IX SỰ THỎA MÃN CỦA GIẢNG VIÊN (HL)
c. Kiểm định độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố (Total Variance explaind-Tổng số phương sai trích)
Variance explaind-Tổng số phương sai trích)
Phụ lục 3.3: Chọn các quan sát cho giá trị Total >1: Từ dó chọn được 12 quan sát với giá trị phương sai trích (Cột Cumulative %) bằng 72,28%: nghĩa là 72,28% sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình
3.3.4.2. Kết quả mô hình EFA
Bảng 3.10. Kết quả mô hình EFA Ma trận xoay nhân tố Nhân tố mới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CS1 .675 CS2 .672 CS3 .583 CS4 .664 CS5 .628 LT1 .779 LT2 .800 LT3 .737 LT4 .710 MT1 .583 MT3 .578 MT4 .812 MT5 .786 DD3 .585 LD3 .662 LD4 .703 DN4 .558 SV2 .815 SV3 .641 SV4 .642 CH1 .642 CH2 .779 CH3 .762 CH4 .567
CH5 .759CH6 .585 CH6 .585 CH7 .864 LD5 .833 LD6 .749 DN1 .757 DN2 .738 LD1 .877 LD2 .741
Kết quả xoay nhân tố trong bảng trên cho biết các biến đặc trưng đều co hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn 0,55. Có 12 nhân tố mới đại diện cho sự thỏa mãn của giảng viên sau khi sắp xếp lại nhiều hơn 8 nhân tố trong mô hình lý thuyết ban đầu. Tuy nhiên nhân tố mới 12 không cho thấy có yếu tố qua sát nào, do dó chỉ dưa vào phân tích nguyên nhân 11 nhân tố mới được mô tả tóm tắt trong bảng dưới đây.
- Nhân tố 1: bao gồm các biến CS1, CS2, CS3, CS4 và CS5 theo mô hình lý thuyết đây là nhân tố đánh giá mức độ thỏa mãn về chính sách quản lý của trường.
- Nhân tố 2: bao gồm các biến LT1, LT2, LT3, LT4 là các biến đánh gia chế độ lương, thưởng và phúc lợi của nhà trường cho giảng viên theo mô hình lý thuyết. Do đó, nhân tố mới này đặt tên là Lương và phúc lợi ( ký hiệu: LTP)
- Nhân tố 3: bao gồm các biến số MT1, MT3, MT4, MT5 và DD3. Theo lý thuyết các biến này thuộc nhân tố Điều kiện môi trường làm việc và DD3 là yếu tố về
cập nhật thông tin chuyên môn trong nhân tố Công việc. Do đó, nhân tố 3 đặt tên là
Môi trường làm việc (ký hiệu: MTL)
-Nhân tố 4: Có các biến LD3, LD4 và DN4. Trong mô hình lý thuyết các biến này phản ánh các hoạt động liên quan đến thi đua khen thưởng và khuyến khích, thuộc hai nhân tố Lãnh dạo và Đồng nghiệp trong mô hình lý thuyết, do đó đặt tên nhân tố
- Nhân tố 5: Có các biến SV2, SV3, SV5 là các biến liên quan đến hoạt động hướng dẫn, trao đổi học tập và sinh hoạt với sinh viên thuộc nhân tố Mối liên hệvới sinh viên. Vì thếnhân tố 5 đặt tên Hướng dẫn sinh viên, (ký hiệu HSV)
- Nhân tố 6: Bao gồm các biến CH1, CH2, CH3, CH4 là các biến liên quan đến hoạt động học tập nâng cao trình độ chuyên môn thuộc nhân tố Cơ hội phát triểnbản thân, đặt tên là Học tập nâng cao trình độ (Ký hiệu HHT)
- Nhân tố 7: Bao gồm các biến CH5, CH6, CH7, thuộc nhân tố Cơ hội phát triển bản thân trong mô hình lý thuyết. Các biến này có nội dung về cơ hội thăng tiếncủa giảng viên, do đó đặt tên là Cơ hội thăng tiến (Ký hiệu CHT)
-Nhân tố 8: Bao gồm hai biến LD5, LD6 trong mô hình lý thuyết thuộc nhân tố Lãnh đạo của ćp trên, phản ánh khả năng, năng lực lãnh dạo của cấp trên, do đó đạt lai6 tên là Năng lực của lãnh đạo (Ký hiệu NLD)
- Nhân tố 9: Bao gồm hai biến ND1, và ND2 là hai biến thuộc nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp nói lên các hoạt động trao đổi, giúp đỡnhau giữa các đồng nghiệp, do đó đặt tên là Mối quanh hệ đồng nghiệp (Ký hiệu là QDN)
-Nhân tố 10: chỉ có một biến LD1 trong mô hình lý thuyết, phản ánh sự quan tâm của lãnh đạo đối với công việc của giảng viên đo đó đặt tên là Sựquan tâm của lãnh đạo (Ký hiệu QLD)
- Nhân tố 11: có một biến DL2 trong lý thuyết là biến phản ánh việc đánh giá hiệu quả công việc của giảng viên khách quan và công bằng, do đó đạt tên là Đánh giá của lãnh đạo ( Ký hiệu DLD)
- Nhân tố 12: Không có biến số nào từ mô hình lý thuyết nên không đưa vào mô hình.
