Thực tiễn thực thi pháp luật về định giá tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 73)

Từ sau khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và các quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến định giá tài sản nói riêng đã được quy định khá đầy đủ và chặt chẽ, điều đó giúp cho công tác thi hành án dân sự trong thời gian qua của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Chi cục Thi hành án dân sự Quận 2 nói riêng đạt được nhiều kết quả tốt. Từ thực tiễn quân 2 việc áp dụng pháp luật về định giá tài sản trong công tác thi hành án dân sự được thực hiện đúng như các quy định của Luật thi hành án dân sự và văn bản hưỡng dẫn. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện thì vẫn còn có một số quy định cần phải được hướng dẫn rõ hơn để áp dụng thống nhất như: về quy định thời gian thỏa thuận giá tài sản kê biên; về thỏa thuận mức giảm giá tài sản; về quyền nhận lại tài sản của người được thi hành án sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà tài sản kê biên không có người tham giá đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.

3.1.1. Một số kết quả về hoạt động định giá tài sản trong thi hành án dân sự thời gian qua tại Chi cục Thi hành án dân sự Quận 2 và Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả của hoạt động định giá tài sản trong thi hành án dân sự là thước đo đánh giá kết quả xử lý tài sản thi hành án. Trong những năm gần đây, tài sản bị cưỡng chế kê biên được đưa ra bán đấu giá ngày càng nhiều và giá trị tài sản ngày càng lớn, chiếm tỷ lệ cao trong số giá trị phải thi hành án.

Kết quả của hoạt động định giá tài sản và kết quả bán đấu giá tài sản ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chỉ tiêu hàng năm của các cơ quan thi hành án dân sự trên toàn quốc.

Qua khảo sát, thống kê công tác thi hành án dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả như sau:

Bảng 3.1: Tổng số việc và số tiền thi hành án thụ ly năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019 và 9 tháng năm 2020:

Năm Tổng số việc phải thi hành Tổng số tiền phải thi hành

(Đơn vị tính: 1.000 đồng) 2015 1.798 863.989.164 2016 1.967 1.582.631.003 2017 2.039 1.020.750.338 2018 2.310 961.083.373 2019 2.272 1.181.826.273 9 tháng năm 2020 1.803 2.072.477.249

Bảng 3.2: Kết quả thi hành về số việc và số tiền đã thi hành án năm 2015, năm 2016, năm 2017 và năm 2018, năm 2019 và 9 tháng năm 2020:

Năm Tổng số việc đã thi hành Tổng số tiền đã thi hành

(Đơn vị tính: 1.000 đồng) 2015 1.306 263.887.935 2016 1.300 1.024.742.397 2017 1.715 529.327.272 2018 1.664 337.886.128 2019 1.496 495.933.898 9 tháng năm 2020 771 374.536.670

Bảng 3.3: Số việc và số tiền tài sản thẩm định, bán đấu giá không thành phải định giá lại trong trong năm 2018, năm 2019 và 9 tháng năm 2020:

Năm Tổng số việc, Tổng số tiền (đơn vị tính: 1.000 đồng) Số việc bán đấu giá không thành (đơn vị tính: việc)

Số tiền tương ứng với số việc bán đấu giá tài sản (đơn vị tính: 1.000

đồng) Số việc lần 1 Số việc lần thứ 2 Số việc lần thứ 3 trở lên Số tiền tương ứng lần 1 Số tiền tương ứng lần thứ 2 Số tiền tương ứng lần thứ 3 trở lên 2018 15 90.899.386 1 14 14.490.000 76.409. 386 2019 22 64.383.300 9 7 6 29.483.300 16.200.00 0 18.700. 000 9 tháng năm 2020 11 83.836.526 1 50.480.000 33.356. 526 Qua khảo sát, thống kê công tác thi hành án dân sự tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả như sau:

Bảng 3.4: Tổng số việc và số tiền thi hành án năm 2015, năm 2016, năm 2017 và năm 2018, năm 2019 và 6 tháng năm 2020:

Năm Tổng số việc phải thi hành Tổng số tiền phải thi hành

(Đơn vị tính: 1.000 đồng) 2015 90.272 48.365.633.995 2016 97.640 60.154.156.763 2017 106.769 74.520.484.178 2018 111.100 69.276.144.800 2019 112.707 106.042 .767.721 6 tháng năm 2020 25.520 95.760.689.053

