5. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tƣợn n hi n cứu
Tất cả các loại muỗi bắt đƣợc tại hộ gia đình bao gồm khu vực trong nhà và khu vực xung quanh nhà, vƣờn cây.
Tất cả bọ gậy, quăng tại hộ gia đình bao gồm các dụng cụ chứa nƣớc sinh hoạt, dụng cụ phế thải trong và ngoài nhà.
+ Các tiêu chí lựa chọn: Hộ gia đình là ngƣời sinh sống tại thôn/xã và đồng ý hợp tác vào nghiên cứu.
Tất cả các dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy và những dụng cụ chứa nƣớc không có bọ gậy trong và ngoài nhà.
+ Các tiêu chí loại trừ: Hộ gia đình đóng cửa suốt thời gian dài và không hợp tác nghiên cứu.
Những dụng cụ chứa nƣớc có nắp đậy kín (nắp cố định) nhƣ bể ngầm, giếng đóng.
Các dụng cụ lật úp đƣợc che đậy, nằm dƣới mái hiên, trong nhà hoặc đã đƣợc thu gom.
Dụng cụ có đáy bị chọc thủng, hoặc các dụng cụ không có khả năng trữ nƣớc.
2.3.2. Thiết kế n hi n cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.3.3. Phƣơn pháp chọn mẫu
Bƣớc 1: Chọn 3 xã có bệnh SXHD lƣu hành và ca mắc trong vòng 5 năm trở lại đây, có điều kiện cho muỗi phát triển (có các dụng cụ chƣa nƣớc trong và xung quanh nhà) bao gồm xã Ninh Phụng, Ninh Quang và xã Ninh Hiệp huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Bƣớc 2: Lập danh sách toàn bộ hộ gia đình tại 3 xã đƣợc chọn (mỗi xã chọn 3 thôn)
29
Bƣớc 3: Chọn ngẫu nhiên đơn trong danh sách 3 thôn đƣợc chọn để điều tra bọ gậy và muỗi trƣởng thành.
2.3.4. Xác định cỡ mẫu (mục ti u 1)
Công thức tính cỡ mẫu:
Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu (số hộ gia đình cần điều tra muỗi). α = 0,05, với độ tin cậy 95%, vậy Z (1- α/2) = 1,96.
P = 0,27 (tỷ lệ hộ gia đình có muỗi là 27%, theo kết quả điều tra muỗi truyền bệnh SXHD tại huyện Ninh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp cùng Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới trong Dự án xây dựng hệ thống dự báo SXHD tháng 11/2020).
(1-p) = 1 – 0,27 = 0,73
Độ chính xác mong muốn d = 0,05.
Áp dụng công thức tính đƣợc cỡ mẫu n = 303. Vậy số hộ gia đình cần điều tra muỗi Aedes là 101 hộ gia đình cho mỗi xã trong mỗi đợt nghiên cứu
+ Các chỉ số đánh giá và phân tích muỗi Aedes (theo WHO và Quyết
định 3711/2014 - Bộ Y Tế) [5]
Chỉ số mật độ muỗi (DI) là số muỗi cái Aedes trung bình trong một gia đình điều tra.
DI (con/nhà) =
Số muỗi cái Aedes bắt đƣợc Số nhà điều tra
Chỉ số nhà có muỗi (HI%) là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi
cái Aedes trƣởng thành
HI % =
Số nhà có muỗi cái Aedes
x 100 Số nhà điều tra
30
2.3.5. Xác định cỡ mẫu (mục ti u 2).
Áp dụng công thức
Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu (số hộ gia đình cần điều tra bọ gậy, DCCN, DCPT).
α = 0,05, với độ tin cậy 95%, vậy Z (1- α/2) = 1,96.
P = 0,22 (tỷ lệ hộ gia đình có bọ gậy là 22%, theo kết quả điều tra ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh SXHD tại huyện Ninh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp cùng CDC Khánh Hòa thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới trong Dự án xây dựng hệ thống dự báo SXHD tháng 11/2020).
(1-p) = 1 – 0,22 = 0,78
Độ chính xác mong muốn d = 0,05.
Áp dụng công thức tính đƣợc cỡ mẫu n = 264. Vậy số hộ gia đình cần điều tra dụng cụ chứa nƣớc, dụng cụ phế thải là 88 hộ gia đình cho mỗi xã.
+ Các chỉ số đánh giá và phân tích bọ gậy Aedes (theo WHO và quyết
định 3711- Bộ Y tế) [5]
Chỉ số nhà có bọ gậy (HIL%) (CSNCBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ
gậy Aedes/Số nhà điều tra.
