quyết định hình phạt
- Thứ nhất, cơ sở cho việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đúng đối với tội hiếp dâm chính là các quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm này. Bởi, chỉ trên cơ sở những quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm này có chất lượng, hoàn chỉnh thì người người có thẩm quyền trong quá trình định tội danh, quyết định hình phạt mới có cơ sở để phát huy khả năng chuyên môn của mình. Vì vậy, nếu như những quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm này không hoàn chỉnh và chất lượng không có thì khó có thể nói đến chất lượng hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Trong khi đó, BLHS năm 2015 (BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2015) ngoài những mặt tích cực vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập như: còn nhiều quy phạm mang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ hay mang tính định tính rất khó xác định như: “hành vi khác”; “hậu quả nghiêm trọng,…Hiện nay, BLHS hiện hành còn nhiều các quy phạm pháp luật có tính khái quát cao, chưa cụ thể, rõ ràng,...chỉ có thể áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử khi có những văn bản hướng dẫn áp dụng thì cần phải có những văn bản hướng dẫn, áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Bên cạnh đó, để các quy định của pháp luật hình sự về tội
phạm này được áp dụng thống nhất trong thực tiễn thì cần phải có hoạt động giải thích pháp luật hình sự, khi mà các quy phạm pháp luật hình sự quy định tội phạm, hình phạt không rõ ràng, có nguy cơ nhận thức sai lệch, không thống nhất thì sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng.
- Thứ hai, Điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt được đúng đắn của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự (chủ thể định tội danh và quyết định hình phạt) đó chính là năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Vì năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong những điều kiện có tính chất quan trọng, là nền tảng mà chủ thể định tội danh, quyết định hình phạt phải có. Thực tế cho thấy, một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của ngành Tòa án còn hạn chế năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cũng như ý thức trong quá trình thực thi nhiệm vụ và chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, có tâm lý ỷ lại nên không nhận thức đúng đắn, chính xác nội dung của các quy phạm pháp luật quy định tội phạm và hình phạt nói chung. Vì chưa nắm vững các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm dẫn đến việc áp dụng các quy định của pháp luật thiếu chính xác, nhất là những tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình sẽ có đủ sự tự tin cần thiết khi có năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự khi định tội danh và quyết định hình phạt. Bên cạnh năng lực chuyên môn, thì đạo đức nghề nghiệp cũng góp phần quan trọng trong của người định tội danh và quyết định hình phạt. Đây là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng đắn. Nếu như năng lực chuyên môn là điều kiện cần thì phẩm chất đạo đức là điều kiện đủ, bởi bì cả hai điều kiện này nó hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau, là nền tảng cơ bản giúp cho người định tội danh và quyết định hình phạt đúng.
- Thứ ba, Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp áp dụng pháp luật hình sự, trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt đòi hỏi phải chi phí khá lớn về mặt tài chính, công sức với những trang thiết bị vật chất - kỹ thuật, công nghệ nhất định. Bên cạnh đó, nếu như đời sống vật chất và tinh thần của những người trực tiếp áp dụng pháp luật hình sự cũng như gia đình họ không đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật hình sự. Vì vậy, những người cán bộ có thẩm quyền định tội danh và quyết định hình phạt sẽ tận tâm, dồn hết thời gian, sức lực, trí tuệ vào công việc và không bị mua chuộc về vật chất, giữ vững được thái độ vô tư, khách quan trong công việc, nhất là trong định tội danh và quyết định hình phạt khi điều kiện sống được đảm bảo.
-Thứ tư, trong một số vụ án, Thẩm phán không đánh giá toàn diện, đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ít quan tâm đến chứng cứ gỡ tội mà chỉ tập trung vào tiết tăng nặng và chứng cứ buộc tội, tình hoặc bỏ qua những tình tiết, những chứng cứ quan trọng mà theo quy định của pháp luật phải được xem xét tại phiên tòa cho nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, mà cụ thể ở đây là định tội danh và áp dụng hình phạt đối với tội hiếp dâm. Một số trường hợp khác phán quyết của Tòa án chủ yếu dựa vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; chưa thật sự dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa, việc điều tra, xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa còn phiến diện.
