Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện-kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 66 - 74)

- Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị khoa học-kỹ thuật không kém phần quan trọng cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt nói riêng để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc định tội danh và quyết định hình phạt.

-Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp áp dụng pháp luật hình sự, trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt đòi hỏi phải chi phí khá lớn về tài chính, công sức và những thiết bị vật chất-kỹ thuật, công nghệ. Đời sống vật chất và tinh thần cũng là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đối với người áp dụng pháp luật, gia đình họ từ đó làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật hình sự. Những cán bộ có thẩm quyền

định tội danh và quyết định hình phạt sẽ tận tâm, dồn hết thời gian, sức lực, trí tuệ vào công việc khi điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc được đảm bảo thì và khó bị mua chuộc về vật chất.

- Vì vậy, để giữ vững được thái độ vô tư, khách quan trong công việc, nhất là trong định tội danh và quyết định hình phạt cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện-kỹ thuật công tác phục vụ hoạt động xét xử nói chung, định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm nói riêng chỉ là yếu tố hình thức, tuy không có ý nghĩa trong việc giải quyết nội dung của các vụ án hiếp dâm nhưng lại là phương tiện, điều kiện quan trọng hỗ trợ cho quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin từng bước hiện đại hóa cũng như kinh phí, phương tiện làm việc” để các cơ quan tư pháp hoàn thành nhiệm vụ.

Kết luận chương 3

Từ kết quả nghiên cứu ở Chương 3 có thể rút ra những kết luận cơ bản sau: Chất lượng, hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội hiếp dâm phụ thuộc và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: Chất lượng của hệ thống pháp luật hình sự, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự, đặc biệt là Tòa án các cấp và các điều kiện đảm bảo khác. Trong những điều kiện đó, yếu tố nguồn nhân lực (con người) là quan trọng nhất, bởi hệ thống pháp luật hình sự có hoàn thiện đến mấy đi chăng nữa vẫn chưa thể áp dụng pháp luật hình sự hiệu quả nếu còn nhiều hạn chế về kỹ năng định tội danh và quyết định hình phạt hoặc có những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp từ đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán và Hội thẩm để hoạt

động định tội danh và quyết định hình phạt đúng đắn, công bằng cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật hình sự.

KẾT LUẬN

- Trong những năm qua, do sự tác động của nhiều yếu tố, tình hình tội hiếp dâm xảy ra hết sức phức tạp, không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân được Hiến pháp bảo vệ mà còn ảnh hướng đến trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Các cơ quan điều tra, truy tố đã đưa ra xét xử các vụ loại tội phạm này, bước đầu đã kiểm soát và hạn chế được tội hiếp dâm xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội hiếp dâm gặp không ít khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự xử lý đối với tội phạm này. Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự chưa cụ thể, rõ ràng; đội ngũ cán bộ tư pháp của tỉnh còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm công tác.

-Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này cần phải nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Qua phân tích nêu trên, luận văn rút ra một số nội dung như sau:

1. Nghiên cứu quá trình lập pháp hình sự về tội hiếp dâm từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999, luận văn đã đưa ra được khái niệm khoa học về tội hiếp dâm; phân tích, luận giải làm rõ những dấu hiệu định tội, các khung hình phạt của tội hiếp dâm, trong đó phản ánh đầy đủ các dấu hiện pháp lý đặc trưng của tội hiếp dâm.

2. BLHS hiện hành năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi, bổ sung khắc phục nhiều thiếu sót của pháp luật hình sự trước đây, song chưa thật sự toàn diện, triệt để. Chính những mặt tích cực và hạn chế thiếu sót này

do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan đã ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án trong hoạt động định tội danh và áp dụng hình phạt. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, từ thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hiếp dâm cho thấy, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm của Tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Ninh Thuận vừa có mặt hạn chế, vừa có mặt tích cực, tuy nhiên, mặt tích cực là cơ bản. Vì vậy, đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh song.

3. Định tội danh và quyết định hình phạt có đúng đắn hay không phụ thuộc và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: chất lượng của hệ thống pháp luật, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất, bởi hệ thống pháp luật hình sự có hoàn thiện đến mấy nhưng chủ thể áp dụng pháp luật hình sự hạn chế về kỹ năng định tội danh và quyết định hình phạt hoặc có những thiếu sót về đạo đức nghề nghiệp...thì không thể áp dụng đúng pháp luật.

4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt. Từ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy, có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đúng đắn, công bằng, nhất là hệ thống pháp luật, đặc biệt là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán và Hội thẩm. Chính đây cũng là những vấn đề đặt ra và thông qua đó mà tác giả luận văn đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nhằm bảo dảm cho hoạt động định tội danh và áp dụng hình phạt đúng đối với tội hiếp dâm ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, mặc dù đã nỗ lực, cố gắng hết mức để hoàn thành luận văn đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận văn thạc sĩ luật học, song do đây là một đề tài có nhiều nội dung rộng, phức tạp, trong khi đó khả năng nghiên cứu của bản thân học viên có hạn, vì thế luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Để luận văn được hoàn thiện, kính mong các thầy, cô góp ý kiến để tác giả hoàn thiện luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ

luật hình sự.

2. Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao (2001), Thông

tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 về việc hướng dân áp dụng các quy định tại chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình” của Bộ luật hình sự năm 1999.

3. Phạm Văn Báu (2010), Những bất cập và phương hướng hoàn thiện

quy định về một số tội xâm phạm nhân phẩm của con người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Tạp chí Luật học, số 01.

4.Lê Cảm (1998), Luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà

nước pháp quyền: Những vấn đề hoàn thiện các quy định cơ bản của phần chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai

đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của phần chung, 6. Lê Cảm (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học phần Những vấn đề

cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đặng Thị Mai Dung (2009), Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm ở

Việt Nam và Thụy Điển, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hồ Chí Minh. 9. Chính phủ (2008), Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8

năm 2008 về xác định lại giới tính, Hà Nội.

10.Phạm Thị Ngoan (2013), Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trên

địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội và nhân văn.

11. Nguyễn Minh Nhật (2008), Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm

trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hồ Chí Minh.

12. Cao Thị Oanh (2009), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần

chung, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần

các tội phạm, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

14.Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự năm 1985.

15. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm

2009.

16.Quốc hội (2010), Luật thi hành án năm 2010.

17. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm

2017.

18. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.

19. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.

20. Tòa án nhân dân tối cao (1967), Bản tổng kết và hướng dẫn đường

lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội khác về mặt tình dục số 329-HS2 ngày 11/05/1967 của Tòa án nhân dân tối cao.

21. Tòa án nhân dân tối cao-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ Nội vụ (1998), Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng

dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự.

22. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình

23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam, Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

26. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật thi hành án hình

sự Việt Nam phần chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

27. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật thi hành án hình

sự Việt Nam phần các tội phạm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam phần chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2014), Giáo trình Lý luận chung về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)