Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về hạ TẦNG GIAO THÔNG đáp ỨNG NHU cầu PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 68 - 74)

1.4.1 .Các nhân tố khách quan

3.2. Giải pháp

3.2.1. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

tạo động lực, cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. tế.

3.2.1.1. Huy động nhiều nguồn lực đầu tư. * Cơ sở đề ra giải pháp

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng địi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Làm thế nào đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông luôn ở mức cao hơn so với khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn ngân sách nhà nước là bài tốn được đặt ra từ lâu nhưng khó thực hiện. Thiều nguồn vốn ảnh hướng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án, chất lượng cơng trình, từ đó ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

* Nội dung giải pháp.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư: Thủ tục hành chính rườm rà, thái độ phục vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng nhu cầu…là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, rào cản lớn trong cơng tác thu hút vốn đầu tư. Vì vậy, muốn thu hút nguồn đầu tư cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, cạnh tranh. Để thực hiện giải pháp này, trong thời gian tới Huyện Nhơn Trạch cần thực hiện tốt một số biện pháp:

+ Tiến hành rà sốt lại những quy định, thủ tục hành chính đối với công tác thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Loại bỏ những quy định không cần thiết, sửa đổi những quy định khơng cịn phù hợp, đơn giản hóa tối đa nhất có thể về thủ tục hành chính.

+ Tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cơ chế một cửa liên thông. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, nâng cao chất lượng

hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” và một cửa liên thông ngày càng được nâng cao.

+ Xây dựng chính sách, cơ chế đặc thù đối với từng dự án cụ thể. Tùy vào mức độ, tầm quan trọng của các dự án. UBND tỉnh phối hợp với các bên liên quan tiến hành nghiên cứu xây dựng chính sách, cơ chế riêng cụ thể đối với danh mục các dự án, nhằm khuyến khích thu hút đầu tư vào các dự án mang tính đặc thù.

+ Tiếp tục nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là dự thảo văn bản pháp luật về đối tác công tư (PPP) theo hướng đề xuất những tiêu chí lựa chọn dự án PPP, nhà đầu tư PPP, sự phù hợp về tỷ lệ góp vốn công - tư phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, doanh nghiệp.

+ Công khai, minh bạch, ổn định, bình đẳng, có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án nhằm tạo niềm tin cho đối tác đầu tư, tăng chỉ số cạnh tranh, cải thiện mơi trường đầu tư.

+ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cả nhân, tổ chức muốn đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện.

+ Thường xuyên tổ chức đối thoại với nhà đầu tư để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư liên quan đến cơ chế, chính sách đầu tư.

- Hoàn thiện quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi chào đón đầu tư. Xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư, chuẩn bị sẵn mặt bằng sạch chào đón nhà đầu tư.

Quy hoạch rõ ràng, minh bạch, công khai là một trong yếu tố quan trọng tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Với nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông vận tải hiện nay, trong khi nguồn vốn hạn hẹp, cần thiết phải thực hiện công tác xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư. Những dự án quan trọng sẽ ưu tiên mời chào đầu tư trước. Điều này sẽ thu hút nguồn đầu tư cho những dự án trọng điểm, mang tính chiến lược của Huyện, tránh đầu tu dàn trải làm giảm khả năng huy động vốn cho dự án thiết yếu. Từ đó, tăng hiệu quả đầu tư, chất lượng hạ tầng dự án giao thơng vận tải.

Giải phóng mặt bằng là yếu tố gây nhiều khó khăn cho công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện. So với khung giá cũ, giá đất hiện nay trên địa bàn Huyện tăng lên gấp nhiều lần, một mặt đảm bảo được quyền lợi của người có đất bị thu hồi nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Bên cạnh việc thực hiện đền bù và hỗ trợ, nếu nhà đầu tư phải gánh thêm các khoản chi phí để hình thành và xây dựng khu tái định cư cho người bị ảnh hưởng thì nhiều khi sẽ vượt quá khả năng thu xếp tài chính của nhà đầu tư và làm giảm hoặc làm mất tính khả thi ban đầu của dự án, do đó cần thiết có sự hỗ trợ đầu tư các khu tái định cư một phần bằng ngân sách Nhà nước hoặc phải có cơ chế hợp lý để tạo vốn xây dựng khu tái định cư. Khung giá đất đơ thị nên được xây dựng theo lộ trình tăng dần và cần hồn chỉnh quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Bởi vậy, nếu địa phương làm tốt cơng tác giải phóng mặt bằng sẽ thúc đẩy thu hút nguồn đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ không phải làm những khâu chuẩn bị mà đi thẳng vào triển khai thực hiện dự án, đây là mong muốn của hầu hết các nhà đầu tư.

