CỦA DỊCH CHIẾT NHAU THAI HEO NỒNG ĐỘ 100 μg/mL
3.3.1.Kết quả ở mức đại thể
Tƣơng tự nhƣ thí nghiệm 2, trƣớc khi tiến hành chiếu UV để bố trí thí nghiệm 3, đặc điểm da chuột ở các nghiệm thức ban đầu đều đƣợc ghi nhận, kết quả cho thấy da chuột đều có những đặc điểm bên ngoài tƣơng đồng nhau: bề mặt da đồng nhất về cấu trúc, độ đàn hồi tốt, màu da đồng đều, bề mặt da căng, mịn và lông mỏng mịn, dễ cạo sạch lông.
Sau khi chiếu UV, kết quả cho thấy cấu trúc bên ngoài của da ở các nghiệm thức có những thay đổi so với thời điểm trƣớc khi tiến hành thí nghiệm. Sau 4 tuần thí nghiệm, ở nghiệm thức 1 (đối chứng), cấu trúc bên ngoài của da tƣơng đối mịn và vẫn chƣa thể hiện sự thay đổi bên ngoài so với thời điểm trƣớc khi thí nghiệm; ở nghiệm thức 2 (chiếu UV, không bôi gì cả), da chuột có nếp nhăn rõ ràng hơn so với thời điểm ban đầu và so với 3 nghiệm thức còn lại. Riêng nghiệm thức 3 và 4, kết quả chƣa thấy sự thay đổi so với thời điểm ban đầu.
Kết thúc 8 tuần chiếu UV, kết quả thể hiện rõ ràng thông qua quan sát tổng thể bên ngoài (hình 3.12) và mức độ cảm nhận sự đàn hồi của da.
Hình 3.12. Da chuột dƣới ảnh hƣởng của UV và hiệu quả ngăn ngừa lão hoá của
các sản phẩm sau 8 tuần chiếu ở các nghiệm thức
- Nghiệm thức đối chứng (không chiếu UV, không bôi bất kì sản phẩm nào): bề mặt da tƣơng đối mịn, có nếp nhăn nhẹ, toàn bộ vùng da có màu tƣơng đối hồng, sự đàn hồi tốt. Phần chân lông mềm, lớp lông mới mọc mềm mịn, dễ cạo và không để lại chân lông; mọc lông mới khá chậm, mỏng mịn, dễ cạo sạch, không để lại chân lông trên bề mặt da; da có cấu trúc ổn định và rất ít bị tổn thƣơng khi cạo, tốc độ phục hồi nhanh (hình 3.12 a).
- Nghiệm thức đối chứng âm (chiếu UV 6 giờ/ngày và không bôi bất kì sản phẩm nào): có kết quả tƣơng đồng nhƣ nghiệm thức 3 của thí nghiệm 2: màu da không đồng nhất, nếp nhăn xuất hiện nhiều, biểu bì bong tróc tạo lớp vảy mỏng trên da, da khô và dễ bị tổn thƣơng, chân lông cứng làm cho da thô ráp, lông mọc có xu hƣớng cứng hơn so với nghiệm thức đối chứng cùng thời điểm. Sự đàn hồi của da cũng lâu hơn so với nghiệm thức đối chứng và 2 nghiệm thức còn lại (hình 3.12 b). Kết quả này cũng cho thấy quy trình chiếu UV với mốc thời gian 6 giờ/ngày liên tục trong 8 tuần và cƣờng độ 24 mJ/cm2 ổn định giữa các lần thí nghiệm (thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3).
- Nghiệm thức đối chứng dƣơng (chiếu UV 6 giờ/ngày và bôi sản phẩm thƣơng mại): màu da không đồng đều, đa phần vùng lƣng bị cạo lông có màu trắng đục, rất ít vùng có màu da trắng hồng nhƣ nghiệm thức đối chứng. Bề mặt vùng da bị cạo nhẵn, không xuất hiện nếp nhăn. Phần chân lông sau khi cạo trở nên dày và cứng khó thao tác cho các lần tiếp theo, lông ngả màu trắng ngà. Lớp lông mới mọc thƣờng thô, cứng và khó cắt tỉa hơn so với lông của chuột đối chứng và nghiệm thức sản phẩm thí nghiệm khi quan sát cùng thời điểm (hình 3.12 c).
