MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 30)

5. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

1.5. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

NƢỚC THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI

1.5.1. N oài nƣớc

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng muỗi Aedes aegypti là loại muỗi có hoạt động gần gũi với con ngƣời, đồng thời là véc tơ chính của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Năm 1986, Tổ chức y tế thế giới đã đƣa ra 17 loại dụng cụ chứa nƣớc có thể là nơi đẻ của muỗi Ae. aegypti, trong đó bể cảnh chiếm tỷ lệ cao nhất [6]. Các nghiên cứu ở Bangladesh năm 2015 và Malaysia năm (2016) đã tìm thấy lốp xe và thùng nhựa nhỏ là loại vật chứa

24

chủ yếu cho muỗi Ae. aegypti phát triển [33, 34]. Trong khi ở Brazil đã tìm thấy những chậu hoa và các vật chứa bằng đất nung khác là môi trƣờng sống thuận lợi của bọ gậy muỗi vằn [35]. Tại Mexico, lốp xe và chai là loại vật dụng quan trọng nhất đối với sự sinh sản của muỗi Ae. aegypti [36].

Tại Đông Nam Á, các nghiên cứu cho thấy Ae. aegypti hầu nhƣ chỉ đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nƣớc do con ngƣời tạo ra. Ở những vùng nóng và khô, các bể treo, bể nƣớc ngầm, bể đựng chất thải có thể là những ổ bọ gậy chính. Còn ở những khu vực thiếu nƣớc thì các dụng cụ chứa nƣớc sinh hoạt trong các hộ gia đình là những ổ bọ gậy phổ biến [35]. Tác giả Linda S. Lloyd (2003) đã chỉ ra các thành tố chính cho chƣơng trình kiểm soát và phòng chống sốt xuất huyết bao gồm giám sát dịch tễ học và côn trùng học; phối hợp và thực hiện các hành động liên ngành; quản lý môi trƣờng và giải quyết các dịch vụ cơ bản nhƣ cấp nƣớc, xử lý nƣớc đã qua sử dụng, quản lý chất thải rắn, xử lý lốp xe đã qua sử dụng [36].

1.5.2. Trong nƣớc

Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nơi sinh sản của muỗi Aedes rất đa dạng và phong phú về dụng cụ chứa nƣớc. Theo nghiên cứu của Vũ Sinh Nam vào năm (1995), ổ bọ gậy nguồn có thể xếp thành 5 loại chính là bể xây, phuy sắt, chum vại sành, xô chậu và các đồ phế thải [2]. Trần Vũ Phong và cộng sự (2012-2014) nghiên cứu về quần thể véc tơ tại một số địa phƣơng có biên giới với Lào và Campuchia, cho thấy các dung cụ làm tăng khả năng có bọ gậy Ae. aegypti là; bể cá cảnh, lu/vại, lốp xe, thùng phi và dụng cụ có bọ

gậy Ae. albopictus chủ yếu là phế thải, lu/vại, lốp xe, bể cá [37]. Trần Đắc

Phu và cộng sự (2001) chứng minh ổ bọ gậy nguồn cho cả vùng thành thị và nông thôn là các bể xây, chum vại, giếng và dụng cụ phế thải, trong đó đã phát hiện ra giếng là ổ bọ gậy của Ae. aegypti và cung cấp thêm vào danh sách chủng loại dụng cụ chứa nƣớc cần giám sát ở các tỉnh phía Bắc [38]. Tác giả Trần Công Tú nghiên cứu tại khu du lịch Cát Bà, Hải Phòng năm (2013) cho thấy bọ gậy Ae. aegypti tập trung chủ yếu là lu, phuy nhựa 200 lít và bễ <1000 lít [39]. Theo Lê Trung Kiên tại Diên Khánh, Khánh Hòa 2020, cho thấy muỗi Ae. aegypti trú đậu trong nhà 92,2% và muỗi Ae. albopictus trú đậu

25

ngoài nhà 95,08% và ổ bọ gậy nguồn đƣợc phát hiện chủ yếu ở lọ hoa, chai lọ phế thải và bể cảnh [40].