Bảng 3.5: Kết quả thi hành về số việc và số tiền đã thi hành án năm 2015, năm 2016 năm 2017, năm 2018, năm 2019 và 6 tháng năm 2020:

Năm Tổng số việc đã thi hành Tổng số tiền đã thi hành

(Đơn vị tính: 1.000 đồng) 2015 59.082 11.892.219.905 2016 60.840 10.123.059.758 2017 60.244 18.598.643.506 2018 67.794 20.992.270.470 2019 63.936 23.916.984.679 6 tháng năm 2020 26.615 11.699.960.573

Bảng 3.6: Số việc và số tiền tài sản bán đấu giá không thành phải định giá lại trong trong năm 2015, năm 2016, năm 2017:

Năm Tổng số

Tổng số tiền Số việc bán đấu giá không thành

(đơn vị tính: việc)

Số tiền tương ứng với số việc bán đấu giá tài sản (đơn vị tính: 1.000 đồng) Lần 1 Lần 2 Lần 3 trở lên Số tiền lần 1 Số tiền lần thứ 2 Số tiền lần thứ 3 trở lên 2015 764 4.567.787.223 69 96 599 347.148.344 344.414.569 3.961.652.544 2016 404 6.400.351.526 57 57 287 303.708.193 291.506.188 5.805.137.145 2017 165 1.960.565.388 27 28 110 197.215.290 242.960.488 1.520.389.610

Dựa vào các bảng số liệu thống kê nêu trên cho thấy, trong những năm gần đây, cơ quan thi hành án dân sự phải thụ lý và giải quyết ngày một tăng về số việc và về giá

trị phải thi hành. Từ đó, số lượng vụ việc hàng năm của các cơ quan thi hành án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 2 nói riêng phải giải quyết tương đối lớn. Cụ thể, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như năm 2015 thụ lý 90.272 việc với số tiền 48.365.633.995.000 đồng, năm 2016 thụ lý 97.640 việc với số tiền 60.154.156.763.000 đồng, năm 2017 thụ lý 106.769 việc với số tiền 74.520.484.178.000 đồng và năm 2018 thụ lý 111.100 việc với số tiền 69.276.144.800.000 đồng.

Qua số liệu trên cho thấy, số việc có tài sản đưa ra xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số việc phải thi hành án nhưng giá trị tài sản đưa ra xử lý chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số giá trị phải thi hành án, tài sản phải giảm giá nhiều lần ngày càng tăng về số việc và giá trị.

Hoạt động định giá tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề xử lý tài sản thi hành án. Là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến kết quả thi hành án hàng năm của các cơ quan thi hành án dân sự. Song song với sự lớn mạnh của ngành thi hành án dân sự thì pháp luật về thi hành án dân sự ngày càng hoàn thiện. Điều đó giúp cho công tác thi hành án dân sự đạt nhiều kết quả tốt, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Ví dụ cụ thể: Năm 2015 thi hành xong 59.082 việc, thu được gần 42.820 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 89,08% về việc và 76% về tiền, Năm 2016 thi hành xong 60.840 việc, thu được gần 42.820 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 89,08% về việc và 76% về tiền.

3.1.2. Đánh giá chung

Định giá tài sản trong thi hành án dân sự là hoạt động thường xuyên của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Kết quả của hoạt động định giá tài sản ảnh hưởng đến kết quả thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự.

Định giá tài sản là một trong những thủ tục quan trọng nhất trong quá trình tổ chức thi hành án.

Cùng với sự phát triển của ngành thi hành án dân sự, các quy định pháp luật về định giá tài sản dần dần được hoàn thiện thể hiện qua việc Quốc hội thông qua

Luật THADS năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Song song với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản, Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp thay thế Thông tư 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp để hoàn thiện, bổ sung các biểu mẫu liên quan đến thủ tục định giá tài sản.

Các quy định về định giá tài sản theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật THADS năm 2014 đã hạn chế được việc kéo dài thời gian thi hành án của đương sự, giúp cho công tác xử lý tài sản kê biên được nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được, công tác định giá tài sản trong thi hành án dân sự vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như tài sản thi hành án đưa ra bán đấu giá thường ít có khách hàng đăng ký mua nên phải giảm giá nhiều lần; đương sự thỏa thuận được giá tài sản kê biên nhưng vẫn chậm đưa tài sản ra bán đấu giá; có sự khác biệt lớn giữa kết quả thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá; chưa có quy định về giải quyết khiếu nại kết quả thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá; một số quy định quy định của pháp luật định giá tài sản chưa có hướng dẫn kịp thời.