- Một mặt tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư hiện có. Mặt khác khuyến khích, xã hội hóa nguồn vốn đầu tư. Huy động sự tham gia của khối tư nhân đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Để thực hiện được giải pháp này, cần ưu tiên xem xét các yếu tố:

+ Sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong các dự án đầu tư để làm cơ sở thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia cùng dự án.

+ Cho phép xã hội hóa nguồn đầu tư bằng nhiều nguồn khác nhau: khối tư nhân, các tổ chức khác có xây dựng nguồn Qũy mạnh, đảm bảo năng lực thực hiện dự án như Quỷ hưu trí, quỹ địa phương, quỹ bảo hiểm…

+ Thiết lập cơ chế chia sẽ rủi ro lợi ích hợp lý giữa các bên cùng tham gia dự án hạ tầng giao thông, tạo niềm tin, động lực cho khối tư nhân yên tâm tham gia đầu tư.Đồng thời, có nhiều cơng cụ giảm thiểu rủi ro các bên có thể áp dụng như bảo lãnh, bảo hiểm, lluậthóa nguyên tắc rủi ro… để tạo niềm tin, động lực cho khối tư nhân yên tâm tham gia đầu tư các dự án hạ tầng giao thông.

+ Đẩy mạnh hợp tác công – tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, để thực hiện giải pháp này cần chú ý các vấn đề: UBND Huyện phối kết hợp với các Phòng, Ban, Ngành liên quan chủ động nghiên cứu kỹ đầu tư theo hình thức PPP để áp dụng có hiệu quả vào tình hình thực tế địa phương. Tất cả các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện phải được đấu thầu cạnh tranh, công khai, công bằng nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm, hợp tác với nhà đầu tư có năng lực thực sự. Đối với các cơng trình trọng điểm nên loại bỏ hình thức chỉ định thầu, giảm nguy cơ rủi ro lựa chọn nhầm nhà thầu yếu kém về năng lực và đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng. Để đảm bảo chất lượng các cơng trình đầu tư theo hình thức PPP, UBND Huyện cần chỉ đạo quyết liệt các Phòng, Ban, Ngành liên quan tăng cường tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giám sát.

+ Đa dạng hóa nguồn vay cho khối tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng. Ngồi các nội dung trên, việc hình thành các thị trường vốn, đặc biệt là các thị trường nợ và tài sản tài chính cũng là bước đi quan trọng trong việc huy động các nguồn lực dài hạn cho các dự án cơ sở hạ tầng và gia tăng các lựa chọn cho địa phương. Tại đa số các nền kinh tế trên thế giới hiện nay, nguồn vay ngân hàng thương mại là nguồn tài chính phổ biến sử dụng cho các khoản vay đầu tư cơ sở hạ tầng. Hệ thống tài chính được chi phối bởi các ngân hàng đồng nghĩa với việc hệ thống ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro cao. Việc chi phối này và sự kêu gọi đa dạng hóa nguồn lực tài chính đóng vai trị khuyến khích sự phát triển của thị trường vốn.

+ Đẩy mạnh cho cho thuê, chuyển nhượng cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các chủ đầu tư đã tham gia, thực hiện tốt các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện.

Nếu cho thuê, hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư có năng lực quản lý, khai thác các cơng trình hạ tầng giao thơng trên địa bàn Huyện trong thời gian dài sẽ cho phép Nhơn Trạch có thêm nguồn vốn đầu tư hạ tầng. Mặt khác, khi được giao quyền quan lý, khai thác, nhà đầu tư sẽ yên tâm bỏ vốn đầu tư, cải tạo, nâng

cấp, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này tạo điều kiện bảo đảm tuổi thọ, chất lượng các công trỉnh.

3.2.1.2. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao.

Nhu cầu tăng trưởng, nâng cấp cơ sở hạ tầng chất lượng cao của các nước đang phát triển như Việt Nam là rất lớn, trong đó có huyện Nhơn Trạch nói riêng. Nhon Trạch, Đồng Nai là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang gia tăng nhanh chóng. Do đó, trong tương lai, bên cạnh tăng cường đầu tư phát triển số lượng các cơng trình hạ tầng giao thơng, trong giai đoạn tới UBND Huyện cần chú trọng hơn về phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao như hệ thống đường cao, hệ thống cảng biển hiện đại, hệ thống trung chuyển nhanh chóng, hệ thống hạ tầng giao thông phụ trợ như nhà ga, nhà chờ, biển báo, hệ thống camera quan sát…hiện đại, thông minh. Cơ sở hạ tầng chất lượng cao mới đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Huyện Nhơn Trạch cũng cần chú ý công tác bồi dưỡng đội ngũ con người đủ trình độ quản lý, vận hành đúng yêu câu về mặt công nghệ - kỹ thuật của cơ sở hạ tầng chất lượng cao.