Khu vực miền Trung, nghiên cứu của Nguyễn Quang Hải (2011) về tình hình sốt xuất huyết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2010, cho thấy sự xuất hiện của hai loài muỗi Ae. aegyptiAe. albopictus, trong đó Ae. aegypti

chiếm tỷ lệ 99,78% [41]. Nghiên cứu của Bùi Ngọc Lân năm (2014) về đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD tỉnh Bình Định, kết quả ổ bọ gậy nguồn phổ biến nhất ở Bình Định là dụng cụ phế thải, xô/thùng và chum chứa nƣớc sinh hoạt dƣới 100 lít [42]. Tại Khánh Hòa nghiên cứu của tác giả Trịnh Công Thức, Viện Pasteur Nha Trang (2015) cho thấy muỗi Ae. albopictus chiếm tỷ lệ 5,3% và Ae. aegypti chiếm tỷ lệ 94,7% [43]. Năm 2018 - 2019, kết quả giám sát đã mô tả muỗi Ae. aegypti chiếm tỷ lệ cao nhất 51,1%, muỗi Culex

quinquefasciatus 46,8%, muỗi Ae. albopictus chiếm 0,3% và muỗi khác là

1,8% [44]. Nghiên cứu của Bùi Thanh Phú, Viện Pasteur Nha Trang 2018), tại xã Diên An, huyện Diên Khánh đã phát hiện ổ bọ gậy nguồn chủ yếu ở lọ hoa, lốp xe và chậu cây cảnh [45]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Bình, năm 2019 cho thấy kết quả thu thập muỗi tại các ổ dịch SXHD ở khu vực miền Trung là: Aedes sp. có tỷ lệ là (67,3%), Culex sp. (23,9%), Armigeres

sp. (0,9%), Anopheles sp. (8%). Giống muỗi Aedes, Ae. albopitus chiếm tỷ lệ 6,7% và Ae. aegypti (93,3%) [46]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh hòa cho thấy tỷ lệ tập trung bọ gậy

Ae. agypti ở lọ hoa (32,4%), chậu lau nhà (15,9%), vật phế thải (14,1%),

chum vại (10,9%), phuy 8,9%, bể dội cầu (5,62%) [47].

Ở miền Nam, nghiên cứu của Đặng Ngọc Chánh và cộng sự (2011), Mối liên quan giữa véc tơ sốt xuất huyết và biến đổi khí hậu tại 4 xã ven biển tỉnh Bến Tre, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, cho thấy bọ gậy

Ae.aegypti có trong 6 loại dụng cụ chứa nƣớc, tập trung ở các kiệu lớn có

dung tích trên 200 lít, lu nhỏ và khạp [48]. Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Hai tại tỉnh Đồng Tháp năm (2006) có tỷ lệ tập trung bọ gậy Aedes ở các dụng cụ chứa nƣớc: vật phế thải, bể nƣớc, hòn non bộ, lu, phuy, chum, bát kê chống kiến, lọ cắm hoa [49].

26

1.6.GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.6.1. Vị trí địa lý

Thị xã Ninh Hoà là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, thuộc tỉnh Khánh Hoà, nằm về phía Đông vòng cung Bắc Nam của dải Trƣờng Sơn trên toạ độ từ 12020’ - 12045’ độ Vĩ Bắc và từ 105o52’ - 109o20’ độ Kinh Đông. phía Đông giáp Biển; phía Tây giáp huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Tây Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, phía Nam giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang, phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa [50].