Những tồn tại, khó khăn xuất phát từ một số nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự có

trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Để làm tốt công tác thi hành án, đòi hỏi Chấp hành viên phải đáp ứng những khả năng như: phân tích bản án, quyết định của tòa án để lập phương án tổ chức thi hành; năng lực đôn đốc, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án; điều tra, xác minh tài sản của người phải thi hành án; tổ chức và huy động lực lượng cưỡng chế. Đặc biệt, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, chấp hành viên cần phải nắm rõ các quy pháp luật, có trình độ chuyên môn vững vàng và phải có khả năng cân nhắc, tính toán để ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng trường hợp thi hành án cụ thể cũng như dự liệu được những tình tiết có thể xảy ra

trong quá trình cưỡng chế. Nếu thiếu những khả năng này, công tác thi hành án sẽ không được hoàn thành cũng như việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cũng không phát huy được hiệu quả.

Thứ hai, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có lúc còn chưa kịp thời và

thiếu quyết liệt; quan hệ phối hợp trong công tác thi hành án dân sự với các bộ, ngành liên quan có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa chặt chẽ.

Thứ ba, một số tổ chức thẩm định giá do vì lợi nhuận nên việc đưa ra kết quả

thẩm định giá cao để thu chi phí thẩm định giá, ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản thi hành án.

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tài sản thi hành án là bất động sản được đưa ra xử lý thường có

thay đổi hiện trạng so với giấy chứng nhận nên công tác đo vẽ, kiểm tra nội nghiệp mất nhiều thời gian. Vì vậy, trong trường hợp đương sự có thỏa thuận được về giá tài sản sau khi kê biên thì tài sản vẫn chậm đưa ra bán đấu giá.

Thứ hai, tài sản bán đấu giá phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, trường hợp

thị trường bất động sản đóng băng thì tài sản thi hành án là bất động sản phải giảm giá nhiều lần nhưng vẫn không bán được, ảnh hưởng đến kết quả thi hành án dân sự.

Thứ ba, công tác rà soát, hệ thống hóa quy định của pháp luật liên quan chưa

được thực hiện tốt, việc xây dựng văn bản luật bất cập về thời gian, sự phối hợp có lúc chậm dẫn đến chất lượng văn bản luật không cao. Từ năm 1989 đến nay ta có 05 văn bản (03 pháp lệnh, 01 Luật, 01 Luật sửa đổi, bổ sung), bình quân cứ 5,2 năm là ban hành một văn bản; Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi hành án năm 2014 vẫn chưa được thay đổi căn bản, toàn diện, nhất là chưa thể hiện được rõ nét nguyên tắc cơ bản của dân sự là sự tự định đoạt của các bên đương sự.

Thứ tư, vướng mắc từ việc đương sự là người phải thi hành án cố tình khởi

kiện tranh chấp tài sản ra Tòa án, cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án, sau đó đương sự rút đơn khởi kiện, cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi

hành, tiếp tục định giá lại tài sản, đương sự lại gởi đơn khởi kiện tranh chấp, thi hành án lại hoãn, sau đó đương sự lại rút,…để tìm cách kéo dài việc thi hành án. Pháp luật chưa điều chỉnh, hướng dẫn thống nhất về vấn đề này. Ngoài ra, hàng năm các cơ quan thi hành án nhận một lượng lớn đơn khiếu nại về thi hành án. Ví dụ như tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 nhận 854 đơn khiếu nại, khiếu nại đúng toàn bộ 25 việc (chiếm tỷ lệ 2,92%); năm 2017 nhận 777 đơn khiếu nại, khiếu nại đúng toàn bộ 25 việc (chiếm tỷ lệ 3,21%), năm 2018 nhận 651 đơn khiếu nại, khiếu nại đúng toàn bộ 18 việc (chiếm tỷ lệ 2,76%) theo báo cáo thống kê của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh. Từ số liệu này cho thấy, việc đương sự cố ý khiếu nại sai để kéo dài việc thi hành án là thực tế khách quan mà chưa có cơ chế giải quyết triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 73)