Áp dụng hình phạt đối với tội hiếp dâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 35 - 38)

1.4.1. Khái niệm hình phạt đối với tội hiếp dâm

- Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về khái niệm hình phạt, tuy nhiên tựu trung lại thì các tác giả đều cho rằng hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, được luật hình sự quy định, do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án và được thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ.

- Từ góc độ lập pháp hình sự, thì Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về khái niệm hình phạt như sau: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

- BLHS hiện hành đã đưa ra khái niệm hình phạt như sau: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân

thương mại đó (Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015). Như vậy, BLHS hiện hành vẫ giữ nguyên khái niệm hình phạt đã được quy định trước đây, chỉ bổ sung thêm chủ thể có thể chịu hình phạt là pháp nhân thương mại.

- Đối với tội hiếp dâm thì có thể nói, hình phạt đối với tội hiếp dâm là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, được quy định tại Điều 141 của BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội hiếp dâm nhằm trước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người đó.

1.4.2. Đặc điểm áp dụng của hình phạt đối với tội hiếp dâm

- Áp dụng hình phạt đối với người phạm tội hiếp dâm là việc Tòa án lựa chọn và quyết định khung hình phạt đối với người phạm tội nhằm trước bỏ, hạn chế quyền, lợi ích của người đó được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 141 BLHS năm 2015. Theo Điều 141 BLHS thì hình phạt chính mà Toà án có thể áp dụng đối với người phạm tội hiếp dâm là hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt tiền.

- Hình phạt đối với tội hiếp dâm luôn là các hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tuy BLHS hiện hành không còn quy định hình phạt tử hình đối với tội hiếp dâm, nhưng vẫn giữ hình phạt tù chung thân và tù có thời hạn đến 20 năm (Khoản 3 Điều 141). BLHS không quy định hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ...đối với tội phạm này. Hình phạt bổ sung mà Toà án có thể áp dụng chỉ có thể là Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

- Hình phạt đối với tội hiếp dâm chỉ được áp dụng với người (không là pháp nhân thương mại) phạm tội.

- Như vậy, khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội hiếp dâm, trước hết, Toà án phải căn cứ vào loại hình phạt nào có thể được áp dụng và áp dụng với ai. Về nội dung áp dụng hình phạt đối với ai, mức độ nào...thì theo quy định tại Điều 141 BLHS, Toà án còn phải căn cứ vào các yếu tố định khung thuộc nhân thân người phạm tội như: Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; phạm tội đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Kết luận chương 1

Từ kết quả nghiên cứu, phân tích những quy định về tội hiếp dâm theo quy định của pháp luật hình sự Việt nam nêu trên, qua đó, tác giả đã làm rõ các dấu hiệu pháp lý, đặc trưng của tội hiếp dâm, phân tích, luận giải làm rõ những dấu hiệu định tội cũng như định khung tăng nặng của tội hiếp dâm; phân biệt được tội hiếp dâm với các tội phạm tình dục khác; khái quát quá trình lập pháp hình sự quy định tội hiếp dâm từ năm 1954 đến nay và từ đó đã đưa ra được khái niệm khoa học về tội hiếp dâm. Tác giả cũng đã khái quát và đưa ra khái niệm về định tôi danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm. Nghiên cứu những vấn đề nêu trên có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề lý luận để đánh giá hoạt động thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt và áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)