Quy trình, thủ tục định giá tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

Thủ tục định giá tài sản trong pháp luật thi hành án dân sự là các bước phải thực hiện khi định giá tài sản.

Định giá tài sản trong pháp luật thi hành án dân sự bao gồm thỏa thuận giá, định giá tài sản, định giá lại tài sản và giảm giá tài sản.

Pháp luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đến thời điểm hiện nay chưa đưa ra một quy trình nào cụ thể liên quan đến định giá tài sản trong thi hành án dân sự. Từ trong thực tiễn công tác cũng như tham khảo một số văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra quy trình định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự như sau:

Bước 1: Thỏa thuận giá tài sản

Ngay sau khi thực hiện xong việc kê biên tài sản, Chấp hành viên yêu cầu các bên đương sự thỏa thuận giá tài sản kê biên. Nếu các đương sự không thỏa thuận thì ra thông báo cho các bên đương sự về quyền thỏa thuận giá tài sản, thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc chuẩn bị sẵn một thông báo thi hành án để giao cho đương sự về quyền thỏa thuận giá tài sản kê biên, quyền thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá trong thời hạn 05 ngày làm việc nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc không hợp tác trong việc thi hành án.

Bước 2: Ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá

Nếu các bên đương sự không thỏa thuận được giá tài sản kê biên nhưng thỏa thuận được về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên phải ký với tổ chức thẩm định giá đó.

Nếu các bên đương sự không thỏa thuận được tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập thủ tục công khai lựa chọn tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để ký hợp đồng thẩm định giá.

Sau khi có kết quả thẩm định giá, Chấp hành viên phải thông báo cho các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan biến để họ có quyền yêu cầu định giá lại tài sản; đồng thời thông báo cho họ biết về quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản.

Nếu các bên đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan yêu cầu định giá lại tài sản thì Chấp hành viên thông báo cho các bên biết, bên nào yêu cầu định giá lại tài sản thì phải có đơn và nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản. Thủ tục định giá lại tài sản phải trải qua các thủ tục theo Điều 98, Điều 99 Luật Thi hành án dân sự. Đó là, đương sự thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá, nếu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được thì Chấp hành viên sẽ lập thủ công khai lựa chọn tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để thẩm định giá lại. Kết quả thẩm định giá lại là giá khởi điểm để đưa tài sản ra bán đấu giá.

Nếu các bên đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan không yêu cầu định giá lại tài sản, không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về tổ chức bán đấu giá thì Chấp hành viên sẽ lập thủ tục công khai lựa chọn, ký hợp đồng với một tổ chức bán đấu giá để bán đấu giá tài sản kê biên.

Để thống nhất áp dụng chung liên quan đến việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu tài sản thi hành án, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy trình thực hiện lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu tài sản thi hành án theo quyết định số: 683/QĐ-CTHADS ngày 26/12/2019. Quy trình gồm các bước: lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu tài sản thi hành án.

Bước 4: Giảm giá tài sản

Đối với tài sản kê biên, sau khi ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá để bán đấu giá tài sản, nếu trong thời hạn theo quy định mà không có khách hàng tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên tiến hành giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

Trước khi tiến hành giảm giá, Chấp hành viên thông báo cho các bên đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan biết về quyền thỏa thuận mức giảm giá

tài sản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu hết thời hạn mà các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá tài sản thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm liền kề trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)