HIL% =
Số nhà có LQBG Aedes
x 100 Số nhà điều tra
Chỉ số dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy (CI%) (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm số DCCN có bọ gậy Aedes/tổng số DCCN:
CI % =
Số DCCN có LQBG Aedes
x 100 Tổng số DCCN điều tra
Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra. Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI đƣợc tính nhƣ sau [5]
31
BI =
Số DCCN có LQBG Aedes
x 100 Số nhà điều tra
Chỉ số mật độ bọ gậy (LI) (CSMĐBG) là số lƣợng bọ gậy bắt đƣợc/ số
nhà điều tra.
CSMĐBG (con/nhà) =
Số LQBG Aedes thu đƣợc Số nhà điều tra
2.3.6. Kỹ thuật điều tra bọ ậ và muỗi trƣởn thành (theo Quyết định 3711/2014-
Bộ Y tế)
+ Kỹ thuật điều tra muỗi
Mỗi nhóm gồm 3 ngƣời (1 điều tra muỗi, 1 điều tra bọ gậy và cán bộ dẫn đƣờng và ghi chép số liệu). Điều tra muỗi trƣởng thành bằng phƣơng pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng máy hút cầm tay. Cán bộ điều tra vào nhà đi lần lƣợt từ phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phòng bếp…một tay cầm đèn pin, tay kia cầm máy hút, quan sát tất cả các giá thể ở trong phòng bao gồm: bàn, ghế, kệ tivi, chăn/mền, áo, quần, võng, mũ, cây thần tài ở lọ hoa…Khi phát hiện có muỗi, đƣa nhẹ nhàng đầu ống lên và hút muỗi vào. Ghi chú nhãn riêng rẽ từng con: vị trí, độ cao, giá thể vào mẫu điều tra. Mỗi nhà thực hiện bắt muỗi đậu nghỉ 15 phút [5].
+ Kỹ thuật điều tra bọ gậy
Kỹ thuật điều tra bọ gậy tiến hành song song cùng với điều tra muỗi trong hộ gia đình. Điều tra lăng quăng/bọ gậy bằng quan sát, thu thập, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa nƣớc trong và quanh nhà.
Giám sát ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn: Phƣơng pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lƣợng lăng quăng/bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nƣớc khác nhau để xác định nguồn phát sinh chủ yếu và độ tập trung của lăng quăng/bọ gậy đối với từng địa phƣơng theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc tơ thích hợp [5].
32
Để xác định ổ bọ gậy nguồn đối với các chủng loại dụng cụ chứa nƣớc khác nhau cần tiến hành các phƣơng pháp thu thập và tính toán khác nhau cụ thể là: Đối với Hồ/bể, bi, phuy, chum…có thể tích > 200l: thu thập bằng vợt theo phƣơng pháp vợt vòng quanh thành dụng cụ chứa nƣớc từ trên xuống dƣới khoảng 5 vòng, sau đó vợt tiếp một vợt ở giữa. Sau khi bắt đƣợc bọ gậy/lăng quăng, lộn trái vợt, nhúng đáy vợt vào cốc thủy tinh có nƣớc, đổ cốc ra khay và đếm số lƣợng bọ gậy bằng pipet rồi cho tất cả vào lọ. Nếu dụng cụ chứa nƣớc lớn mà khả năng không bắt hết đƣợc bọ gậy thì sử dụng phƣơng pháp vợt 5 vòng quanh thành dụng cụ và số lƣợng bọ gậy đƣợc tính toán và nhân hệ số theo Tessa Knox (2008), một nghiên cứu của nhà côn trùng học ngƣời Úc đã nghiên cứu trong 4 năm (2005-2008) và phát triển thành công kỹ thuật điều tra ổ bọ gậy tại Việt Nam với độ chính xác lên đến 90%, phƣơng pháp này có tên là “Kỹ thuật vợt 5 vòng” và đã đƣợc WHO chính thức công nhận [51].
Bản 2.1. Hệ số nhân thu mẫu bọ gậy bằng kỹ thuật vợt 5 vòng [51]. Loại vật chứa H số bọ ậ H số nhộn
1= Hồ vuông lớn > 500L 15,9 12,9
2= Hồ tròn > 1000L 7,9 3,1
3= Hồ UNICEF >1000L 4,5 4,1
4= Hồ khác < 1000L 11,2 5,6
Đối với các dụng cụ trên 10 lít hoặc dụng cụ nhỏ nhƣ phế thải chai lọ, gáo dừa… thu thập bằng ống pipet, bằng phƣơng phát bắt toàn bộ hoặc lọc bắt toàn bộ bọ gậy và tất cả các mẫu bọ gậy đều đƣợc để riêng từng chủng loại, ghi nhãn từng dụng cụ theo hộ gia đình (ghi theo mẫu điều tra khớp với dụng cụ thu thập).