3.2.1.3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị.

* Cơ sở đề ra giải pháp

Mặc dù trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch ngày càng tăng, nhiều hệ thống hạ tầng giao thông được xây dựng, tạo bộ mặt mới cho đô thị Nhơn Trạch trong tương lai khơng xa, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, tốc độ đơ thị hóa gia tăng, cộng với nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay hạ tầng giao thông vận tải huyện Nhơn Trạch chưa đáp ứng kịp nhu cầu trong bối cảnh mới. Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, mức độ liên kết giữa các loại hình vận tải chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu vận tải của doanh nghiệp trên đia bàn, gây áp lực cao trong vận tải hàng hóa lên hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Hệ thống đường bộ cao tốc mới hình thành, tỷ lệ cịn ít, dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển (khu hậu cần cảng)

chưa được đầu tư tương xứng, một số cảng đã quá tải. Hạ tầng giao thông đô thị được xây dựng rộng khắp nhưng chất lượng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu, tình trạng kẹt xe, ùn ứ phương tiện, tai nạn giao thơng cịn ga tăng. Để khắc phục hạn chế trên, trong thời gian tới huyện Nhơn Trạch cần đẩy mạnh hơn nữa xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tập trung giải quyết mặt hạn chế hạ tầng giao thông đô thị.

+ Về đường bộ, Cần ưu tiên đầu tư xây dựng các cơng trình trọng điểm gồm

các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến kết nối.

+ Về đường sắt, cần xây dựng các tuyến đường kết nối với đường sắt Bắc -

Nam đi qua địa bàn.

+ Về hàng hải, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cảng biển trên

địa bàn, nhất là các dự án đã được phê duyệt, hệ thống liên cảng trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới với năng lực bốc dỡ, chất lượng phục vụ hiện đại. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại các khu bến cảng lớn. Đầu tư đảm bảo sự kết nối liên hồn giữa cảng biển, cảng sơng với mạng giao thông trọng yếu và đầu mối logistics ở khu vực và trên địa bàn Huyện. Xây dựng các cảng cạn và các kết cấu hạ tầng khác hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics.

+ Kết nối hàng không, triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai.

1. Từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

1. Từng bước hồn thiện hệ thống giao thơng đơ thị, mở rộng, xây dựng mới các cơng trình hạ tầng giao thơng đô thị như các trục giao thơng chính, các tuyến hướng tâm, tuyến giao thông đối ngoại, các cửa ô, các nút giao cắt, các đường vành đai được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới tương đối đồng bộ với hệ thống thoát nước, hè đường, chiếu sáng và cây xanh, trong đó có một số dự án trọng điểm. Hình thành các trục giao thông kết nối các cụm, khu vực phát triển

kinh tế của Huyện, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của Huyện và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tải.

+ Tăng cường kết nối, lấy đường bộ làm xương sống: Đường bộ là thế mạnh trong hạ tầng giao thơng vận tải của Huyện Nhơn Trạch, có tốc độ phát triển mạnh hơn nhiều so với hạ tầng giao thông vận tải khác. Do đó, từ hệ thống giao thơng đường bộ, những tuyến đường trọng yếu, huyết mạch sẽ là trục chính, xương sống để đầu tư phát triển các tuyến đường kết nối liên vùng, tỉnh, xã, tạo hệ thống đồng bộ.

+ Để thực hiện tốt công tác phát triển hạ tầng giao thông đô thị, trước hết cần làm tốt công tác quy hoạch. Để công tác quy hoạch hạ tầng đô thị đảm bảo đồng dộ, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn, nghiên cứu khu tập trung dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển du lịch…Công tác quy hoạch cần dựa trên phân tích kỹ lưỡng đặc điểm nhu cầu đi lại của người dân, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế, q trình đơ thị hóa, thế mạnh ngành kinh tế…qua đó đề xuất các chính sách phù hợp để thu hút nguồn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về hạ TẦNG GIAO THÔNG đáp ỨNG NHU cầu PHÁT TRIỂN KINH tế TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)