1.6.2. Đặc điểm địa hình

Ninh Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 119.777 ha, có trên 70% là núi rừng, 0,44% là động cát ven biển. Thị xã Ninh Hòa bị chia cắt nhiều bởi núi cao, nhiều dốc và đèo hiểm trở. Bờ biển Ninh Hoà có nhiều nơi lồi lõm, khúc khuỷu, có nhiều cửa sông, cửa lạch nằm sâu trong đất liền [50].

1.6.3. Khí hậu

Mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hƣởng của khí hậu đại dƣơng nên quanh năm khí hậu ôn hoà. Khí hậu có hai mùa, mùa mƣa và mùa nắng, Mùa mƣa từ tháng 10- tháng 11, còn lại là nắng quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 310

C [50].

1.6.4. H thốn sôn và n uồn nƣớc

Hệ thống sông suối tƣơng đối dày, nhƣng phân bố không đều. Thị xã Ninh Hòa có hai dạng nƣớc ngầm chính gồm: dạng nƣớc ngầm tồn tại trong trầm tích sông suối, tập trung ở các xã phía Tây và Tây Bắc và dạng nƣớc ngầm tồn tại trong trầm tích sông biển và biển, tập trung ở các xã phía Đông và Đông Nam của thị xã [50]

Những đặc điểm về địa hình và khí hậu của thị xã Ninh Hòa cho thấy nơi đây rất phù hợp cho quần thể muỗi Aedes thích nghi và phát triển. Chính vì vậy ca mắc sốt xuất huyết Dengue thƣờng xuyên tăng cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những số liệu báo cáo côn trùng của Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa gửi về Viện Pasteur hàng tháng cho thấy các chỉ số tƣơng đối thấp chƣa phát hiện muỗi và bọ gậy Aedes albopictus.

27

CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thời gian: Từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2021. Thời gian: Từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2021. Từ ngày 29-31/3/2021 và ngày 1-3/9/2021

Địa điểm: Xã Ninh Phụng, Ninh Quang và Ninh Hiệp huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.

2.2. NGUYÊN LIỆU

2.2.1. Vật li u thí n hi m

- Muỗi và bọ gậy thu thập ở các hộ gia đình từ thực địa nghiên cứu - Mẫu điều tra: Dựa trên mẫu 5D quy định “Hƣớng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh SXHD” theo quyết định 3711/2014 của Bộ y Tế và có chỉnh sửa để phù hợp trong nghiên cứu (phụ lục 2).

- Ống nghiệm (tuýp bắt muỗi) kích thƣớc 2cm x 20cm, máy bắt muỗi bằng tay có động cơ, đèn pin

- Hóa chất gây mê muỗi: Ete và Clorofor

- Vợt có cán lƣu động dài 1m và kích thƣớc mắt lƣới 2,0-2,5mm - Pipet (ống hút có đầu bóp), khay men trắng, dụng cụ đựng bọ gậy - Kính lúp soi nổi, kính hiển vi, lam kính, lam men, kẹp đầu nhọn

- Khóa định loại bọ gậy/muỗi của Chester J. Stojanovich và Harold Georye Scott.

2.2.2. Phòn thí n hi m

- Tại phòng thí nghiệm duy trì nhiệt độ từ 25 – 280C và ẩm độ 75-80%, giúp muỗi và bọ gậy phát triển trong điều kiện tốt nhất.

- Bọ gậy, quăng sau khi nỡ thành muỗi trƣởng thành đƣợc nuôi bằng nƣớc đƣờng (10%) tẩm vào bông gòn.

28

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đối tƣợn n hi n cứu

Tất cả các loại muỗi bắt đƣợc tại hộ gia đình bao gồm khu vực trong nhà và khu vực xung quanh nhà, vƣờn cây.

Tất cả bọ gậy, quăng tại hộ gia đình bao gồm các dụng cụ chứa nƣớc sinh hoạt, dụng cụ phế thải trong và ngoài nhà.

+ Các tiêu chí lựa chọn: Hộ gia đình là ngƣời sinh sống tại thôn/xã và đồng ý hợp tác vào nghiên cứu.

