Một số giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 74)

IX SỰ THỎA MÃN CỦA GIẢNG VIÊN (HL)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Định hướng phát triển của nhà trường

4.2. Một số giải pháp cơ bản

Các giải pháp đưa ra trong nghiên cứu đứng trên quan điểm đánh giá mức độ hại lòng của giảng viên đối với công việc, trên cơ sơ lý thuyết khi giảng viên thỏa mãn với công việc thì chất lượng công việc của họ sẽ tăng lên tức là chất lượng đào tạo tại trường cũng dược nâng cao. Các nhóm giải pháp să xếp theo % ảnh hưởng đến

sự thỏa mãn của giảng viên từ cao đến thấp tương ứng với thứ tự ưu tiên. Sau khi phân tích, các giải pháp đưa ra như sau:

4.2.1.Nhóm giải pháp về chính sách quản lý

Giải pháp về chính sách có mức độ quan trọng cao nhất bao gồm năm quan sát được phân tích bao gồm chính sách tài chính, chính sách nhân sự, chính sách thi đua khen thưởng, tiêu chuẩn đánh giá và chính sách phúc lợi. Các chính sách này cần được minh bạch hơn, thông tin nội dung và các quyết định liên quan cần được công bố công khai và rõ ràng giúp giảng viên dễ cập nhật và thực hiện.

- Giải pháp đối với chính sách tài chính: cần ổn định trong thời gian dài hơn so với hiện tại (Mỗi năm mỗi thay đổi), công khai minh bạch các hoạt động thu và chi tiêu của nhà trường, cũng như quỹ phúc lợi, quỹ lương, khen thưởng...

- Giải pháp về chính sách nhân sự: hoạt động tuyển dụng giảng viên cần ưu tiên hơn so với các vị trí khác trong nhà trường, ưu tiên trình độ và kinh nghiệm của giảng viên ứng tuyển phù hợp với quá trình phát triển của nhà trường. Chính sách đào

tạo còn hạn chế, chưa khuyến khích giảng viên tham gia như chính sách về trợ cấp học nâng cao trình độ lên bậc tiến sỹ là chưa thỏa đáng, cần có cơ chế trợ cấp cao hơn mức hiện tại giúp các giảng viên có thêm động lực học tập.

- Chính sách thi đua khen thưởng cần cải tiến để có được sự công bằng hơn cho các giảng viên ở các khoa mà điều kiện nghiên cứu khoa học khó khăn. Mức khen thưởng còn thấp chưa khuyến khích giảng viên tích cực tham gia, nên nâng mức khen thưởng cao hơn hiện tại.

-Các tiêu chuẩn đánh giá công việc đưa ra cần minh bạch, rõ ràng, thực hiện việc đánh giá công khai, công bằng.

- Nhà trường cũng phải thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua giữa các đồng nghiệp, giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường, giúp giảng viên gắn bó với nhau hơn, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với giảng viên, giữa giảng viên với nhau và với các đối tác.

- Nhà trường tạo điểu kiện thuận lợi cho công việc của giảng viên bằng cách hỗ trợ về mặt thời gian thuận lợi, bố trí, phân bổ giảng dạy đúng chuyên môn, cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, thực hành.

4.2.2. Nhóm giải pháp về môi trường làm việc

Nhóm giải pháp về môi trường làm việc bao gồm bố quan sát: Cơ sở vật chất của phòng hành chính quản trị; Phân công lịch giảng dạy của phòng đào tạo; Tài liệu hỗ trợ của thư viện và Các thức tổ chức và quản lý sinh viên của phòng Công tác sinh viên. Các nhân tố này có tầm quan trọng thứ hai sao chính sách quản lý. Do đó, cải thiện các nhân tố này giúp nâng cao sự thỏa mãn của giảng viên nhanh hơn các nhân tố còn lại trong mô hình.

