Giảm giá tài sản đã kê biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 55)

Trường hợp tài sản đã được định giá và được đưa ra bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá để tiếp tục bán đấu giá.

Về thủ tục giảm giá này, tại Điều 104 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định như sau:

“Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.

Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”.

Như vậy, trong mọi trường hợp thi hành án, nếu bán đấu giá không thành thì chấp hành viên thông báo cho các đương sự biết để họ thực hiện quyền yêu cầu định giá lại. Nếu họ không thực hiện quyền yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá. Số lần ra quyết định giảm giá là không hạn chế và Chấp hành viên thực hiện việc ra quyết định giảm giá cho đến khi giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định, Chấp hành viên chỉ được giảm giá hai lần nếu tài sản bán đấu giá không thành mà người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để trừ vào tiền phải thi hành án thì Chấp hành viên trả lại tài sản cho người phải thi hành án.

Mặt khác, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì việc định giá và định giá lại tài sản kê biên không phải thành lập Hội đồng định giá mà căn cứ vào giá thị trường để ra quyết định giảm giá và số lần ra quyết định giảm giá không bị hạn chế.

So sánh Điều 48 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 với Điều 104 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cho thấy phạm vi, đối tượng điều chỉnh của điều luật đã bị thu hẹp, từ “xử lý tài sản kê biên không bán được” thành “xử lý tài sản bán đấu giá không thành”. Theo quy định tại Điều 104 Luật Thi hành án dân sự, đối với tài sản bán đấu giá để thi hành án, cuộc bán đấu giá tài sản đã được tiến hành nhưng tài sản bán đấu giá không thành và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá không thành, nếu đươcng sự không yêu cầu định giá lài tài sản thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá đã định.

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 không có điều luật nào quy định cụ thể về trường hợp tài sản bán đấu giá để thi hành án nhưng không có người mua. Trong thực tiễn tổ chức thi hành, cuộc bán đấu giá tài sản được tiến hành nhưng tài sản bán đấu giá không thành là rất ít mà chủ yếu là tài sản bán đấu giá đã được thông

báo công khai nhưng không có khách hàng đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Từ thực tiễn áp dụng Pháp lệnh Thi hành án dân sự, rất nhiều vụ việc thi hành án có xử lý tài sản, Chấp hành viên tiếp tục nhận thức trường hợp tài sản bán đấu giá để thi hành án nhưng không có người đăng ký mua là tài sản bán đấu giá không thành và áp dụng Điều 104 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Việc nhận thức và áp dụng pháp luật như vậy là không đúng với tinh thần điều luật quy định.

Trong khi chờ văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự về vấn đề xử lý tài sản bán đấu giá không thành, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:

“Để kịp thời xử lý hồ sơ thi hành án có tài sản bán đấu giá nhưng không có người mua (kể các các trường hợp Chấp hành viên đã áp dụng Điều 104 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định giảm giá nhưng vẫn chưa bán được), ngày khi nhận được văn bản của đơn vị tổ chức bán đấu giá tài sản thông báo không có khách hàng đang ký tham gia đấu giá, các Chấp hành viên xử lý như sau:

Thông báo cho đương sự biết việc không có người đăng ký tham gia đấu giá và vận dụng quy định tại Điều 98, Điều 99 Luật Thi hành án dân sự đề nghị đương sự cho ý kiến về việc định giá tài sản để tiếp tục thi hành án.

Trường hợp đương sự đạt được thỏa thuận áp dụng quy định tại Điều 98, Điều 99 Luật Thi hành án dân sự thực hiện việc định giá tài sản để tiếp tục thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản ghi nhận ý kiến của đương sự và xử lý việc thi hành án theo thỏa thuận của các bên:

Nếu đương sự thỏa thuận được về giá tài sản thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để tiếp tục đưa ra bán đấu giá.

Nếu đương sự không thỏa thuận được về giá tài sản nhưng thỏa thuận được về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá (đơn vị thẩm định giá ban đầu hoặc đơn vị

thẩm định giá mới) và chi phí thực hiện thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá theo thỏa thuận của đương sự.

