Tăng cường nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 63 - 65)

vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Tòa án

- TAND tỉnh Ninh Thuận có 08 đơn vị trực thuộc gồm 05 Tòa chuyên trách đó là Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động; 03 phòng chuyên môn gồm Văn phòng, Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án, Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng và 07 đơn vị TAND cấp huyện, gồm TAND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, TAND huyện Ninh Hải, TAND huyện Ninh Phước, TAND huyện Ninh Sơn, TAND huyện Bác Ái, TAND huyện Thuận Bắc và TAND huyện Thuận Nam. Về nhân sự, TAND hai cấp tỉnh Ninh Thuận có: 39 Thẩm phán (01 TP cao cấp, 15 TP trung cấp và 23 TP trung cấp), 22 Thẩm tra viên, 36 Thư ký và 17 công chức khác; về trình độ đội ngũ CBCC: Thẩm phán có 03 Thạc sĩ và 36 Đại học Luật; 22 Thẩm tra viên có trình độ Đại học Luật; Thư ký có 01 Thạc sĩ và 35 Đại học Luật; công chức khác có 09 Đại học; trình độ lý luận chính

trị: Cao cấp: 27 CBCC; Trung cấp: 05 CBCC; Chưa đào tạo: 81 CBCC. Thực tiễn cho thấy, nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đó chính là năng lực chuyên môn, dù có đạo đức tốt, tinh thần nhiệt tình công tác nhưng nếu không có chuyên môn thì người định tội danh và quyết định hình phạt khó có thể làm tốt công tác chuyên môn. Trong hoạt động nghề nghiệp, họ khó có thể là người độc lập, có chính kiến riêng do không thể thực hiện được nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Vì vậy, đây là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng đắn. Ngoài năng lực chuyên môn, người định tội danh và quyết định hình phạt còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Năng lực chuyên môn là điều kiện cần còn phẩm chất đạo đức là điều kiện đủ, chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, làm nền tảng cơ bản giúp cho người định tội danh và quyết định hình phạt đúng. Có nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt trong đó nhân tố chủ thể áp dụng pháp luật đóng vai trò quyết định. Do vậy, để đảm bảo chất lượng hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt cần phải tăng cường nhân lực (con người), đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm công tác, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền, mà trước hết là Thẩm phán, Hội thẩm và những người tiến hành tố tụng khác theo hướng xây dựng đội ngũ thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ chuyên môn, đạo đức, lối sống trong sáng, có khả năng giải quyết nhiệm vụ trong mọi tình huống, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ thẩm phán theo hướng chuyên sâu, Thẩm phán có khả năng, kỹ năng xét xử từng loại án. Đối với đội ngũ Hội thẩm, ngành Tòa án cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị

cho đội ngũ này. Hội thẩm sẽ không lúng túng trong quá trình giải quyết vụ án hiếp dâm, đưa ra những phán quyết khách quan, khoa học nếu như Hội thẩm am hiểu pháp luật.

-Để xây dựng được đội ngũ thẩm phán đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, điều quan trọng là đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ thẩm phán hiện nay của tỉnh đúng, khách quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế, kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán cho phù hợp. Chú ý các tiêu chí về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ); trình độ lý luận chính trị; chứng chỉ nghiệp vụ xét xử; trình độ ngoại ngữ, tin học; thời gian, kinh nghiệm công tác và đạo đức nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm Thẩm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)