Các mẫu đƣợc bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm Khoa côn trùng-Kiểm dịch, Viện Pasteur để định loại Aedes aegypti hay Aedes albopitus.
33
2.3.7. Th c nghi m
Tất cả các mẫu bọ gậy ở tuổi 1-2 dùng pipet hút riêng ra và cho vào dụng cụ nuôi để tiếp tục nuôi cho đến khi bọ gậy phát triển lên tuổi 3-4 mới định loại chính xác. Thức ăn cho bọ gậy ở tuổi 1-2 cần bổ sung vitamin nhƣ bột đậu xanh và thay nƣớc hàng ngày, đảm bảo môi trƣờng nƣớc sạch và thức ăn không đƣợc dƣ thừa. Đối với mẫu bọ gậy có quăng cần phải hút quăng cho vào đĩa petri thủy tinh, sau đó đƣa vào lồng nuôi muỗi cho đến khi quăng phát triển thành muỗi trƣởng thành để định loại chúng.
+ Định loại bọ gậy Aedes.
Tại Phòng thí nghiệm côn trùng, bọ gậy đƣợc soi dƣới kính hiển vi để xác định thành phần loài thông qua số lƣợng và sự sắp xếp của các lông và gai trên thân và các bộ phận cơ thể bọ gậy theo các bƣớc sau.
Bƣớc 1: Giết bọ gậy bằng nƣớc ấm 700
C hoặc cồn 70-80%
Bƣớc 2: Dùng kẹp gắp khoảng 8 – 10 con bọ gậy lên lam kính sau đó đặt dƣới kính hiển vi, sử dụng vật kính x5 để xác định gống bọ gậy và sử dụng vật kính x40 để xác định loài Ae. epypti và Ae. albopictus. Sử dụng khóa định loại muỗi và bọ gậy ở Việt Nam của Chester J. Stojanovich và Harold Georye Scott.
Bƣớc 3: Ghi kết quả định loại vào mẫu điều tra phù hợp với dụng cụ chứa nƣớc theo hộ gia đình.
+ Định loại muỗi và xác định chu kỳ tiêu sinh máu:
Tất cả các loài muỗi bắt đƣợc đều đƣa về phòng thí nghiệm và tiến hành các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
Bƣớc 2: Gây mê muỗi bằng Ete hoặc clorofor, có thể để ngăn đá tủ lạnh cho đến khi muỗi bất tỉnh.
Bƣớc 3: Dùng kẹp đầu nhọn (nhíp đầu nhọn) gắp từng con muỗi và đặt dƣới kính lúp để quan sát từng chi tiết nhằm xác định giống loài muỗi bắt từ
34
thực địa và sử dụng “khóa định loại muỗi ở Việt Nam của Chester J. Stojanovich và Harold Georye Scott” để định loại [29]
Bƣớc 4: Tiếp tục xác định tiêu sinh máu và phát triển trứng của muỗi
Aedes qua 7 chu kỳ (hình 1.4)
2.3.8. Phƣơn pháp xử lý số li u
Số liệu thu thập tại địa điểm nghiên cứu qua mẫu điều tra ở các HGĐ đƣợc nhập bằng phần mềm Microsoft Excel, quản lý và phân tích bằng phần mềm Stata 12.0.
Thống kê mô tả đƣợc thực hiện thông qua việc tính toán các giá trị tần số, tỷ lệ cho các biến định tính và trung bình, độ lệch chuẩn cho các biến định lƣợng.
Thống kê phân tích đƣợc thực hiện thông qua kiểm định T-test, kiểm định phi tham số Mann-Whitney, tƣơng quan tuyến tính Spearman.
Mối liên quan giữa muỗi, bọ gậy, tiêu sinh máu, ảnh hƣởng của hóa chất, DCCN có bọ gậy… đƣợc kiểm định bằng tƣơng quan tuyến tính Spearman và hồi quy tuyến tính Regress đơn biến và đa biến.
2.3.9. Kiểm soát sai số
Việc thu thập muỗi và bọ gậy tại thực địa nghiên cứu, đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng nghiệp vụ, dụng cụ chuyên dụng và phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại thị xã Ninh Hòa, có một số gia đình đình có thể gây khó chịu hoặc đồng ý nhƣng không hợp tác cùng với điều tra viên.
Điều tra tại HGĐ cần đƣợc phối hợp chặt chẽ từng nhóm, nghiêm túc và nhiệt tình với công việc.
Biện pháp khắc phục
Điều tra viên là những ngƣời có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về côn trùng học
Cán bộ phối hợp tuyến dƣới đƣợc đào tạo, tập huấn và cập nhật kiến thức về kỹ năng giám sát côn trùng.
