ tự quy hoạch không hợp lý rất dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo, vướng mắc giữa các quy hoạch, ảnh hưởng đến tiến độ, khả năng thực hiện, chất lượng quy hoạch. Trên thực tế, các quy hoạch này chưa có sự thống nhất chung trong quy hoạch, công tác quy hoạch rất chồng chéo, chưa mang tính hệ thống, nhiều quy hoạch thiếu tính khả thi, nên thường xuyên phải điều chỉnh; chưa có đơn vị làm đầu mối trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch; thời gian quy hoạch thường ngắn, chưa dự tính được hết xu thế phát triển trong tương lai.
+ Nội dung giải pháp:
2. Điều chỉnh trình tự giữa các quy hoạch liên quan, đảm bảo tính hệ thống cơng tác quy hoạch (trong đó có quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải), tránh chồng chéo.
Đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng bắt buộc phải tiến hành sau, dựa trên quy hoạch sử dụng đất. Bởi lẽ, khi quy hoạch
sử dụng đất, cơ quan chứa năng cần thực hiện đúng chức năng Quy hoạch sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai gồm: Cân đối nguồn lực đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ đất nước và gìn giữ mơi trường; Làm căn cứ để quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế, quy hoạch sử dụng đất thường được diễn ra sau cùng dựa trên nhu cầu sử dụng đất các loại quy hoạch khác (mặc dù vẫn tuân theo đúng trình tự quy định về lập, thẩm định, phê duyệt). Vì vậy, khi quy hoạch xây dựng làm xong, quy hoạch sử dụng đất buộc điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng đất của quy hoạch xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất không phát huy được vai trị của mình. Nếu thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng vai trò của quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng sẽ căn cứ theo đó thực hiện quy hoạch xây dựng. Với vai trò định hướng, làm cơ sở cho các quy hoạch khác, Quy hoạch sử dụng đất cũng phải được lập, thẩm định và phê duyệt trước Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; kết hợp với tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành và phát triển, hiện trạng kinh tế xã hội, tiềm năng thế mạnh của địa phương …làm cơ sở cho việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
3. Quy định phân cấp trong quy hoạch sử dụng đất và giao thông đường bộ: Hiện nay, công tác quy hoạch sử dụng đất ở các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) đều được lập trên cơ sở: Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội; đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất của khu vực địa giới hành chính; Nhu cầu sử dụng đất của các Bộ, ngành, tỉnh, huyện đối với phạm vi cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện.
Ở cấp địa phương, Huyện Nhơn Trạch nói riêng, các địa phương khác nói chung đều mong muốn xây dựng địa phương phát triển mọi mặt, do đó dẫn đến công tác quy hoạch sử dụng đất bị chồng chéo, đất đai bị chia cắt trở nên manh mún; hiệu quả sử dụng đất thấp, nhiều dự án đầu tư không phát huy được hiệu quả. Do đó, trong quy hoạch sử dụng đất nên có các cấp sau: cấp quốc gia, cấp vùng (vùng thủ đô, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long …), cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
được thực hiện theo trình tự từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Trong đó, ở cấp Huyện làm nhiệm vụ quy hoạch các đường huyện để kết nối với các huyện khác, các xã, các khu vực trong huyện; kết nối với các đường tỉnh lộ … trên cơ sở căn cứ vào quyết định phê duyệt quy hoạch của Chính phủ đối với tỉnh để lập quy hoạch các khu vực trong huyện, các tuyến đường huyện … trình tỉnh phê duyệt. 3.2.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng, bảo trì, nâng cấp, bảo vệ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
* Quy định trách nhiệm, quyền lợi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến các dự án xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện.
- Cơ sở đề ra giải pháp: Nhiều cơng trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện chậm tiến độ, chất lượng cơng trình khơng đảm bảo Tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, q trình thi cơng chưa đảm bảo u cầu, thất thoát nguồn vốn trong đầu tư xây dựng. Để khắc phục vấn đề trên, tác giả đưa ra giải pháp quy trách nhiệm cụ thể.
- Nội dung giải pháp:
+ Công khai thông tin các nhà thầu trên cổng thơng tin điện tử.
Nhà thầu đóng vai trị to lớn, quyết định rất lớn đến tiến độ thi cơng, chất lượng cơng trình. Do vậy, việc lựa chọn nhà thầu cần cẩn thận, chính xác, xác định đúng năng lực của nhà thầu. Tuy nhiên, đây là điều không dễ dàng, bởi lẽ nhiều nhà thầu cố tình cung cấp thơng tin khơng đúng với quy mơ, năng lực thực sự của mình nhằm nâng cao khả năng trúng thầu. Vì vậy, việc cơng khai thông tin năng lực nhà thầu một cách minh bạch giúp chủ đầu tư lựa chọn đúng nhà thầu phù hợp với yêu cầu của dự án, cơng trình.
Để có thể tham gia dự thầu, các nhà thầu buộc phải cung cấp thông tin trung thực, minh bạch, chính xác về khả năng tài chính, các dự án, đã, đang thực hiện, chất lượng cơng trình đã thực hiện thơng qua đánh giá của chủ đầu tư, đơn vị cung cấp, đánh giá của nhân dân… Các cơ quan quản lý nhà nước cần có các chế tài xử lý thật nặng đối với các trường hợp không cung cấp thông tin, hoặc không trung
thực theo yêu cầu đăng tải trên Webside, như: phạt tiền, huỷ bỏ kết quả trúng thầu, thu hồi đăng ký kinh doanh, xử lý hình sự.