-Nhân tố sự thỏa mãn của giảng viên trong giảng day và nghiên cứu bao gồm bốn biến HL1, HL2, HL3, HL4 được chọn làm biến đánh giá sự thỏa mãn, đặt tên là
Sự thỏa mãn của giảng viên (Ký hiệu HAL).
Bảng 3.11. Các nhân tố và thang đo mức độ thỏa mãn
STT Ký hiệu Biến đặc trưng Giải thích thang đo thang đo
1 CSH (F1) CS1, CS2, CS3, CS4, CS5 Chính sách quản lý 2 LTP (F2) LT1, LT2, LT3, LT4 Lương và phúc lợi 3 MTL (F3) MT1, MT3, MT4, MT5 và DD3 Môi trường làm việc
4 KLD (F4) LD3, LD4 và DN4 Cơ chế khuyến khích của lãnh đạo
5 HSV (F5) SV2, SV3, SV5 Hướng dẫn sinh viên 6 HHT (F6) CH1, CH2, CH3, CH4 Học tập nâng cao trình độ 7 CHT (F7) CH5, CH6, CH7 Cơ hội thăng tiến
8 NLD (F8) LD5, LD6 Năng lực của lãnh đạo 9 QDN (F9) DN1, DN2 Mối quan hệ đồng nghiệp 10 QLD (F10) LD1 Sự quan tâm của lãnh đạo 11 DLD (F11) LD2 Đánh giá của lãnh dạo 12 HAL HL1, HL2, HL3, HL4 Sự thỏa mãn
Tổng 12 37
Như vậy, tổng số biến lý thuyết đưa vào mô hình ban đầu là 49 biến thuộc 9 nhân tố. Sau khi thực hiện xoay nhân tố EFA, các biến được sắp xếp lại thành 13 yếu tố với 37 biến, trong đó yếu tố 12 không có biến đại diện nên loại ra khỏi mô hình hồi quy để phân tích các nguyên nhân tác động đến sự thỏa mãn của giảng viên trong mục tiếp theo.
3.3.5. Kết quả phân tích mô hình hồi quy
3.3.5.1. Mô hình hồi quy
Từ kết quả xoay nhân tố bên trên, mô hình tương quan tổng quát rút ra được các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của giảng viên như sau:
HAL =f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9, F10, F11)
Trong đó: HAL là biến phụthuộc và F1, F2 ... F11 là 11 biến độc lập.
Việc phân tích các nguyên nhân trên có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của giảng viên trong công việc hay không, mức độ và xu hướng ảnh hưởng như thế nào một cách trực tiếp, nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy tuyến tính sau:
HAL = b0 + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + b8F8 + b9F9 + b10 F10 + b11F11 + ei
Trong đó bilà hệ số hồi quy, phản ánh mức độ tác động trên một đơn vị của nhân tố Fi lên biến phụ thuộc HAL. Tứ là khi Fi thay đổi 1 đơn vị thì HAL thay đổi bi đơn vị. Sự thay đổi phụ thuộc vào chiều tác động là đồng biến hay nghịch biến giữa Fi và HAL.
Các biến Fi đưa vào mô hình phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score). Nhân tố thứ i (Fi) được xác định như sau:
Fi = Wi1X1+ Wi2X2 + ... + WikXk ;
Với Wik là hệ số nhân tố được trình bày trong ma trân hệ số nhân tố (Component Score Coefficient matrix) (Xem Phụ lục 3.4); Biến Xi là quan sát trong nhân tố thứ i.
Từ cơ sở lý thuyết nghiên cứu đưa ra giả thiết là toàn bộ các biến Fi đều tác động đồng biến với biến phụ thuộc HAL. Khi điểm số của các biến Fi càng tăng thì mức độ thỏa mãn càng lớn và ngược lại.
3.3.5.2. Kiểm định mô hình hồi quy