35
Chọn 3 nhóm điều tra tại 3 xã gồm: Viện Pasteur Nha Trang 3 cán bộ; Trung tâm kiểm soát bệnh tật 3 cán bộ, Trung tâm y tế xã 3 cán bộ và 3 ngƣời của địa phƣơng dẫn đƣờng.
Cán bộ đƣợc phân công định loại và nuôi bọ gậy: Khoa Côn trùng – Kiểm dịch, Viện Pasteur Nha Trang.
2.3.10.Đạo đức tron n hi n cứu:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi
truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Ninh Hòa-Khánh Hòa năm 2021”
Nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại địa phƣơng, nghiên cứu này đã đƣợc thông qua Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học & Công nghệ và Hội đồng Khoa học Viện Pasteur Nha Trang.
Tất cả các đối tƣợng tham gia đều đƣợc giải thích rõ ràng, cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu. Việc triển khai nghiên cứu không có bất cứ rủi ro gì với con ngƣời, vật nuôi và môi trƣờng tự nhiên xung quanh.
Đây là một nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm sinh học của muỗi Aedes
trong cộng đồng, tuy nhiên các hoạt động và phƣơng pháp đề xuất tại cộng đồng chính là những hoạt động nằm trong chƣơng trình phòng chống SXHD của quốc gia và đƣợc Bộ Y tế cho phép.
36
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trên thế giới đã có nhiều báo cáo nghiên cứu, mô tả về đặc điểm sinh học sinh thái của muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae. albopictus và vai trò truyền bệnh SXHD. Ở nghiên cứu này chỉ đề cập một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gây nguồn của muỗi Aedes có liên quan đến vùng, miền, địa phƣơng nơi thƣờng xuyên có dịch SXHD lƣu hành, nhằm mục đích đề xuất các biện pháp kiểm soát quần thể véc tơ trong công tác phòng chống bệnh SXHD tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SXHD. BỆNH SXHD.
3.1.1. Thành phần muỗi thu đƣợc
Bản 3.1. Thành phần các loài muỗi bắt đƣợc tại điểm nghiên cứu Giốn muỗi thu đƣợc Số lƣợn cá thể bắt đƣợc Tỷ l %
Aedes 211 (199 Ae. aegypti và 12 Ae. albopictus) 61,7 Culex 71 21 Anopheles 47 14 Armigeres 13 4 Tổn cộn 342 100
Tại thực địa nghiên cứu, kết quả điều tra 303 hộ gia đình cho thấy sự xuất hiện của các loài muỗi chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, có họ phụ (phân họ) là
Anophelinae và Culicinae. Quần thể muỗi phân bố tại điểm nghiên cứu thu
đƣợc lần lƣợt là Aedes 211 cá thể chiếm tỷ lệ 61,7%, Culex 71 cá thể có tỷ lệ 21%, Anopheles 47 cá thể có tỷ lệ 14% và Armigeres 13 cá thể chiếm tỷ lệ 4%. Giống muỗi Aedes truyền bệnh SXHD có tỷ lệ cao nhất, với số lƣợng bắt đƣợc là Ae. aegypti 199 cá thể trong khi đó Ae. albopictus 12 cá thể. Sự xuất hiện tƣơng đối đầy đủ của các giống muỗi kể trên cho thấy ở huyện Ninh Hòa về môi trƣờng tự nhiên và nguồn thức ăn phù hợp để tạo điều kiện cho véc tơ
37
phát triển. Trong các giống muỗi đƣợc mô tả ở trên, có loài Ae. aegypti và Ae.
albopictus có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, nhƣ vậy nghiên
cứu này đã cho thấy sự có mặt của cả hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus tại các xã đƣợc chọn trong địa bàn nghiên cứu.
Đánh giá giữa hai loài muỗi Aedes thì Ae. aegypti chiếm tỷ lệ 94% cao hơn hẳn Ae. albopictus (6%), qua đó chứng tỏ rằng tập tính của muỗi Aedes
thích hoạt động vào ban ngày đã cạnh tranh và vƣợt trội hơn hẳn các loài muỗi khác. Việc xuất hiện thành phần loài muỗi Ae. aegypti với mật độ cao ở khu vực SXHD lƣu hành không chỉ ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa mà xuất hiện ở các tỉnh thành trong khu vực miền Trung, miền Bắc và cả khu vực miền Nam [2]. Tổ chức y tế thế giới đã công bố các tài liệu về phân bố và cho rằng sự phân bố của Aedes aegypti ngày càng mở rộng, phù hợp với sự phân bố của bệnh nhân SXHD và WHO đã chứng minh muỗi Aedes aegypti có nguồn gốc châu Phi nhiệt đới, nhƣng đã phát triển lan rộng tới các châu lục thông qua giao lƣu của con ngƣời và trở thành loài có phân bố rộng [4, 15].