Kết quả biểu hiện gene Col-IV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hóa da của dịch chiết nhau thai heo (Trang 46 - 48)

-Actin

(A) (Cột màu trắng là ATMSCs, Cột màu đen là ATMSCs bổ sung dịch nhau thai heo ở nồng độ 100 µg/m); (B) Hình chụp kết quả điện di. Vạch đầu là ATMSC, vạch kế là

ATMSCs bổ sung dịch chiết nhau thai heo

Biểu hiện gene Col-IV có sự tăng nhẹ nhƣng không có sự khác biệt về mặt thống kê. Có thể cần khảo sát thêm ở các nồng độ khác và các mốc thời gian khác để phân tích sâu hơn về việc thay đổi mức độ biểu hiện gene.

3.1.3.Biện luận

Dịch chiết nhau thai heo có hiệu quả tăng sinh tế bào ATMSCs:

Vai trò của dịch chiết nhau thai heo đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu trƣớc đây. Tiwary và cộng sự năm 2006, đã nghiên cứu về khả năng làm lành của dịch chiết nhau thai với kết quả là dịch chiết hỗ trợ hồi phục những vết thƣơng khó phục hồi nhờ có yếu tố tăng trƣởng biểu bì (EGF) [36]. Nghiên cứu của Sousa và cộng sự năm 2008 chỉ ra rằng nhau thai heo có bFGF (yếu tố tăng trƣởng nguyên bào sợi cơ bản) đây yếu tố tăng trƣởng quan trọng để tế bào tăng sinh. bFGF còn liên quan tới một số con đƣờng tín hiệu khác nhƣ PI3K-AKT, STAT. bFGF có vai trò quan trọng trong các mô trƣởng thành, vì nhân tố này có thể điều hoà chức năng trao đổi chất, sữa chửa tổn thƣơng mô, tái tạo mô và sự sống sót của tế bào [37].

Từ bảng 3.1 về thành phần acid amin của dịch chiết nhau thai heo và biểu đồ hình 3.4 về sự tăng sinh ATMSCs qua các nghiệm thức, có thể nhận thấy các nghiệm thức có bổ sung dịch chiết nhau thai heo đều có sự tăng sinh tế bào, có thể lý giải rằng dịch chiết nhau thai đã cung cấp không chỉ các thành phần acid amin cần cho sự tăng sinh tế bào mà còn là nguồn cung cấp các nhân tố tăng trƣởng, hormone tăng trƣởng khác ví dụ bFGF. Nhƣ vậy, việc sử dụng dịch chiết nhau thai heo tại nồng độ 100 µg/ml thích hợp cho khả năng tăng sinh tốt nhất cho tế bào gốc trung mô thu từ mô mỡ. Tuy nhiên, khi khảo sát biểu hiện gene Col-IV của ATMSCs với nồng độ tối ƣu chỉ có sự tăng nhẹ, không có sự khác biệt về mặt thống kê. Có thể cần khảo sát thêm ở các nồng độ khác và các mốc thời gian khác để phân tích sâu hơn về việc thay đổi mức độ biểu hiện gene.

3.2. KẾT QUẢ TẠO MÔ HÌNH CHUỘT LÃO HOÁ DA BỞI TIA UV 3.2.1.Ảnh hƣởng ở mức đại thể 3.2.1.Ảnh hƣởng ở mức đại thể

Trƣớc khi tiến hành chiếu UV để bố trí thí nghiệm, đặc điểm da chuột ở các nghiệm thức ban đầu đều có những đặc điểm bên ngoài tƣơng đồng nhau: bề mặt da

đồng nhất về cấu trúc, độ đàn hồi tốt, màu da đồng đều, bề mặt da căng, mịn và lông mỏng mịn, dễ cạo sạch lông (hình 3.6).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hóa da của dịch chiết nhau thai heo (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)