+ Lưu trữ, cơng khai thơng tin tiến độ, các giai đoạn thi cơng, bảo trì, duy tu cơng trình hạ tầng giao thơng nhằm tránh lãng phí, sữa chữa, duy tu đúng thời gian quy định.
Thực tế cho thấy, một số cơng trình hạ tầng giao thơng xẩy ra tình trạng thường xuyên cải tạo, sửa chữa nâng cấp để thay đổi kiến trúc, kết cấu hoặc mở rộng, lắp đặt các hệ thống cơng trình ngầm với thời gian ngắn, trong khi đang sử dụng tốt. Thậm chí, một số cơng trình vừa xây dựng xong lại bị đào bới lên, đặc biệt là các tuyến đường cho các xã làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, chất lượng thường không đảm bảo yêu cầu. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình, cảnh quan đơ thị. Để khắc phục tình trạng trên, thiết nghĩ cần phải bắt buộc công khai minh bạch tất cả các thông tin lịch sử các dự án hạ tầng giao thơng: Thời gian hồn thành, thời gian sửa chữa, nâng cấp các lần, thông tin kỹ thuật dự án gắn với các thông tin liên quan như tên tổ chức và cá nhân phê duyệt; mục đích, mục tiêu và lý do đầu tư; phương án đầu tư; hiện trạng, quy mơ cơng trình trước và sau khi thực hiện; tên Chủ đầu tư; tên Ban Quản lý dự án; các nhà thầu tham gia; Khi các thông tin trên được lưu trữ, công khai minh bạch sẽ giúp cơ quan quản lý nắm bắt thơng tin kịp thời, chính xác phục vụ hiệu quả cho cơng tác quản lý nhằm hạn chế mức thấp nhất lãng phí nguồn đầu tư, từ đó nâng cao chất lượng cơng trịnh hạ tầng giao thông.
* Thúc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng cơng trình hạ tầng giao thông.
- Nội dung giải pháp:
+ Đổi mới cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng.
1. Xây dựng đơn giá bồi thường phù hợp với thị trường theo hướng: Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp nuôi trồng thủy hải sản thống nhất đơn giá đền bù trên địa bàn Huyện đối với các thửa đất có cùng: mục đích sử dụng, hạng đất, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện canh tác; Đối với đất ở, đơn giá đền bù của các
vị trí khác nhau sẽ khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội … của từng vùng. Xây dựng đơn giá phù hợp với thị trường đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người bị thu hồi đất và chủ đầu tư thực hiện dự án, đảm bảo đúng tiến độ cơng trình.
2. Cam kết thanh tốn tiền đền bù giải pháp mặt bằng cho các tổ chức cá nhân có đất bị thu hồi theo như đơn giá đã được quy định, đảm bảo đúng thời gian đã quy định trong dự án.
3. Tăng cường sự phối hợp các Ban, ngành, đồn thể trong cơng tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng. Kiên quyết xử lý các cá nhân không thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cố tình tun truyền sai mục đích dự án, lơi kéo, xúi giục nhân dân chây lỳ, không hợp tác giải phóng mặt bằng.
+ Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư nhằm tránh tình trạng chiếm dụng vốn
Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thi cơng. Chính vì vậy, cần thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư, khắc phục tình trạng chiếm dụng vốn của nhà thầu.
Nhà thầu phải mở riêng một tài khoản cho dự án theo hợp đồng đã ký, bắt buộc các giao dịch thu chi liên quan đến dự án này đều phải thực hiện qua tài khoản này (nhằm tránh tình trạng ngân hàng khấu trừ nợ của nhà thầu từ các dự án khác). Khi làm thủ tục mở tài khoản này, cần thỏa thuận với ngân hàng (nơi mở tài khoản) theo nguyên tắc“tiền chỉ được chuyển đi khi có đầy đủ chữ ký và dấu của chủ đầu tư và nhà thầu”.
Chỉ cho tạm ứng khi đã có khối lượng thực tế. Yêu cầu nhà thầu đưa ra danh mục (tên, nội dung, số tài khoản, số tiền) các khoản phải chi trả liên quan đến dự án. Số tiền tạm ứng cho nhà thầu sẽ được chuyển từ tài khoản của dự án đến tài khoản của các đối tác của nhà thầu liên quan đến dự án.
Quy định mỗi nhà thầu chỉ được phép giao dịch với một ngân hàng, trong trường hợp muốn giao dịch thêm với ngân hàng khác, bắt buộc phải được sự đồng ý cho phép của ngân hàng đang giao dịch (gọi là ngân hàng chính). Khi ký hợp đồng
giao thầu thi cơng, cần làm hợp đồng ba bên giữa chủ đầu tư, nhà thầu và ngân hàng chính, làm cơ sở cho việc kiểm soát tiền của nhà thầu, đảm bảo nhà thầu khơng sử dụng tiền sai mục đích.
Đổi mới công tác quản lý vốn đối với các dự án do nhà nước làm chủ đầu tư, cần thực hiện nghiêm nguyên tắc: Chỉ quyết định phê duyệt thực hiện dự án khi đã có nguồnvốn với kế hoạch giải ngân rõ ràng, vốn có đến đâu làm đến đó (bằng cách rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục khơng thật cần thiết nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt), không phê duyệt nhiều dự án cùng một lúc vượt quá khả năng cân đối vốn, không phân bổ vốn dàn trải, kéo dài thời gian thi công …
+ Đánh giá công khai năng lực nhà thầu thông qua chất lượng thực tế các cơng trình đã thực hiện. Để đánh giá đúng năng lực nhà thầu qua chất lượng công