Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến định giá tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 60)

Khiếu nại liên quan đến định giá tài sản

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự như sau: “Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự có định nghĩa: “Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án đề nghị người có thầm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Hoạt động thi hành án dân sự là việc đưa bản án, quyết định của Tòa án ra tổ chức thi hành trên thực tế. Do đó hoạt động này tác động trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thi hành án. Để cho hoạt động thi hành án diễn ra một cách công bẳng, đúng pháp luật, có sự giám sát thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tổ chức thi hành án, pháp luật về thi hành án dân sự quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của đương sự liên quan đến khiếu nại thi hành án.

Như vậy, liên quan đến việc định giá tài sản, người khiếu nại có quyền khiếu nại hành vi của Chấp hành viên liên quan đến thủ tục thỏa thuận giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá, kết quả thẩm định giá, tỷ lệ giảm giá tài sản và quyết

định giá tài sản. Đồng thời người khiếu nại có quyền khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về định giá tài sản

Trong công tác tổ chức thi hành án dân sự, các hành vi và quyết định của Chấp hành viên liên quan đến định giá tài sản thường bị khiếu nại chủ yếu trong giai đoạn tài sản của người phải thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bị kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án.

Trường hợp khiếu nại việc xác định giá tài sản của Chấp hành viên và khiếu nại hành vi của Chấp hành viên trong việc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá (như: thời hạn, trình tự, thủ tục ký hợp đồng ...) thì được giải quyết theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Khiếu nại (tranh chấp) về kết quả thẩm định giá tài sản của tổ chức thẩm định giá được giải quyết theo pháp luật về thẩm định giá. Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá và Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 101/2005/NĐ-CP quy định: Tổ chức thẩm định giá chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá. Việc xử lý tranh chấp về kết quả thẩm định giá thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP nêu trên. Như vậy, đối với những khiếu nại về kết quả thẩm định giá tài sản hoặc hành vi, quyết định của tổ chức thẩm định giá thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý giải quyết… theo văn bản hướng dẫn số 1209/TCTHADS-NV1 ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp về việc giải đáp nghiệp vụ thi hành án.

Sau khi Luật giá năm 2012 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013 thay thế pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10; Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá thay thế Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá và Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP thay thế Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính cũng quy định về trách nhiệm

của tổ chức thẩm định giá: Tổ chức thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá.

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về định giá tài sản trong thi hành án dân sự cần lưu ý một số quy định như sau:

Về thời hiệu khiếu nại

Theo Điểm a khoàn 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự quy định: Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết hành vi đó. Các quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế đó là Chấp hành viên xác định giá tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản trong trường hợp tài sản thi hành án đã được thế chấp, bảo lãnh trước khi có bản án, quyết định của Tòa án. Việc xác định giá, thẩm định giá tài sản là căn cứ xem tài sản có vượt quá nghĩa vụ thế chấp, bảo lãnh hay không để có cơ sở cưỡng chế kê biên và xử lý thi hành án.

Căn cứ Điểm d khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự thì đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. Các quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế đó là thủ tục thỏa thuận giá tài sản kê biên, thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá, thỏa thuận về mức giá giảm và quyết định giảm giá của Chấp hành viên.

Việc chú ý đến thời hiệu khiếu nại là cơ sở để người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý giải quyết đơn khiếu nại hay không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại để thông báo cho đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan biết.

Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Đối với khiếu nại liên quan đến quyết định, hành vi của Chấp hành viên trong việc thỏa thuận giá, thỏa thuận tổ chức thẩm định giá, xác định giá và giảm giá tài tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của người có thẩm quyền theo Luật Thi hành án dân sự.

Đối với khiếu nại về kết quả thẩm định giá và hành vi của tổ chức thẩm định giá thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 60)