Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 66)

IX SỰ THỎA MÃN CỦA GIẢNG VIÊN (HL)

a. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thỏa mãn

3.5 Đánh giá chung

3.5.1. Thành tựu và hạn chế

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở đào tạo đại học có bề dầy lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhà trường cũng đang dần lớn mạnh lên một cách vững chắc. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trường phát triển đồng bộ về cả số lượng, chất lượng và ngày càng được trẻ hóa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ quản lí có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí công tác đang đảm nhiệm. Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên của trường được tuyển dụng, sẳp xếp, bổ nhiệm theo đúng quy trình công khai, minh bạch và được đảm báo quyền dân chủ trong trường. Đồng thời, luôn được Trường khuyến khích và tạo điều kiện được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đội ngũ giảng viên của Trường liên tục tăng lên về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị chiếm tỉ lệ khá cao, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Và lực lượng giảng trẻ nhiều, đã và đang được đào tạo sau đại học trong và ngoài nước đảm bảo đội ngũ giảng có trình độ sau đại học. Giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy năng lực chuyên môn, uy tín và đạo đức để dìu dắt hướng dẫn đội ngũ giảng viên trẻ, kế cận.

* Hạn chế

Tuy có kế hoạch nhưng do đặc thù, do điều kiện làm việc nên việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên vẫn còn chưa đồng đều ở một số Khoa, một số ngành; Sự phân bố giảng viên chưa hợp lý ở một số Khoa/Bộ môn, một số ngành đào tạo mới mở, Một số Khoa/Bộ môn còn thiếu giảng viên; Số lượng giảng viên đủ trình độ làm việc trực tiếp với người nước ngoài còn hạn chế, hiện tại cơ cấu về giảng viên có trình độ sau đại học chưa đồng đều ở các Khoa/Bộ môn và còn ít giảng viên có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư; chính sách thu hút giảng viên có trình độ cao của Trường chưa thực sự đủ mạnh. Đội ngũ giảng viên chủ yếu do trường tuyển dụng, cử đi đào tạo bồi dưỡng và là đơn vị mới do vậy hiện tại số lượng giảng viên có trình độ cao (GS, PGS, TS) chưa nhiều.

Chính sách quản lý còn nhiều bất cập chưa hoàn thiện, chưa nhất quán, thường xuyên thay đổi, một số chính sách gây bất lợi cho giảng viên làm cho họ không chuyên

tâm vào công việc. Chính sách tài chính có nhiều điểm chưa rõ ràng về chi lương thưởng, chưa thỏa đáng với công sức lao động của giảng viên. Về chính sách nhân sự, việc tuyển dụng nhiều giảng viên trẻ chưa có kinh nghiệm giảng dạy làm cho chất lượng đào tạo chưa tốt. Ngoài ra chính sách về thi đua khen thưởng chưa khuyến khích được giảng viên tham gia nhiều vào hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo.

Cơ sở vật chất của trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu về phòng làm việc, máy móc, thiết bị nghiên cứu của giảng viên. Kể cả thư viện và tài liệu học tập nghiên cứu không đáp ứng nhu cầu của sinh viên và giảng viên. Về tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập của giảng viên không cao, do đó nhiều giảng viên phải làm thêm công việc ngoài chuyên môn đề tăng thu nhập. Cơ hội học tập nâng cao chuyên môn, bổ sung kỹ năng phục vụ giảng dạy và nghiên cứu chưa được hỗ trợ nhiều làm hạn chế cơ hội học tập phát triển bản thân giảng viên.

Ngoài ra, các hoạt động học tập kỹ năng, nghiên cứu khoa học và thể thao của sinh viên chưa được quan tâm đúng mức, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học chưa nhiều do cơ chế khuyến khích và điều kiện nghiên cứu còn thiếu thốn. Hơn nữa mối quan hệ giữa giảng vên và sinh viên trong các hoạt động học tập nghiên cứu chưa được nhà trường quan tâm nhiều, vẫn dựa vào sự nhiệt tình của cá nhân giảng viên gây nhiều thiệt thòi cho sinh viên và làm cho chất lượng đào tạo chưa tốt.

3.5.2. Đánh giá của sinh viên.

Theo kết quả đánh gía của phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo: Các cán bộ, giảng viên luôn luôn cởi mở khi tiếp xúc với sinh viên (98,9%), nhiệt tình trả lời thắc mắc của sinh viên (100%) và có hướng dẫn sinh viên rõ ràng, cụ thể khi sinh viên cần giúp đỡ (98,9%). Nhà trường đảm bảo các quyền cho sinh viên theo đúng quy định (92,6% nhất trí), trong đó có hướng dẫn về chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chăm sóc sức khỏe theo y tế học đường, luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện chính trị, tư tưởng và lối sống cho sinh viên qua các phòng trào đoàn thể, tuyên truyền tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, tôn trọng luật pháp và chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Điều này được thể hiện qua kết quả phỏng vấn sau: 73% người

khảo sát đồng ý trường có quan hệ mật thiết với các tổ chức chính quyền, đảng, đoàn thể và tổ chức địa phương, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, học hỏi và tư vấn việc làm; 67,1% đồng ý trường có phối hợp hiệu quả với các tổ chức trong và ngoài trường để giáo dục sinh viên về truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc; 86,5% đồng ý sinh viên và cán bộ giảng viên trường thường xuyên tham gia các hội thi văn nghệ, thể thao, học tập do các cấp có thẩm quyền tổ chức.

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)