Thời điểm hoạt động của muỗi Aedes trong ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 52 - 55)

46

Kết quả của nhóm nghiên cứu đƣợc mơ tả ở biểu đồ 3.5 cho thấy thời gian muỗi Aedes hoạt động tại thời điểm điều tra, quá trình tìm vật chủ hút

máu từ 7h-9h chiếm tỷ lệ 31% và 16h-17h30 chiếm tỷ lệ 29%. Ở thời điểm từ 9h-11h khả năng tìm mồi hút máu của muỗi vẫn duy trì chiếm tỷ lệ 24% và thời gian từ 14h-16h khả năng hoạt động của muỗi giảm xuống còn 16%. Tuy nhiên, tại thời điểm 16h-17h30 sự hoạt động của muỗi Aedes tăng mạnh trở

lại với tỷ lệ 29%. Đây là điểm quan trọng của muỗi Aedes cho thấy tập tính

sinh học của chúng khác với những loài muỗi khác trong q trình tìm mồi hút máu. Chính vì vậy, trong cơng tác phịng chống bệnh SXHD để làm giảm quần thể muỗi trƣởng thành mang vi rút, Bộ Y tế khuyến cáo nên phun trƣớc 9h sáng và sau 16h [5]. Kết quả nghiên cứu chỉ mô tả ở khoảng thời gian trong ngày (sau 7h) mới vào hộ gia đình và sau (17h) trời thƣờng nhanh tối nên phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả giám sát, trong khi đó tập tính sinh học của muỗi Aedes lại hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều muộn. Đây cũng

là điểm hạn chế của đề tài và những cán bộ làm công tác giám sát véc tơ truyền bệnh SXHD. Tuy nhiên, kết quả cho thấy thời gian hoạt động của muỗi tƣơng tự với nghiên cứu của Vũ Sinh Nam (1995) và Vũ Đức Hƣơng (1984), từ 7-8h tỷ lệ 24%, 8-9h (14%), 9-10h (14%), 10-11h (17%), 11-12h (4%), 12- 13h (2%), 13-14h (10%), 14-15h (7,5%), 15-16h (10%), 16-17h (16%), 17- 18h (29%), 18-19h (13%), 19h-19h15 (5%) [2, 55].

3.1.8. Chu kỳ sinh th c của muỗi Ae. Aegypti

Chu kỳ tiêu sinh (chu kỳ sinh thực) của muỗi Aedes chia thành 3 giai

đoạn: Sella I (muỗi đói tìm vật chủ đốt máu), Sella II (muỗi đã no máu), Sella III, IV, V, VI (muỗi trú đậu để tiêu sinh máu và phát triển trứng). Riêng Sella VII máu đã tiêu hết, trứng phát triển đầy đủ đồng thời muỗi bay đi tìm nơi để trứng, vì vậy chúng tơi khơng mơ tả giai đoạn sella VII trong nghiên cứu này.

47

Bản 3.3. Thời gian và chu kỳ sinh thực của muỗi Aedes

Thời gian Sella I Số lƣợn Tỷ l (%) Sella II lƣợn Tỷ l (%) Sella III,IV,V,VI Số lƣợn Tỷ l (%) p 7h-9h 30 33,3 20 27,4 14 29,2 9h-11h 26 28,9 16 21,9 10 20,8 14h-16h 13 14,4 17 23,3 12 25,0 p= 0,299 * 16h-17h30 21 23,3 20 27,4 12 25,0 Tổn cộn 90 100 % 73 100 % 48 100%

*Giá trị của kiểm định Kruskal – Wallis

Từ kết quả nghiên cứu ở thực địa tại thời điểm điều tra và qua phân tích trong bảng 3.3 cho thấy thời gian 7-9h muỗi Aedes đói tìm vật chủ đốt máu

(sella I) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khung giờ khác là 33,3% và thấp nhất ở khoảng thời gian 14-16h đạt tỷ lệ 14,4%. Muỗi no máu thể hiện ở thời điểm 7-9h và 16-17h30 cùng đạt tỷ lệ 27,4%, kết quả cũng cho thấy muỗi tìm nơi ẩn nấp để thực hiện chu kỳ tiêu sinh đạt tỷ lệ từ 25-29% trong các thời điểm tiến hành điều tra tại điểm nghiên cứu. Nhƣ vậy, từ kết quả cho thấy thời gian muỗi Aedes hoạt động kiếm ăn có khả năng xảy ra liên tục trong ngày và tùy vào thời điểm thích hợp để chúng hoạt động, bên cạnh đó muỗi Aedes vẫn

thực hiện đầy đủ chu kỳ sinh thực của chúng tại các hộ gia đình thơng qua kết quả điều tra tại điểm nghiên cứu. Việc muỗi trú đậu để tiêu sinh máu từ các giá thể trong nhà, giúp ngƣời dân ý thức đƣợc việc bố trí các vật dụng nhƣ áo quần và một số giá thể khác cần đƣợc thơng thống nhằm hạn chế muỗi Aedes ẩn nấp và trú đậu để tiếp tục một chu kỳ tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của Vũ Sinh Nam đã đánh giá toàn bộ các giai đoạn sella của muỗi cho thấy, sella 1 hay muỗi đói chiếm tỷ lệ cao nhất 29,4% ở nông thôn, 24,6% ở thành thị và theo nhận định của Vũ Sinh Nam và Đỗ Sĩ Hiển thì sự có mặt của tất cả các giai đoạn tiêu máu, đặc tính đậu nghỉ của muỗi Ae. aegypti chỉ xảy ra trong

48

nhà [2, 27]. Thƣờng chu kỳ tiêu sinh của muỗi Aedes 3-3,5 ngày và tùy vào

mơi trƣờng thích hợp, nếu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp chúng có thể hồn thành chu kỳ trong vòng 72h và nghiên cứu của Vũ Sinh Nam thực hiện tại phịng thí nghiệm cho thấy chu kỳ sinh thực đầu tiên dài nhất (trung bình 3,1 ngày), chu kỳ thứ hai 2,86 ngày chu kỳ thứ ba 2,6 ngày và chu kỳ thứ tƣ 2,5 ngày. Nghiên cứu cũng chứng minh 76% Ae. aegypti cái hút máu vài lần

trong một chu kỳ sinh thực, 14% Ae. aegypti có thể ngừng bữa ăn máu trong

một thời gian ngắn và có thể rời vật chủ hoặc vẫn đậu trên vật chủ, sau đó tiếp tục hút máu vật chủ cũ hoặc vật chủ mới. Theo tác giả Vũ Sinh Nam việc nghiên cứu sự gián đoạn bữa ăn máu có tầm quan trọng về khả năng truyền bệnh bằng con đƣờng cơ học [2].

3.2. XÁC ĐỊNH Ổ BỌ GẬY NGUỒN CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phân bố chủn loại dụn cụ chứa nƣớc tại thị xã Ninh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)