- Nghiệm thức sản phẩm thí nghiệm (chiếu UV 6 giờ/ngày và bôi dịch chiết nhau thai heo): bề mặt da nhẵn, mịn màng, không có nếp nhăn, toàn bộ vùng da có màu trắng hồng, sự đàn hồi tốt. Phần chân lông mềm, lớp lông mới mọc mềm mịn, dễ cạo và không để lại chân lông; mọc lông mới khá chậm, mỏng mịn, dễ cạo sạch, không để lại chân lông trên bề mặt da; da có cấu trúc ổn định và rất ít bị tổn thƣơng khi cạo, tốc độ phục hồi nhanh (hình 3.12 d). Nhìn tổng thể, da chuột ở nghiệm thức này mịn và hồng hơn so với cả nghiệm thức đối chứng, không có hiện tƣợng bị trắng dục trên da nhƣ ở nghiệm thức bôi sản phẩm thƣơng mại.
Nhƣ vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy sau 8 tuần thí nghiệm, xét về mức đại thể, dịch chiết nhau thai heo đã thể hiện đƣợc hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da chuột do tia UV gây ra.
3.3.2.Kết quả ở mức vi thể
3.3.2.1. Độ dày biểu bì
Hiệu quả ngăn ngừa lão hoá của dịch chiết nhau thai heo dựa trên kết quả khảo sát độ dày biểu bì chuột sau 8 tuần thí nghiệm ở mức vi thể (hình 3.13) có độ dày biểu bì đƣợc thể hiện ở biểu đồ hình 3.14.
Hình 3.13. Kết quả độ dày biểu bì da chuột sau 8 tuần thí nghiệm ở các nghiệm thức (X40)
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện độ dày biểu bì da chuột ở các nghiệm thức khảo sát
Từ biểu đồ hình 3.14 nhận thấy, độ dày biểu bì của chuột bị có sự thay đổi rõ rệt giữa các nghiệm thức (xem phụ lục 3.3). Cụ thể:
Ở nghiệm thức đối chứng (không chiếu UV 6 giờ/ngày, không bôi bất kì sản phẩm nào), độ dày trung bình của biểu bì là 14,53 µm, kết quả này cũng tƣơng đƣơng với nghiệm thức đối chứng của thí nghiệm 2 (14,53 µm so với 14,5 µm, p > 0,05); ở nghiệm thức đối chứng âm (chiếu UV 6 giờ/ngày, không bôi bất kì sản phẩm nào), độ dày trung bình của biểu bì có sự tăng lên rõ rệt và có sự cách biệt với độ tin cậy rất cao (p < 0,001) đến 23,40 µm. Kết quả này phù hợp với kết quả của thí nghiệm tạo mô hình chuột lão hoá tại mục 3.2 (24,06 µm). Kết quả ở nghiệm thức đối chứng và đối chứng âm cho thấy mô hình thí nghiệm bố trí trong đề tài này tƣơng đối ổn định giữa các thí nghiệm. Theo đó, các kết quả của các nghiệm thức bôi sản phẩm sẽ có độ tin cậy cao khi cùng đƣợc thực hiện trong một điều kiện tƣơng đối ổn định nhƣ vậy.
Ở nghiệm thức đối chứng dƣơng (chiếu UV 6 giờ/ngày, bôi sản phẩm thƣơng mại với công dụng ngăn ngừa lão hoá da) có độ dày trung bình biểu bì là 17,55 µm. Kết quả này cũng tƣơng đƣơng với nghiệm thức 2 ( chiếu UV 6 giờ/ngày) của thí nghiệm 2. Nhƣ vậy, khi bôi sản phẩm thƣơng mại làm cho biểu bì da chuột có tăng so với khi không bôi và không chiếu UV tới 3,02 µm (p < 0,01); đồng thời giúp cho biểu bì da chuột giảm hẳn so với nghiệm thức đối chứng âm tới 5,85 µm (p < 0,01).
