KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

IX SỰ THỎA MÃN CỦA GIẢNG VIÊN (HL)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Nghiên cứu thực hiện luận văn "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh" với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy đại học thông qua đánh giá sự thỏa mãn của giảng viên đối với công việc của họ. Về phương pháp tiếp cận, nghiên cứu sử dụng mô hình đánh giá sự thỏa mãn theo phương pháp EFA (Phương pháp xoay nhân tố), tổng số khảo sát là 104 giảng viên thuộc các khoa trong trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiếp cận này là phù hợp và cho kết quả khách quan với chất lượng tốt. Nội dung mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên lý thuyết đánh giá sự thỏa mãn và kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước bao gồm 8 nhân tố và 45 biến số quan sát được kiểm định là phù hợp cho mô hình phân tích, kết quả xoay nhân tố sắp xếp lại các nhân tố thành 12 nhân tố mới với số biến quan sát giảm còn 37. Như vậy, kết quả mô hình EFA là thích hợp cho nghiên cứu này. Kết quả phân tích hồi quy chọn lựa được 11 biến trong 12 biến quan sát từ kết quả xoay nhân tố. Các kiểm định đều cho thấy mô hình hồi quy phù hợp và có ý nghĩa, tuy nhiên, biến quan sát F8 (không có ý nghĩa thống kê) bị loại khỏi mô hình. Mức độ ảnh hưởng từ kết quả hồi quy cho thấy, nhân tố chính sách quản lý cao nhất (30,9%), tiếp đến là nhân tố môi trường làm việc (22,5%), nhân tố hướng dẫn sinh viên (17%), nhân tố lương và phúc lợi thứ tư với 14,9%. Nhân tố khuyến khích của lãnh đạo, nhân tố cơ hội thăng tiến của giảng viên ảnh hưởng thứ

5 và 6 với 9,2% và 8,9%. Nhân tố đánh giá công việc giảng viên của lãnh đạo chiếm 8,6% có mức ảnh hưởng tiếp theo. Các nhân tố còn lại bao gồm sự quan tâm của lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp và học tập nâng cao trình độ có ảnh hưởng thấp tương ứng 6,8%, 6,1% và 5,6%. Tất cả các nhân tố sau khi phân tích ch kết quả xu hướng thay đổi đúng với giả thiết ban đầu. Từ dó các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hầu hết là thay đổi theo xu hướng tốt hơn đối với các nhân tố,

nhằm tăng điểm thỏa mãn cho giảng viên và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

5.2 Kiến nghị

Để nâng cao sự thỏa mãn của giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường cần tham khảo kết quả các nghiên cứu liên quan, trong đó nghiên cứu này đưa ra các giải pháp cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên từ các nhân tố có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Cụ thể ưu tiên: (1) Cải thiện chính sách quản lý; (2) Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giảng viên, nhất là cơ sở vật chất và cơ sở dữ liệu; (3) Các hoạt động tạo sự gắn kết giữa giảng viên và sinh viên; và (4) Chính sách lương và phúc lợi phù hợp. Bốn nhân tố này đóng góp 85,5% ảnh hưởng đến sự thỏa mãn. Do đó, cải thiện bốn nhân tố này sẽ giúp điểm thỏa mãn có thể tăng thêm 1,5 điểm, đạt điểm thỏa mãn tối đa (Hoàn toàn thỏa mãn với công việc.). Bảy nhân tố còn lại chỉ đóng góp gần 15% nên nhà trường ưu tiên chọn lựa cải thiện sau.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu

Thứ nh́t: hạn chế về thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên một số nội dung trong chương I chưa hoàn thiện, do đó một số kết quả nghiên cứu chưa có cơ sở lý luận vững chắc. Ngoài ra, thời gian ngắn nên các bài phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn sau thực hiện chưa đầy đủ nên kết quả chưa phản ánh tốt nhất nội dung nghiên cứu.

Thứ hai: Phương pháp chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, với số mẫu còn ít là cho kết quả phân tích sẽ có sự sai lệch nhất định nên các kết luận của nghiên cứu cũng sẽ có những hạn chế.

Tóm lại, để cải thiên kết quả tốt hơn, cần cải thiện cơ sở lý luận, bổ sung các nghiên cứu trước, và tăng số mẫu khảo sát. Bổ sung thêm phương pháp phân tích định tính như phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)