hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay:
Sau khi thực hiện xong thủ tục kê biên tài sản, để có căn cứ thực hiện việc bán đấu giá tài sản thì phải tiến hành thẩm định giá của tài sản, giá thẩm định sẽ làm giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản theo quy định. Điều 98 Luật Thi hành án dân sự về định giá tài sản kê biên đã quy định: Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá, trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó. Nếu các đương sự không thỏa thuận về giá tài sản kê biên và cũng không thỏa thuận về việc chọn tổ chức thẩm định giá, thì Chấp hành viên tự lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thẩm định giá tài sản theo quy định. Pháp luật cũng quy định cho Chấp hành viên quyền xác định giá trong trường hợp không thể ký được hợp đồng thẩm định giá như: trên địa bàn không có tổ chức thẩm định giá, hoặc tất các các tổ chức đều từ chối ký hợp đồn. Tuy nhiên trường hợp này hầu như không xảy ra, vì đối với những tài sản lớn như nhà đất, xe cộ …thì Chấp hành viên không có nghiệp vụ về thẩm định giá sẽ rất khó xác định được giá chính xác, hơn nữa việc Chấp hành viên xác định giá sẽ không đảm bảo tính khách quan và dễ dẫn đến khiếu nại từ các đương sự.
Thẩm định lại giá trị tài sản: Bên cạnh đó, khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến làm sai lệch kết quả định giá tài sản hoặc đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản, thì pháp luật có quy định về việc thẩm định lại giá tài sản.
Trong quá trình thẩm định giá tài sản, trên thực tế học viên thường gặp một số vướng mắc như sau:
Một là, pháp luật quy định về quyền yêu cầu thẩm định lại giá tài sản, quy định này thường bị các đương sự lợi dụng, không phải nhằm mục đích nâng cao giá trị tài sản mà chỉ nhằm kéo dài thời gian thi hành án. Vì đấu giá tài sản trong thi hành án là “Đấu giá lên” và việc đấu giá được thông báo công khai, rộng rãi. Vì vậy theo cơ chế thị trường ngày nay nếu việc đấu giá được diễn ra đúng pháp luật, thì ngươi trúng đấu giá thường chỉ mua được với giá gần với giá thị trường. Cho nên việc thẩm định giá tài sản chỉ để làm giá khởi điểm, còn giá bán tài sản thường do thị trường quyết định, trừ trường hợp các bên câu kết, dìm giá.
Hai là, Luật Thi hành án dân sự chưa quy định các chế tài cần thiết, mang tính răn đe đối với các Công ty thẩm định giá. Hiện nay tình trạng câu kết để thẩm định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế xảy ra rất phổ biến. Việc thẩm định giá không đúng này gây rất nhiều khó khăn cho Chấp hành viên khi tác nghiệp, đồng thời gây ra hậu quả, tác hại cho xã hội rất lớn, cụ thể có hai khả năng xảy ra như sau: - Kết quả thẩm định giá quá thấp so với giá trị tài sản: trường hợp này nhiều đối tượng xấu sẽ câu kết với bên bán đấu giá để bằng mọi cách mua được tài sản để trục lợi.
- Kết quả thẩm định giá quá cao so với giá trị tài sản: Hậu quả là tài sản bán đấu giá nhiều lần không được, làm kéo dài thời gian thi hành án, ngân hàng không thu được nợ dẫn đến nợ xấu, nợ đọng tăng, gây ảnh hưởng đến nền kinh tến đất nước.
Ba là, trong qúa trình thẩm định giá để cho vay của ngân hàng cán bô tín dụng thẩm định để cho vay đôi khi không nắm hết pháp lý của tài sản dẫn đến thẩm giá tài sản quá cao và cho vay số tiền quá lớn so với tài sản nhận thế chấp. Đến khi Chấp hành viên kê biên, thẩm định giá và bán đấu giá với giá thấp hơn số tiền cho vay. Điều này dẫn đến khiếu nại của ngân hàng và hồ sơ sau khi bán đấu giá xong
không thu hồi đủ số tiền cho vay của ngân hàng, dẫn đến hồ sơ tồn đọng, gây thiệt
hai cho ngân hàng và ảnh hưởng đến thành tích của cơ quan thi hành án.