Từ kết quả này cho thấy hiệu quả ngăn ngừa lão hoá của sản phẩm thƣơng mại đã thể hiện một cách rõ rệt: biểu bì da chuột không dày lên đáng khi bị tác động bởi tia UV.
Ở nghiệm thức bôi sản phẩm thí nghiệm (chiếu UV 6 giờ/ngày, bôi dịch chiết nhau thai heo nồng độ 100µg/ml), kết quả thu đƣợc độ dày trung bình biểu bì là 17,52 µm, kết quả này tƣơng đƣơng với nghiệm thức đối chứng dƣơng là 17,55 µm (p > 0,05). Nhƣ vậy, sản phẩm dịch chiết nhau thai heo trong thí nghiệm này đã thể hiện đƣợc tính hiệu quả trong việc ngăn ngừa lão hoá da chuột thông qua độ dày biểu bì tƣơng đƣơng với sản phẩm thƣơng mại dùng làm đối chứng dƣơng. Tuy nhiên, đây chỉ mới là một tiêu chí của hiện tƣợng lão hoá da chuột nói riêng và lão hoá da nói chung.
3.3.2.2. Cấu trúc Collagen
Sau khi nhuộm HE, mẫu da đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi và đánh giá cấu trúc collagen dựa trên 4 mức độ lão hoá nhƣ hình 3.10, kết quả hình ảnh cũng đƣợc thể hiện ở hình 3.15.
Hình 3.15. Cấu trúc Collagen ở các mức độ lão hoá trong thí nghiệm 3 (X40)
Số lƣợng mẫu bị lão hoá da dựa theo cấu trúc collagen ở các nghiệm thức đƣợc thể hiện qua biểu đồ hình 3.16.
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện số lƣợng mẫu bị lão hoá da dựa theo cấu trúc collagen ở các nghiệm thức khảo sát
Từ kết quả số lƣợng mẫu ở từng mức độ lão hoá (xem phụ lục 3.4), quy đổi thành tỉ lệ (%) mức độ lão hoá ở các nghiệm thức khảo sát theo phƣơng pháp mô tả ở mục 2.4.6, kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tỉ lệ (%) mức độ lão hoá da chuột ở các nghiệm thức khảo sát
Nghiệm thức Lão hoá mức 0 Lão hoá mức 1 Lão hoá mức 2 Lão hoá mức 3 Đối chứng 56,67% 43,33% 00% 00% Đối chứng (-) 6,67% 36,67% 30,00% 26,67% Đối chứng (+) 53,33% 46,67% 00% 00% Sản phẩm thí nghiệm
(dịch chiết nhau thai heo nồng độ 100 μg/ml)
Từ kết quả biểu đồ hình 3.16 và bảng 3.4, kết quả đánh giá hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo thông qua cấu trúc collagen đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ sau:
- Ở nghiệm thức đối chứng (không chiếu UV và không bôi sản phẩm thực nghiệm): trong điều kiện ánh sáng trắng của phòng thí nghiệm (12 giờ sáng :12 giờ tối), sau 8 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy khá tƣơng đồng với kết quả của nghiệm thức đối chứng ở thí nghiệm 2: chỉ có 56,67% không bị lão hoá da (mức 0), và vẫn có tới 43,33% chuột có dấu hiệu lão hoá da (mức 1). Điều này có nghĩa là trong điều kiện nuôi bình thƣờng, quá trình lão hoá nội tại vẫn diễn ra theo chu trình sống tự nhiên của chuột và chỉ lão hoá ở mức 1(chiếm 43,3%), không có các mức khác với độ lão hoá nặng hơn (mức 2 và mức 3). Bên cạnh đó, kết quả nhuộm HE cho thấy xuất hiện một số đứt gãy trong cấu trúc collagen và mật độ collagen bắt đầu không liên tục (hình 3.16 a). Nhƣ vậy, chuột khi đƣợc nuôi trong điều kiện bình thƣờng và đạt 14 tuần tuổi sẽ có sự lão hoá do thay đổi cấu trúc collagen với một tỉ lệ nhất định và chƣa tới 50%. Ngoài ra, sự tƣơng đồng với kết quả đối chứng của thí nghiệm 2 cũng cho thấy tính ổn định của thí nghiệm đƣợc kiểm soát, tạo độ tin cậy cao trong việc đánh giá các các nghiệm thức cần khảo sát.