- Giải pháp cải thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy: Hiện tại như đã nêu trong chương 2, cơ sở vật chất phụ vụ giảng dạy của nhà trường chưa đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu học tạp của sinh viên và nghiên cứu của giảng viên. Do đó cần cải thiện cơ sở vật chất bao gồm nâng cấp các máy móc, thiết bị phụ vụ việc giảng dạy trên lớp; Chỉnh trang, sửa chữa bàn ghế, quạt thoáng mát và đèn diện chiếu sáng tại các phòng học; nâng cấp thiết bị dụng cụ phòng thí nghiệm, phòng máy tính...

- Giải pháp về hoạt động phân lịch giảng dạy: Lịch giảng dạy có ảnh hưởng đến thời gian đi lại và làm việc của giảng viên, nhất là các giảng viên có làm thêm bên ngoài. Do đó lịch giảng cần xếp lịch cho phù hợp, tiết kiệm thời gian. Lịch giảng cần xếp và thông báo trước cho giảng viên ít nhất là 30 ngày để giảng viên kịp thời điều chỉnh thay đổi và chuẩn bị bài giảng không như hiện tại chỉ gần đến ngày lên lớp mới có lịch giảng chính thức.

- Giải pháp đối với tài liệu nghiên cứu và tổ chức thư viện: Thư viện hiện tại còn thiếu thốn cơ sở vật chất và đầu sách. Do đó nhà trường cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất như máy tính, phòng đọc cần rộng rãi và phòng kho sách lớn và đa

dạng. Đầu tư thêm sách giáo trình, tham khảo, chuyên khảo cho các chuyên ngành, nhất là các ngành mới. Tăng cường kết nối và mua quyền truy cập các trang web thông tin nghiên cứu khoa học.

- Giải pháp cho việc tổ chức học tập và quản lý sinh viên: Cần cải thiện về tổ chức lớp học, hệ thống đánh giá rèn luyện của sinh viên, thường xuyên gặp gỡ trao đổi, giải quyết các vấn đề học tập và sinh hoạt của sinh viên.

-Giải pháp về hoạt động cập nhật thông tin mới cho giảng viên: các thông tin mới về khoa học công nghệ, chính sách... nhà trường cần cập nhật và thông báo đến các giảng viên được biết, điều này giúp giảng viên nắm bắt thông tin xu hướng nghiên cứu mới nhanh chóng.

4.2.3. Nhóm giải pháp về hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu

Hướng dẫn, giảng dạy sinh viên là công việc chính của các giảng viên, công việc này càng thuận lợi càng giúp chất lượng đào tạo tăng lên. Với giải pháp nâng cao các hoạt động và mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên cần thực hiện một số nội dung sau, các giải pháp chủ yếu tập trung vào các chính sách. cơ chế khuyến khích hỗ trợ giảng viên của nhà trường trong hoạt động này:

- Giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên ngoài giờ lên lớp: Giảng dạy là công việc đặc thù, ngoài giờ lên lớp giảng viên cũng có thể hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu bằng nhiều cách khác nhau như hướng dẫn trực tiếp hay qua các phương tiện mạng xã hội..., nhà trường cần có các chính sách khuyến khích giảng viên thực hiện như cung cấp phương tiện cần thiết, cơ chế đánh giá thi đua khen thưởng phù hợp...

-Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: Đây là một hoạt động giúp giảng viên và sinh viên gắn bó, gần gũi nhau hơn, giúp việc học cũng như giảng dạy diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng cao. Nhà trường cần đưa các chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học tố hơn, như tăng chi phí trợ

cấp nghiên cứu, tổ chức đánh giá nghiên cứu thường xuyên từ cấp khoa đến cấp trường.

-Hướng dẫn sinh viên trong sinh hoạt và cuộc sống: Ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu, giảng viên cũng cần hướng dẫn sinh viên những kinh nghiệm làm việc, giao tiếp, kỹ năng mềm trong cuộc sống, do đó lãnh đạo cần quan tâm thúc đẩy các

hoạt động ngoại khóa, các hoạt động Đoàn thể và tổ chức các lớp học kỹ năng mềm miễm phí hoặc hỗ trợ chi phí một phần, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận nhiều hơn.