Tất cả các dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy và những dụng cụ chứa nƣớc không có bọ gậy trong và ngoài nhà.

+ Các tiêu chí loại trừ: Hộ gia đình đóng cửa suốt thời gian dài và không hợp tác nghiên cứu.

Những dụng cụ chứa nƣớc có nắp đậy kín (nắp cố định) nhƣ bể ngầm, giếng đóng.

Các dụng cụ lật úp đƣợc che đậy, nằm dƣới mái hiên, trong nhà hoặc đã đƣợc thu gom.

Dụng cụ có đáy bị chọc thủng, hoặc các dụng cụ không có khả năng trữ nƣớc.

2.3.2. Thiết kế n hi n cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.3.3. Phƣơn pháp chọn mẫu

Bƣớc 1: Chọn 3 xã có bệnh SXHD lƣu hành và ca mắc trong vòng 5 năm trở lại đây, có điều kiện cho muỗi phát triển (có các dụng cụ chƣa nƣớc trong và xung quanh nhà) bao gồm xã Ninh Phụng, Ninh Quang và xã Ninh Hiệp huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Bƣớc 2: Lập danh sách toàn bộ hộ gia đình tại 3 xã đƣợc chọn (mỗi xã chọn 3 thôn)

29

Bƣớc 3: Chọn ngẫu nhiên đơn trong danh sách 3 thôn đƣợc chọn để điều tra bọ gậy và muỗi trƣởng thành.

2.3.4. Xác định cỡ mẫu (mục ti u 1)

Công thức tính cỡ mẫu:

Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu (số hộ gia đình cần điều tra muỗi). α = 0,05, với độ tin cậy 95%, vậy Z (1- α/2) = 1,96.

P = 0,27 (tỷ lệ hộ gia đình có muỗi là 27%, theo kết quả điều tra muỗi truyền bệnh SXHD tại huyện Ninh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp cùng Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới trong Dự án xây dựng hệ thống dự báo SXHD tháng 11/2020).

(1-p) = 1 – 0,27 = 0,73

Độ chính xác mong muốn d = 0,05.

Áp dụng công thức tính đƣợc cỡ mẫu n = 303. Vậy số hộ gia đình cần điều tra muỗi Aedes là 101 hộ gia đình cho mỗi xã trong mỗi đợt nghiên cứu

+ Các chỉ số đánh giá và phân tích muỗi Aedes (theo WHO và Quyết

định 3711/2014 - Bộ Y Tế) [5]

Chỉ số mật độ muỗi (DI) là số muỗi cái Aedes trung bình trong một gia đình điều tra.

DI (con/nhà) =

Số muỗi cái Aedes bắt đƣợc Số nhà điều tra

Chỉ số nhà có muỗi (HI%) là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi

cái Aedes trƣởng thành

HI % =

Số nhà có muỗi cái Aedes

x 100 Số nhà điều tra

30

2.3.5. Xác định cỡ mẫu (mục ti u 2).

Áp dụng công thức

Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu (số hộ gia đình cần điều tra bọ gậy, DCCN, DCPT).

α = 0,05, với độ tin cậy 95%, vậy Z (1- α/2) = 1,96.

P = 0,22 (tỷ lệ hộ gia đình có bọ gậy là 22%, theo kết quả điều tra ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh SXHD tại huyện Ninh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp cùng CDC Khánh Hòa thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới trong Dự án xây dựng hệ thống dự báo SXHD tháng 11/2020).

(1-p) = 1 – 0,22 = 0,78

Độ chính xác mong muốn d = 0,05.

Áp dụng công thức tính đƣợc cỡ mẫu n = 264. Vậy số hộ gia đình cần điều tra dụng cụ chứa nƣớc, dụng cụ phế thải là 88 hộ gia đình cho mỗi xã.