-Thứ năm, những quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung, về tội hiếp dâm nói riêng còn những hạn chế, bất cập (vấn đề này đã phân tích ở mục 2.1)
+ Thứ sáu, do chế độ, chính sách, điều kiện công tác đối với đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, trong đó có vụ án về tội hiếp dâm.
Kết luận chương 2
Sau hơn 15 năm áp dụng BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thực tiễn cho thấy BLHS đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Tuy BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung, khắc phục, song chưa thật sự toàn diện, triệt để những thiếu sót, bất cập đã được chỉ ra. Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự mà trực tiếp là hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm từ năm 2013 đến năm 2017 của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Ninh Thuận, cho thấy thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hiếp dâm, vừa có mặt hạn chế, vừa có mặt tích cực. Tuy nhiên, có thể nói, trong hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Ninh Thuận thì mặt tích cực là cơ bản, vì vậy công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH VÀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM
TẠI TỈNH NINH THUẬN
3.1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự
BLHS hiện hành truy đã được sửa đổi, bổ sung co bản, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều quy định cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Thực tiễn và lý luận cho thấy, việc phân biệt cụ thể, rõ ràng, chính xác ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật ở Phần chung của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là định hướng, thước đo chung, làm tiêu chuẩn cho việc phân biệt tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong thực tiễn áp dụng luật hình sự. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, cho thấy quy định đó chưa hoàn toàn rõ ràng, không thể hiện rõ tội phạm được quy định ở đâu? có thể dẫn đến sự tùy tiện của các chủ thể áp dụng pháp luật trong quá trình phán xét. Mặt khác, việc dùng từ “tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể” cũng không rõ ràng, bởi vì tất cả những hành vi vi phạm pháp luật đều có tính nguy hiểm cho xã hội. Do đó, việc phân biệt tội phạm, các vi phạm pháp luật khác không hoàn toàn dựa vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Để cho rõ ràng, bảo đảm tính phân biệt hơn, chúng tôi cho rằng nên cần sửa đổi khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cho phù hợp.
- Cụ thể hóa hơn nữa hình phạt, khung hình phạt đối với tội hiếp dâm, rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tù để hạn chế quyền “tùy nghi” của Tòa án. Với các khung hình phạt quy định tại Khoản 2 là bảy năm, Khoản 3 là mười hai năm, Khoản 4 là năm năm, khoảng cách giữa các mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có mức tối thiểu và tối đa
rộng như thế, một mặt tạo điều kiện cho Tòa án quyết định hình phạt được linh hoạt hơn, nhưng mặt khác đang tạo ra kẽ hở cho việc quyết định hình phạt một cách tùy nghi. Vì vậy, cần nghiên cứu để rút ngắn khoảng cách này. Về trình tự xét hỏi theo hướng để các bên đặt câu hỏi thẩm vấn bị cáo, người bị hại, nhân chứng nhằm đảm bảo nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử” cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của Điều 207 BLTTHS năm 2015. Tòa án chỉ thẩm vấn bổ sung đối với bất cứ chủ thể nào khi thấy cần thiết nhằm làm cho sáng tỏ những tình tiết nào đó trong vụ án. Nhằm tạo điều kiện để các bên buộc tội và bên gỡ tội tranh tụng thì cần phải tăng sự chủ động của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Theo chúng tôi, để đảm bảo hơn nữa nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, giúp cho việc định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác, thì cần bổ sung, sửa đổi trình tự xét hỏi quy định tại Điều 20 BLHS năm 2015 theo hướng nêu trên.