- Ở nghiệm thức đối chứng âm (chiếu UV 6 giờ/ngày và không bôi bất kì sản phẩm nào), mức độ lão hoá thay đổi rõ rệt so với ở nghiệm thức đối chứng và phù hợp với kết quả nghiên cứu tạo mô hình chuột lão hoá da ở mục 3.2: số lƣợng mẫu không bị lão hoá da (mức 0) chỉ có 6,67%; số lƣợng mẫu có dấu hiệu lão hoá da (mức 1) chiếm 36,67%; bị lão hoá da (mức 2) chiếm 30% và đặc biệt, có tới 26,67% mẫu da bị lão hoá nặng (mức 3). Nhƣ vậy, với thời gian chiếu 6 giờ/ngày và không bôi bất kì sản phẩm nào, chuột bị lão hoá da rõ rệt. Sự xuất hiện lão hoá mức 2 và mức 3 một lần nữa có thể khẳng định rằng, việc chiếu tia UV có ảnh hƣởng đến cấu trúc collagen và làm biến đổi cấu trúc này, gây ra hiện tƣợng đứt gãy và mất sự liên kết giữa các sợi collagen với nhau và kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu tạo mô hình chuột lão hoá da ở mục 3.2.
- Đối với nghiệm thức đối chứng dƣơng (chiếu UV 6 giờ/ngày và bôi sản phẩm thƣơng mại với công dụng ngăn ngừa lão hoá da), kết quả thực nghiệm cho thấy có 53,33% chuột không bị lão hoá da và có 46,67% chuột bắt đầu có dấu hiệu lão hoá da (mức 1), chƣa thấy mẫu nào có hiện tƣợng lão hoá da nhiều (mức 2, mức 3). Mặc dù tỉ lệ phần trăm lão hoá ở mức 1 có cao hơn so với nghiệm thức đối chứng nhƣng tỉ lệ không đáng kể (46,47% so với 43,33%, p > 0,05, tƣơng ứng). Nhƣ vậy, sản phẩm thƣơng mại đã cho thấy hiệu quả cải thiện mức độ lão hoá da
dƣới tác dụng của UV một cách đáng kể thông qua cấu trúc collagen: không còn lão hoá ở mức 2 và 3, mức 1 trở về tƣơng đƣơng với điều kiện nuôi bình thƣờng.
- Đối với nghiệm thức bôi sản phẩm thí nghiệm (chiếu UV 6 giờ/ngày và bôi dịch chiết nhau thai heo): có phân nửa không bị lão hoá và phân nửa lão hoá mức 1. So với nghiệm thức bôi sản phẩm thƣơng mại, dù số lƣợng mẫu không lão hoá da thấp hơn 3,33% và số lƣợng mẫu lão hoá mức 1 cao hơn 3,33% (50% so với 53,33%; 50% so với 46,67%, tƣơng ứng) nhƣng kết quả đang tiệm cận về với kết quả bôi sản phẩm thƣơng mại cũng nhƣ kết quả nuôi trong điều kiện bình thƣờng (không có UV). Ngoài ra, kết quả của nghiệm thức này cũng cho thấy không xuất hiện hiện hiện tƣợng lão hoá da ở mức 2, mức 3. Nhƣ vậy, sản phẩm thì nghiệm cũng đã thể hiện đƣợc hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da chuột dƣới tác động của tia UV gần với sản phẩm thƣơng mại. Điều này cho thấy sản phẩm ứng viên có tiềm năng trong việc ngăn ngừa lão hoá da chuột dƣới tác động của tia UV thông qua sự thay đổi cấu trúc collagen.
Tóm lại, từ kết quả phân tích trên có thể nhận định: dịch chiết nhau thai heo có bƣớc đầu thể hiện đƣợc hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da chuột dƣới tác động của UV. Cần có các nghiên cứu ở mức chuyên sâu để đủ cơ sở khoa học khẳng định vai trò hữu hiệu của dịch chiết nhau thai heo trong việc ngăn ngừa lão hoá da dƣới tác dụng của UV.