Khoảng tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích kháng sinh nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, levofloxacin) trong nước thải bệnh viện bằng LC MS MS nhằm đánh giá khả năng xử lý của vật liệu BiOI (Trang 55 - 56)

Để xác định khoảng tuyến tính của đường chuẩn các thí nghiệm được thực hiện các điều kiện sắc ký đã lựa chọn, hỗn hợp kháng sinh CIP, LEV có nồng độ từ 10-500 ng/mL và nồng độ nội chuẩn là 10 ng/mL, phân tích lặp 3 lần. Kết quả trong bảng 3.7 cho thấy trong khoảng nồng độ khảo sát có sự phụ thuộc tuyến tính giữa tỉ số diện tích pic của CIP/IS, LEV/IS với nồng độ kháng sinh thể hiện qua hệ số tương quan R2 >0,9990 cho thấy mức độ tương quan tốt, độ tuyến tính chặt chẽ.

Bảng 3.7. Phương trình hồi quy của CIP và LEV Chất phân tích Phương trình hồi quy Hệ số tương quan R2 Khoảng nồng độ tuyến tính (ng/mL) Ciprofloxacin y = 8,102x + 0,7618 0,9994 10 – 500 Levofloxacin y = 9,605x + 0,0423 0,9992 10 – 500

Hình 3.4.Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc tỉ số diện tích pic (CIP/IS) và nồng

Hình 3.5. Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc tỉ số diện tích pic (LEV/IS) và nồng độ LEV (ng/ml)

Nhận xét: Từ các kết quả trong bảng 3.7 và hình 3.4, 3.5 cho thấy sự phụ thuộc tuyến tính giữa tỉ số diện tích pic của mỗi chất chuẩn/diện tích pic của nội chuẩn và nồng độ kháng sinh. Đường chuẩn hồi quy có dạng thẳng và hệ số tương quan r2 >0,995 chứng tỏ trong khoảng nồng độ khảo sát của cả 2 chất kháng sinh có sự tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ chất phân tích với tỷ lệ diện tích pic của chất phân tích (kháng sinh). Do đó, dựa vào phương trình có thể tính toán kết quả định lượng với độ tin cậy cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích kháng sinh nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, levofloxacin) trong nước thải bệnh viện bằng LC MS MS nhằm đánh giá khả năng xử lý của vật liệu BiOI (Trang 55 - 56)