3.2. Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng các quy địnhcủa Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội hiếp của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội hiếp dâm
Để áp dụng thống nhất các quy định về tội hiếp dâm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, ngày 01/5/1967, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Bản tổng kết số 329/HS2 và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục. Sau một thời gian dài áp dụng bản tổng kết này cho thấy có nhiều nội dung hướng dẫn thiếu cụ thể, chưa rõ ràng nên gây khó khăn, nhầm lẫn trong thực tiễn hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm. Đến nay, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản quy định về tội hiếp dâm, nhiều hướng dẫn của Bản tổng kết này không còn phù hợp khi mà các quy phạm pháp luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt không rõ ràng hoặc có nguy cơ nhận thức không thống nhất hoặc sai lệch. Đặc biệt là giải
thích chính thức của cơ quan có thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tiễn xét xử, chỉ có thể áp dụng đúng đắn khi có những văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự hiện hành hiện nay còn nhiều các quy phạm pháp luật có tính khái quát cao, chưa thật cụ thể, rõ ràng. Việc đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng cần phải có đầy đủ các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm về hình phạt, trong đó có quy định về tội hiếp dâm là một trong những điều kiện quan trọng. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn, giải thích cụ thể thế nào là chủ thể của tội hiếp dâm, thế nào là hành vi quan hệ tình dục khác trong đó cần tập trung hướng dẫn áp dụng các tình tiết định tội định khung hình phạt đối với hành vi giao cấu và các hình thức giao cấu cho phù hợp với thực tiễn.
3.3. Tăng cường nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệpvụ, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Tòa vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Tòa án
- TAND tỉnh Ninh Thuận có 08 đơn vị trực thuộc gồm 05 Tòa chuyên trách đó là Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động; 03 phòng chuyên môn gồm Văn phòng, Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án, Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng và 07 đơn vị TAND cấp huyện, gồm TAND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, TAND huyện Ninh Hải, TAND huyện Ninh Phước, TAND huyện Ninh Sơn, TAND huyện Bác Ái, TAND huyện Thuận Bắc và TAND huyện Thuận Nam. Về nhân sự, TAND hai cấp tỉnh Ninh Thuận có: 39 Thẩm phán (01 TP cao cấp, 15 TP trung cấp và 23 TP trung cấp), 22 Thẩm tra viên, 36 Thư ký và 17 công chức khác; về trình độ đội ngũ CBCC: Thẩm phán có 03 Thạc sĩ và 36 Đại học Luật; 22 Thẩm tra viên có trình độ Đại học Luật; Thư ký có 01 Thạc sĩ và 35 Đại học Luật; công chức khác có 09 Đại học; trình độ lý luận chính
trị: Cao cấp: 27 CBCC; Trung cấp: 05 CBCC; Chưa đào tạo: 81 CBCC. Thực tiễn cho thấy, nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đó chính là năng lực chuyên môn, dù có đạo đức tốt, tinh thần nhiệt tình công tác nhưng nếu không có chuyên môn thì người định tội danh và quyết định hình phạt khó có thể làm tốt công tác chuyên môn. Trong hoạt động nghề nghiệp, họ khó có thể là người độc lập, có chính kiến riêng do không thể thực hiện được nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Vì vậy, đây là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng đắn. Ngoài năng lực chuyên môn, người định tội danh và quyết định hình phạt còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Năng lực chuyên môn là điều kiện cần còn phẩm chất đạo đức là điều kiện đủ, chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, làm nền tảng cơ bản giúp cho người định tội danh và quyết định hình phạt đúng. Có nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt trong đó nhân tố chủ thể áp dụng pháp luật đóng vai trò quyết định. Do vậy, để đảm bảo chất lượng hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt cần phải tăng cường nhân lực (con người), đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm công tác, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền, mà trước hết là Thẩm phán, Hội thẩm và những người tiến hành tố tụng khác theo hướng xây dựng đội ngũ thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ chuyên môn, đạo đức, lối sống trong sáng, có khả năng giải quyết nhiệm vụ trong mọi tình huống, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ thẩm phán theo hướng chuyên sâu, Thẩm phán có khả năng, kỹ năng xét xử từng loại án. Đối với đội ngũ Hội thẩm, ngành Tòa án cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị
cho đội ngũ này. Hội thẩm sẽ không lúng túng trong quá trình giải quyết vụ án hiếp dâm, đưa ra những phán quyết khách quan, khoa học nếu như Hội thẩm am hiểu pháp luật.