Sau khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá, Chấp hành viên cần phải phối hợp chặt chẽ với tổ chức thẩm định giá trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu (nếu có) về tài sản đã đưa ra bán đấu giá mà không có người đăng ký mua để tổ chức thẩm định giá có cơ sở so sánh, đối chiếu và xác định mức giá phù hợp. Giá tài sản do tổ chức thẩm định giá cung cấp là giá khởi điểm để tiếp tục đưa ra bán đấu giá.

Nếu đương sự không thỏa thuận được về giá tài sản hoặc tổ chức thẩm định, thì Chấp hành viên lập biên bản, ghi nhận ý kiến của các bên đương sự, đồng thời áp dụng các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để động viên, thuyết phục đương sự. Trường hợp việc động viên, thuyết phục không thành thì việc thi hành án tạm dừng chờ thực hiện theo văn bản của Tổng cục Thi hành án dân sự”.

Trên cơ sở một số Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn đối với trường hợp tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án đã được đưa ra bán đấu giá công khai nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo cho Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì tổ chức cuộc họp liên ngành. Trên cơ sở cuộc họp liên ngành và văn bản góp ý của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn về xử lý tài sản thi hành án bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá như sau:

“Hiện nay, pháp luật về thi hành án dân sự tại Điều 104 Luật Thi hành an dân sự về xử lý tài sản bán đấu giá không thành quy định: “Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”. Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009

và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu tiếp tục thông báo bán đấu giá thì cũng không bán được, dẫn đến việc xử lý tài sản kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.

Do đó, việc tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án phải tuân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ và xem xét áp dụng quy định tại Điều 202 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể: trong quá trình bán đấu giá tài sản thi hành án mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì cơ quan thi hành án dân sự cần kiểm tra lại quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản. Nếu việc tổ chức bán đấu giá tài sản chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án thì phải tổ chức thực hiện lại đúng với quy định của pháp luật. Nếu việc tổ chức bán đấu giá tài sản đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá được coi là trường hợp bán đấu giá tài sản không thành để áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án dân sự tiếp tục xử lý tài sản thi hành án” theo Công văn số 1569/BTP-TCTHADS ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc xử lý tài sản thi hành án bán đấu giá không có người tham gia đấu giá, trả giá.

Để luật hóa quy định trên, tại Điều 17a Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá như sau:

“Trong trường hợp sau hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì xử lý như sau:

Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

Sau ba lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì tài sản được xử lý như sau:

Nếu người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản là bất động sản và tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Chấp hành viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó cho người được thi hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người được thi hành án sẽ bị cưỡng chế thi hành án;

Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá, nếu tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án dân sự.

Trước khi giảm giá, Chấp hành viên yêu cầu các đương sự thỏa thuận mức giảm giá. Nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên quyết định mức giảm giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định”.

Sau khi Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2013, nhiều cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn một số vấn đề còn chưa rõ khi áp dụng Nghị định trong đó có Điều 17a về thủ tục sau hai lần niêm yết. “Trong trường hợp sau hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy

định của pháp luật về bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì xử lý như sau…”. Quan điểm của một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương cho rằng chỉ sau một lần niêm yết nếu không có người tham gia đấu giá, trả giá là được giảm giá tài sản và thực hiện các công việc theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17a, còn việc thông báo thì phải thực hiện ít nhất hai lần theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Vì mỗi lần bán đấu giá tài sản, tổ chức bán đấu giá chỉ niêm yết một lần và theo Nghị định số 17/2010/NĐ-CP cũng không quy định việc niêm yết phải là hai lần.

Về vướng mắc trên, Tổng cục Thi hành án dân sự có ý kiến như sau:

“Theo quy định của Điều 17a nói trên, phải sau hai (02) lần thực hiện việc niêm yết và thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản nhưng cả hai (02) lần đều không có người tham gia đấu giá, trả giá thì cơ quan thi hành án thực hiện các công việc tiếp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17a. Trong đó, mỗi lần niêm yết và thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản đều được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Cụ thể:

1. Tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản là động sản tại nơi bán đấu giá, nơi trưng bày tài sản và nơi đặt trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản chậm nhất là bảy ngày trước khi tiến hành bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với bât động sản, tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức, thời hạn niêm yết việc bán đấu giá tài sản có thể được rút ngắn theo thỏa thuận của các bên.

2. Đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ ba mươi triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 55)