4.2.4. Nhóm giải pháp về tiền lương và phúc lợi

Lương thưởng và phúc lợi là yếu tố "đầu ra" mà người lao động nhận được sau quá trình làm việc. Khi nhận được càng nhiều, sự thỏa mãn sẽ càng tăng lên. Đối với công việc của giảng viên, nhà trường chi trả tiền lương và phúc lợi theo quy định của Nhà nước. Còn tiền thưởng ngoài quy định của Nhà nước, trường dựa vào kết quả cân đối ngân sách thu chi hàng năm đề quyết định mức thưởng cho giảng viên hàng năm. Xây dựng mức lương phù hợp với công việc của giảng viên, tùy thuộc vào mức độ đóng góp của từng người như kinh nghiệm giảng dạy, thời gian giảng dạy, trình độ chuyên môn cũng như khối lượng công việc (số giờ lên lớp, quản lý, cố vấn học tập và nghiên cứu khoa học). Mức lương cần đảm bảo cuộc sống cơ bản của giảng viên và gia đình của họ (Chi tiêu dùng gia đình và học tập của con cái). Ngoài ra, sự thỏa mãn của giảng viên sẽ tăng lên khi nhà trường có chính sách chi trả tiền lương công bằng giữa các giảng viên và với các chức danh khác ngoài giảng dạy trong trường. Cuối cùng trong giải pháp về tiền lương, Nhà trường cũng cần đưa ra các chính sách, chế độ khen thưởng phải tương xứng với đóng góp của giảng viên. Tóm lại, mặc dù nhân tố tiền lương và phúc lợi chỉ có tầm ảnh hưởng thứ tư trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn như nhà trường cải thiên theo hướng tích cực sẽ làm cho sự thỏa mãn của giảng viên trong công việc tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

4.2.5 Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển

Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên là nhiệm mục trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên là quá trình tổ chức những cơ hội học tập cho họ nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc để họ thực hiện công việc được giao tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của người học. Phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, có bề dầy kinh nghiệm quản lý và công tác thực tiễn và có nghiệp vụ sư phạm. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên phải đảm bảo đáp ứng mục tiêu yêu cầu và kế hoạch đã đề ra. Đồng thời cần công khai đầy

đủ các thông tin về đào tạo và bồi dưỡng đến giảng viên và các phòng ban có liên quan.

Do đó, một số giải pháp đề xuất như sau:

-Đào tạo dài hạn và ngắn hạn: Nhà trường cần có các chính sách khuyến khích, bắt buộc các giảng viên trẻ tham gia học tập nâng cao trình độ, khuyến khích giảng

viên đi học nâng cao trình độ tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài, hoặc cơ sở đào tạo uy tín trong nước. Học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn bằng các khóa học ngắn hạn, ví dụ như sau 3 năm làm giảng viên chính thức phải học tiếp lên tiến sĩ đối với giảng viên trình độ thạc sĩ.

- Bồi dûỡng giảng viên cân cứ vào kế hoạch bồi dûỡng giảng viên đã đûợc đề ra cho tất cả giảng viên, cử đi bồi dûỡng chuyên đề, chuyên sâu theo từng nhóm giảng viên, hoậc từng cá nhân giảng viên theo mục tiêu yêu cầu đề ra đối với tứng đối tûợng giảng viên ở các bộ môn, các lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy. Khuyến khích tự bồi dûỡng từ các hoạt động học tập thực tiễn nghề nghiệp, tham gia hội thảo khoa học,

hội nghị chuyên đề, tham gia báo cáo khoa học, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp. Ngoài ra, nhà trường cần mở các lớp đào tạo, trao đổi ngắn hạn về chính sách mới, công nghệ mới... cho giảng viên tham gia, giúp nâng cao hiểu biết và nghiên cứu áp dụng vào giảng dạy.

-Xây dựng cơ chế khuyến khích giảng viên tự đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ưng nhu cầu của người học, của xã hội như các hình thức hỗ trợ tài chính, hỗ

trộ thời gian... giúp giảng viên tự học tập nâng cao trình độ.