+ Các chỉ số đánh giá và phân tích bọ gậy Aedes (theo WHO và quyết

định 3711- Bộ Y tế) [5]

Chỉ số nhà có bọ gậy (HIL%) (CSNCBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ

gậy Aedes/Số nhà điều tra.

HIL% =

Số nhà có LQBG Aedes

x 100 Số nhà điều tra

Chỉ số dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy (CI%) (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm số DCCN có bọ gậy Aedes/tổng số DCCN:

CI % =

Số DCCN có LQBG Aedes

x 100 Tổng số DCCN điều tra

Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra. Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI đƣợc tính nhƣ sau [5]

31

BI =

Số DCCN có LQBG Aedes

x 100 Số nhà điều tra

Chỉ số mật độ bọ gậy (LI) (CSMĐBG) là số lƣợng bọ gậy bắt đƣợc/ số

nhà điều tra.

CSMĐBG (con/nhà) =

Số LQBG Aedes thu đƣợc Số nhà điều tra

2.3.6. Kỹ thuật điều tra bọ ậ và muỗi trƣởn thành (theo Quyết định 3711/2014-

Bộ Y tế)

+ Kỹ thuật điều tra muỗi

Mỗi nhóm gồm 3 ngƣời (1 điều tra muỗi, 1 điều tra bọ gậy và cán bộ dẫn đƣờng và ghi chép số liệu). Điều tra muỗi trƣởng thành bằng phƣơng pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng máy hút cầm tay. Cán bộ điều tra vào nhà đi lần lƣợt từ phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phòng bếp…một tay cầm đèn pin, tay kia cầm máy hút, quan sát tất cả các giá thể ở trong phòng bao gồm: bàn, ghế, kệ tivi, chăn/mền, áo, quần, võng, mũ, cây thần tài ở lọ hoa…Khi phát hiện có muỗi, đƣa nhẹ nhàng đầu ống lên và hút muỗi vào. Ghi chú nhãn riêng rẽ từng con: vị trí, độ cao, giá thể vào mẫu điều tra. Mỗi nhà thực hiện bắt muỗi đậu nghỉ 15 phút [5].

+ Kỹ thuật điều tra bọ gậy

Kỹ thuật điều tra bọ gậy tiến hành song song cùng với điều tra muỗi trong hộ gia đình. Điều tra lăng quăng/bọ gậy bằng quan sát, thu thập, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa nƣớc trong và quanh nhà.

Giám sát ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn: Phƣơng pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lƣợng lăng quăng/bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nƣớc khác nhau để xác định nguồn phát sinh chủ yếu và độ tập trung của lăng quăng/bọ gậy đối với từng địa phƣơng theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc tơ thích hợp [5].

32

Để xác định ổ bọ gậy nguồn đối với các chủng loại dụng cụ chứa nƣớc khác nhau cần tiến hành các phƣơng pháp thu thập và tính toán khác nhau cụ thể là: Đối với Hồ/bể, bi, phuy, chum…có thể tích > 200l: thu thập bằng vợt theo phƣơng pháp vợt vòng quanh thành dụng cụ chứa nƣớc từ trên xuống dƣới khoảng 5 vòng, sau đó vợt tiếp một vợt ở giữa. Sau khi bắt đƣợc bọ gậy/lăng quăng, lộn trái vợt, nhúng đáy vợt vào cốc thủy tinh có nƣớc, đổ cốc ra khay và đếm số lƣợng bọ gậy bằng pipet rồi cho tất cả vào lọ. Nếu dụng cụ chứa nƣớc lớn mà khả năng không bắt hết đƣợc bọ gậy thì sử dụng phƣơng pháp vợt 5 vòng quanh thành dụng cụ và số lƣợng bọ gậy đƣợc tính toán và nhân hệ số theo Tessa Knox (2008), một nghiên cứu của nhà côn trùng học ngƣời Úc đã nghiên cứu trong 4 năm (2005-2008) và phát triển thành công kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 30)