Các điều kiện khối phổ được tiến hành với nguồn ion hóa ESI (+); nhiệt độ khí phun 300C; tốc độ khí phun 11 L/min; áp suất đầu phun 25 psi và thế nguồn ion hóa 4000 V.
❖ Tiến hành khảo sát bắn phá tạọ các ion mẹ, kết quả được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1.Kết quả lựa chọn ion mẹ
Chất phân tích Ion mẹ (m/z)
Ciprofloxacin 331.9
Levofloxacin 361.9
IS (Lomefloxacin) 351.9
❖ Tiến hành khảo sát bắn phá ion mẹ và lựa chọn ion con.
Sử dụng chế độ bơm tự động để bơm từng chất phân tích vào detector khối phổ và lựa chọn ion con đặc trưng có cường độ tín hiệu cao nhất để định tính và định lượng. Mảnh ion con m/z có cường độ lớn nhất dùng để định lượng, mảnh ion con thứ 2 có cường độ thấp hơn dùng để xác nhận chất phân tích. Đối với các chất chuẩn nội, lựa chọn một ion con đặc trưng có cường độ cao nhất.
Detector sử dụng trong nghiên cứu là hệ khối phổ 2 lần, vì vậy, việc lựa chọn ion con cũng như các điều kiện phân mảnh rất quan trọng. Để thu được mảnh ion con có tín hiệu cao cần phải chọn được mức năng lượng bắn phá phù hợp. Sau khi khảo sát, kết quả tối ưu thu được như sau (bảng 3.2):
Bảng 3.2.Điều kiện phân mảnh của ciprofloxacin, levofloxacin và IS Chất phân tích Ion mẹ (m/z) Ion con (m/z) Năng lượng va chạm (V) Năng lượng phân mảnh (V) Ciprofloxacin 331.9 313.8 22 140 331.9 287.8 19 140 Levofloxacin 361.9 317.9 20 140 361.9 260.7 36 140 IS (Lomefloxacin) 351.9 333.7 22 140 351.9 307.9 16 140
3.1.2.Tối ưu các điều kiện chạy sắc ký lỏng
3.1.2.1. Pha tĩnh
Trong nghiên cứu này, qua tham khảo các tài liệu và điều kiện thực tế sẵn có, chúng tôi chọn cột C18 để phân tích các kháng sinh. Đây là loại pha tĩnh phổ biến, phù hợp với các điều kiện của phòng thí nghiệm.
Cột Agilent ZORBAX Eclipse Plus RRHD C18: 2,1mm x 50mm, 1,8µm.
3.1.2.2. Pha động
a. Khảo sát chương trình pha động
Thí nghiệm khảo sát chương trình pha động được thực hiện với CIP, LEV 25 ng/mL và chất nội chuẩn LOM 10 ng/mL trong hỗn hợp dung môi MeOH : H2O (4 : 1). Pha động được khảo sát với 2 chương trình:
(1) - Chương trình đẳng dòng với tỷ lệ ACN (HCOOH 0,1%) : H2O (HCOOH 0,1%) là 70: 30 (v/v);
(2) - Chương trình gradient dung môi (2 kênh) được đưa ra trong bảng 3.3, với thành phần hai kênh như sau:
Kênh A: Nước cất deion và 0,1% axit formic Kênh B: acetonnitril và 0,1% axit formic
Bảng 3.3.Chương trình Gradient dung môi đã tối ưu Thời gian (phút) Kênh A (%v/V) H2O (HCOOH 0,1%) Kênh B (%v/V) ACN (HCOOH 0,1%) 0 95 5 1 95 5 2 5 95 4 5 95 5 95 5 6 95 5
Hình 3.1.Sắc kí đồ hỗn hợp LEV, CIP theo chế độ đẳng dòng
❖Nhận xét: Với chương trình chạy sắc ký đẳng dòng pic CIP bị doãng chân và không cân xứng. Với chương trình gradient cho đáp ứng pic của CIP, LEV, LOM có cường độ lớn nhất, pic cân xứng, không bị chẻ pic. Do đó chương trình gradient được lựa chọn để thiết lập phương pháp phân tích Ciprofloxacin và Levofloxacin trong nước thải.