- Ưu tiên tìm kiếm và đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế thừa từ các giảng viên có

năng lực trong trường nhằm khuyến khích các giảng viên có năng lực quản lý học tập nâng cao trình độ trong công tác quản lý để tham gia vào đội ngũ lãnh đạo trong tương lai. Đây là cơ hội thăng tiến giúp giảng viên có động lực học tập và phấn đấu. Nhà trường cần có cơ chế chính sách phù hợp như đề xuất giảng viên có năng lực vào vị trí quản lý trong hiện tại cũng như chọn lựa giảng viên vào các vị trí quản lý trong

tương lai. Bên cạnh đó, khuyến khích giảng viên tự đào tạo nâng cao chuyên môn, hay hỗ trợ chi phí toàn phần, một phần cho việc đào tạo chuyên môn cho giảng viên.

4.2.6. Nhóm giải pháp về mối quan hệ đồng nghiệp của giảng viên

Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ giúp giảng viên trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu đồng thời hỗ trợ nhau trong đời sống. Vì thế nhà trường thường xuyên tạo cơ hội gặp gỡ, sinh hoạt, vui chơi tập thể cho các giảng viên để mọi người gắn bó với nhau nhiều hơn. Mục đích giúp các giảng viên đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ hòa đồng; Và đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Điều này giúp tăng điểm thỏa mãn của giảng viên đối với công việc của mình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

4.2.7. Nhóm giải pháp về học tập nâng cao trình độ

Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng là yêu cầu đòi hỏi đối với giảng viên phải luôn cải thiện. Do đó, sự thỏa mãn của giảng viên sẽ được tăng lên khi các cơ hội học tập được tận dụng và thực hiện dễ dàng với chi phí thấp. Như vậy, nhà trường cần quan tâm hơn đến các hoạt động học tập thông qua các hình thức tham gia hội thảo trong nước và ngoài nước có hỗ trợ chi phí hoặc đưa vào cơ chế khen thưởng khuyến khích giảng viên tham gia. Hoặc nhà trường và các khoa thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên môn bắt buộc giảng viên tham gia có hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng để bắt buộc giảng viên tham gia. Bên cạnh đó, nhà trường cũng khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ nhất là với các giảng viên trẻ chưa có bằng tiến sĩ, nhà trường cần có quy định bắt buộc trong thời gian 5 năm phải đăng ký các chương trình nghiên cứu sinh. Đồng thời đó, nhà trường cũng phải có cơ chế chi trả chi phí một phần hay toàn phần cho các hoạt động nâng cao trình độ. Ngoài ra, việc học tập các kỹ năng, chuyên môn hẹp (ngắn hạn, chuyên tu, đào tạo từ xa hay các buổi liên kết,…) cũng rất cần thiết cho giảng viên. Nhà trường cần có chính sách khuyến khích hoặc bắt buộc giảng viên phải tham gia nhưng ngoại ngữ, tin học, quản lý... Cuối cùng, trong nhân tố học tập nâng cao trình độ, nhà trường cần xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp, tạo cơ hội phát triển năng lực bản thân.

Theo kết quả phân tích, cơ chế chính sách khuyến khích của lãnh dạo đối với công việc của giảng viên chưa mang lại hiệu quả cao, do đó lãnh dạo nhà trường cần làm tốt hơn công việc này bằng việc thực hiện một số giải pháp như sau:

- Lãnh đạo thường xuyên theo dõi công việc giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời tạo mối quan tâm đến công việc, giúp giảng viên cảm nhận được sự quan tâm và có trách nhiệm của lãnh dạo. Điều này giúp giảng viên yên tâm giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học.

- Lãnh đạo đánh giá hiệu quả công việc của giảng viên một cách khách quan và công bằng giúp cho giảng viên thỏa mãn hơn trong công việc của mình. Cụ thể, nhà trường xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá rõ ràng cho từng công việc cụ thể của giảng viên như tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy (bao gồm thời gian, khối lượng, kiến thức chuyên môn và kết quả...); Tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học; Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý và cố vấn học tập cần rõ ràng và minh bạch hơn so với hiện tại.

-Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến công việc của giảng viên để kịp thời động viên, hỗ trợ giảng viên thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Thường xuyên có những buổi gặp gỡ, trao đổi, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc của giảng viên. Ghi nhận và phản hồi các ý kiến, thông tin về các hoạt động tại nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)