Như ví dụ học viên đã nêu trên: Theo Quyết định số: 11/2016/QĐST- KDTM ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Tòa án nhân dân quận 2 thì Công ty TNHH thương mại ICBIO phải Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Trường Sơn số tiền là 15.602.000.000 đồng và lãi chậm thi hành án. Quá trình thi hành án, Công ty TNHH thương mại ICBIO không thực hiện trả nợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Trường Sơn, nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Trường Sơn đề nghị chấp hành viên tiến hành kê biên xử lý tài sản bảo lãnh thế chấp là Quyền sử dụng đất tọa lạc tại thửa đất số 502, tờ bản đồ số 42, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AO406625 do Ủy ban nhân dân quận 2 cấp ngày 16/3/2009 của ông Mai Hữu Thiện. Bổ sung thêm dữ liệu là quyền sử dụng đất không có lối đi, nằm trong quy hoạch cây xanh, cầu, đường. Ngảy 26/7/2018 Chấp hành viên đã thực hiện kê biên tài sản, tại buổi kê biên đương sự gồm Công ty TNHH thương mại ICBIO, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Trường Sơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Mai Hữu Thiện chủ tài đã thỏa thuận giá tài sản kê biên là 18.000.000.000 đồng nên chấp hành viên lập biên bản về sự thỏa thuận đó và giá mà các bên đương sự thỏa thuận đó là giá khởi điểm để bán
đấu giá. Từ đó dẫn đến tổ chức bán đấu giá nhiều lần không có người mua và kết
quả lần thứ 6 mới bán đấu giá thành chỉ thu được cho ngân hàng 2/3 số tiền cho vay. Điều này gây thiệt hại cho ngân nói riêng và nhà nước nói chung.
Kết luận chương 2
Pháp luật về thi hành án dân sự ngày càng được hoàn thiện thể hiện qua các giai đoạn phát triển, điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo ổn định xã hội. Công tác thi hành án dân sự ngày càng đạt được kết quả tốt thể hiện tính nghiêm minh, việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án được triệt để. Trong công tác thi hành án dân sự, các quy định về trình tự thủ tục thi hành án nói chung và các quy định pháp luật về định giá tài sản nói riêng khá chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện. Điều đó vừa thể hiện vị trí, vai trò của cơ quan thi hành án dân sự, vừa đảm bảo tính thực thi của bản án, quyết định của Tòa án. Được thể hiện qua các
số liệu như báo cáo của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh thì tỷ lệ về việc
và tiền thi hành án xong trong số có điều kiện thi hành án như sau: Năm 2017, đạt tỷ lệ 71,11% về việc và 47,37% về tiền; năm 2018 đạt tỷ lệ 78,33% về việc và 43,94% về tiền; năm 2019 đạt tỷ lệ 75,73% về việc và 35,10% về tiền và 6 tháng năm 2020 đạt tỷ lệ 48,41% về việc và 19,79% về tiền. Qua thời gian triển khai và thi hành, một số quy định của Luật THADS năm 2008 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế nhất là các quy định về định giá tài sản. Đó là quyền yêu cầu định giá lại tài sản của đương sự; việc định giá lại tài sản trong trường hợp bán đấu giá không thành, định giá tài sản có giá trị nhỏ.
Để khắc phục những bất cập và hạn chế của Luật THADS năm 2008, ngày 25//11/2014 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Việc sửa đổi, bổ sung Luật THADS nhằm hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, tiếp tục tạo chuyển biến, bền vững, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, góp phần bảo đảm thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013, theo đó bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI QUẬN 2,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT