MỘT SỐ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MUỖI VÀ BỌ GẬY AEDES TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 72)

5. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

3.3. MỘT SỐ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MUỖI VÀ BỌ GẬY AEDES TẠ

THỊ XÃ NINH HÒA

3.3.1. Mối li n quan iữa nhà sử dụn hóa chất và nhà có muỗi Aedes

Bản 3.8. Mối liên quan giữa nhà sử dụng hóa chất và nhà có muỗi

Tình trạng sử dụng hóa chất Nhà có muỗi n (%) Nhà không có muỗi n (%) p value - Nhà có sử dụng bình xịt và nhang trừ muỗi 36 (35, 2) 66 (64,7) p= (0,43) - Nhà không sử dụng hóa chất 62 (30, 9) 139 (69,1)

Hộ gia đình có sử dụng hóa chất thì sự hiện diện của muỗi sẽ thấp hơn nhà không sử dụng hóa chất (lần lƣợt là 36 và 62 nhà). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa tình trạng sử dụng hóa chất và sự hiện diện của muỗi tại các hộ gia đình vì (p=0,43) > 0,05

Kết quả phân tích ở (bảng 3.8) cho thấy những hộ gia đình sử dụng nhang trừ muỗi và bình xịt muỗi không làm ảnh hƣởng tới hoạt động của muỗi Aedes tại điểm nghiên cứu. Loại bình xịt ở các hộ gia đình hay sử dụng là bình xịt dạng áp lực có chứa nhóm Pyrethroid, đây là một phƣơng pháp tiện lợi để phun hóa chất diệt muỗi dạng khí dung ở trong phòng, quần áo, phòng kho, nhà vệ sinh… nhằm tiêu diệt nhanh muỗi, ruồi và các loài côn trùng khác. Dùng bình xịt muỗi phun không gian chỉ có tác dụng tồn lƣu diệt rất ngắn, phạm vi hẹp và dễ dàng bay hơi theo không khí, khi trong không khí hết khí dung thì muỗi và các loại côn trùng khác có thể bay hoặc bò lại vào trong khu vực đƣợc phun mà không bị ảnh hƣởng gì. Chính vì vậy, muỗi Aedes có tập tích trú đậu an toàn và khả năng né tránh bởi những tác dụng của hóa chất lạ chỉ làm chúng bay ra khỏi vùng bị ảnh hƣởng và xâm nhập trở lại để tiếp tục tìm kiếm thức ăn hoặc thực hiện chu kỳ sinh thực của muỗi. Theo khảo sát tại thực địa Diên An, Diên Khánh nghiên cứu của Lê Trung Kiên (2019) nhận

66

định các nhóm hóa chất thuộc Pyrethroid chỉ đạt hiệu lực thấp với (62,22%) tỷ lệ muỗi Ae. aegypti ngả sau 60 phút phun hóa chất so với hiệu lực diệt sau 24 giờ phun chỉ đạt 67,56% [40].

3.3.2. Mối li n quan iữa nhà có thói quen trữ nƣớc và nhà có bọ ậ Bản 3.9. Mối liên quan giữa nhà có thói quen trữ nƣớc và nhà có bọ gậy

Tình trạng tích trữ nƣớc Nhà có bọ gậy n (%) Nhà không có bọ gậy n (%) p value Nhà có thói quen tích trữ nƣớc 31 (39,2) 48 (60,8) p = 0,89 Nhà không có thói quen tích trữ nƣớc 86 (38,3) 138 (61, 6)

Đối với nhà có thói quen trữ nƣớc và nhà có bọ gậy theo kết quả phân tích ở (bảng 3.9) chƣa tìm thấy mối liên quan vì các dụng cụ chứa nƣớc đƣợc ngƣời dân sử dụng thƣờng có nắp đậy kín hoặc một số dụng cụ chỉ trữ nƣớc trong thời gian ngắn chƣa đủ thời gian để trứng nở ra bọ gậy (p >0,05). So sánh kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài (2019) [47], tìm hiểu về mối liên quan giữa gia đình có trữ nƣớc và nhà có bọ gậy cũng cho kết quả tƣơng tự (OR = 0,932; và p=0,818).

3.3.4. Mối li n quan iữa nhà có bọ ậ và nhà có muỗi Bản 3.10. Mối liên quan giữa nhà có muỗi và nhà có bọ gậy

Biến số Nhà có muỗi n (%) Nhà không có muỗi n (%) p value PR (KTC 95%) Nhà có bọ gậy 52 (44,4) 65 (55,6) p = 0,0001 1,8(1,30-2,48) Nhà không có bọ gậy 46 (24,7) 140 (75,3)

67

Tỷ lệ hiện diện muỗi tại các hộ gia đình có lăng quăng/bọ gậy bằng 1,8 lần so với những hộ gia đình không có lăng quăng/bọ gậy (KTC 95%: 1,30 - 2,48). Nhƣ vậy, nhà có bọ gậy và nhà có muỗi tại huyện Ninh Hòa, sau khi phân tích kết quả ở (bảng 3.10) chúng tôi thấy đa số tại các hộ gia đình tỷ lệ muỗi xuất hiện nhiều hơn ở những nhà có bọ gậy, có thể lý giải rằng tại điểm nghiên cứu số lƣợng dụng cụ có bọ gậy phân bố tƣơng đối đều nhau và khoảng cách nhà cũng liền kề nên khả năng phát tán của muỗi Aedes ở phạm vi 200 mét hoàn toàn phù hợp đối với vùng có bệnh SXHD lƣu hành. Nhƣ vậy, tỷ lệ hiện diện muỗi tại các hộ gia đình có lăng quăng/bọ gậy bằng 1,8 lần so với những hộ gia đình không có lăng quăng/bọ gậy (KTC 95%: 1,30 - 2,48). Theo Vũ Sinh Nam (1995) đã khẳng định chỉ cần 30% gia đình ở thành phố và 40% gia đình ở nông thôn có ổ bọ gậy thì muỗi Aedes aegypti có thể có mặt ở tất cả các gia đình trong khu vực [2], tài liệu dẫn chứng của WHO (1986) đã tổng kết về phân bố của muỗi Aedes và cho rằng sự phân bố của

Aedes aegypti ngày càng mở rộng, phù hợp với sự phân bố của bệnh nhân

SD/SXHD [6].

3.3.5. Mối li n quan iữa nhà v sinh thôn thoán và nhà có muỗi Bản 3.11. Mối liên quan giữa nhà vệ sinh thông thoáng và nhà có muỗi

Tình trạng vệ sinh Nhà có muỗi n (%) Nhà không có muỗi n (%) p value PR (KTC 95%) Nhà vệ sinh thông thoáng 26 (20,3) 102 (79,7) p = (0,0001) 0,49 (0,33 - 0,72) Nhà không thông thoáng 72 (41,1) 103 (58,9)

Đối với nhà có muỗi và nhà thƣờng xuyên vệ sinh thông thoáng, tỷ lệ xuất hiện muỗi tại các hộ gia đình bằng 0,49 lần so với những hộ gia đình

68

không vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng (bảng 3.11) (KTC 95%: 0,33 – 0,72) và (p<0,0001) là hoàn toàn phù hợp vì đặc tính sinh học của muỗi Aedes

thƣờng trú đậu ở các giá thể là áo/quần, chăn/mền có mùi mồ hôi của cơ thể con ngƣời và hoạt động nhiều ở ánh sáng yếu nhiều hơn là nơi thoáng khí và có gió. So sánh kết quả của Nguyễn Hữu Tài (2019) cho thấy có mối liên quan giữa nhà thông thoáng, sạch sẽ với tình trạng nhà có muỗi (OR = 3,239; p= 0,01), nhà không thông thoáng, sạch sẽ thì khả năng có muỗi cao gấp 3,2 lần [47]. Nghiên cứu của Nguyễn Nhật Cảm (2001) cũng cho kết quả tƣợng tự, vệ sinh trong nhà đạt, không có muỗi (94,5%), những hộ gia đình có vệ sinh trong gia đình đạt thì cơ hội không có muỗi cao hơn những gia đình có vệ sinh trong gia đình không đạt với OR = 3,82, p<0,001[32].

3.4.ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.4.1. Ƣu điểm

Nội dung nghiên của đề tài hoàn toàn nằm trong chƣơng trình mục tiêu phòng chống SXHD Quốc gia - Bộ Y tế, nên công tác phối hợp làm việc giữa các tuyến từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC), trung tâm y tế thị xã Ninh Hòa và các trạm y tế đã nhiệt tình ủng hộ, bên cạnh đó chính quyền địa phƣơng cũng tạo điều kiện trong việc tiếp xúc với hộ gia đình. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện với tinh thần thoải mái trong việc điều tra thu muỗi và bọ gậy, sự nhiệt tình của các thành viên trong gia đình giúp nhóm nghiên cứu có đƣợc nhiều thông tin hữu ích, tránh sai sót trong quá trình cho và nhận thông tin từ hộ gia đình.

Nhóm nghiên cứu đƣợc thành lập từ Khoa côn trùng – Kiểm dịch, Viện Pasteur Nha Trang, Khoa côn trùng – ký sinh trùng của CDC Khánh Hòa và phối hợp cùng cán bộ y tế huyện thị xã, là những thành viện có chuyên môn sâu về côn trùng y học, có thời gian công tác nên rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thu thập và bảo quản mẫu. Sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp trong quá trình nuôi cấy mẫu ở phòng thí nghiệm là các chuyên gia vễ lĩnh vực côn trùng học, nên việc định danh loài muỗi, bọ gậy Aedes aegipti, Aedes

69

3.4.2. Hạn chế đề tài

Đây là một nghiên cứu cắt ngang, thời gian nghiên cứu ngắn và trong quá trình thực hiện đề tài chỉ nghiên cứu và thu thập muỗi, bọ gậy ở mùa khô (cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2021, không thực hiện đƣợc trong mùa mƣa (tháng 8, tháng 9/2021). Lý do, tỉnh Khánh Hòa xảy ra dịch Covid-19 từ đầu tháng 7/2021 và dịch kéo dài cho tới bây giờ vẫn chƣa dứt điểm (30/9/2021), kèm theo chỉ thị 16 của tỉnh trong việc giãn cách xã hội nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch. Chính vì lý do đặc biệt trên, nên trong nội dung nghiên cứu không thể hiện, mô tả đƣợc toàn bộ về đặc điểm sinh học sinh thái của muỗi và bọ gậy truyền bệnh SXHD trong hai mùa, ảnh hƣởng đến một phần trong việc tìm kiếm chủng loại dụng cụ ngoài nhà và dụng cụ phế thải, đặc biệt là muỗi và bọ gậy Aedes albopictus.

Trong quá trình chọn mẫu với đơn vị là xã, thôn/tổ, tại thời điểm nghiên cứu chúng tôi gặp phải những hộ gia đình đi làm (trong giờ hành chính, vắng nhà) nên phải thay đổi hộ gia đình khác, điều này liên quan và ảnh hƣởng đến việc điều tra thu thập mẫu tại cộng đồng về khoảng cách đại diện nhà không đều nhau. Bên cạnh đó, liên quan đến kiểu nhà/vƣờn, dụng cụ chứa nƣớc trong hộ gia đình và những hoạt động sinh hoạt của từng thành viên trong trong gia đình đó.

70

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

1.Muỗi thu thập đƣợc tại điểm nghiên cứu gồm 4 giống: Armigeres,

Anopheles, CulexAedes. Trong đó muỗi Aedes có 2 loài đều đƣợc ghi nhận

là véc tơ truyền bệnh SXHD: Ae. aegyptiAe. albopictus, muỗi Ae. aegypti

chiếm ƣu thế 94% và Ae. albopictus có tỷ lệ 6%. Chƣa phát hiện có sự thay đổi về đặc điểm sinh học sinh thái của muỗi truyền bệnh SXHD, cụ thể; phạm vi hoạt động, chủ yếu ở phòng ngủ và phòng khách 76%, độ cao 1-1,8m tỷ lệ 81%, giá thể muỗi đậu nghỉ gồm; áo/quần và chăn/mền 70%, chủ yếu những chất liệu vải có màu đen, màu xanh đen và màu nâu >90%. Hoạt động hút máu mạnh nhất trƣớc 8h và sau 17h, muỗi trú đậu tiêu sinh máu và phát triển trứng ở các giá thể trong nhà nơi có ánh sáng yếu.

2.Ghi nhận 15 chủng loại chứa nƣớc, trong đó có 14 loại dụng cụ có bọ gậy, ổ BGN của muỗi Ae. aegypti tập trung chủ yếu ở lọ hoa cây thần tài 25%, bể lớn hơn 300 lít 24%, khay quạt nƣớc và phuy nhựa 11%, bể cảnh và phế thải 6%, chum/vại 5%, xô/thùng và máng gia cầm 4%. Ổ BGN Ae.

albopictus tập trung ở lốp xe, hốc cây và phế thải. Ổ BGN có sự khác nhau

giữa các điểm nghiên cứu; tại xã Ninh Phụng chủ yếu lọ hoa, máng gia cầm và quạt nƣớc; xã Ninh Quang có bễ >300 lít, lọ hoa và vật phế thải; xã Ninh Hiệp tập trung ở quạt nƣớc, phuy nhựa, lọ hoa và chum/vại. Có mối liên quan giữa các hộ gia đình thƣờng xuyên vệ sinh thoáng mát thì muỗi giảm hơn so với những hộ gia đình không vệ sinh và những nhà có bọ gậy thì nhà có muỗi xuất hiện nhiều hơn.

4.2. KIẾN NGHỊ

1.Cần có sự phối hợp giữa Trung tâm Y tế và Ủy ban nhân dân huyện, lập kế hoạch phòng chống bệnh SXHD cho từng xã theo mùa trong năm. Đối với mùa khô cần tập trung giám sát các DCCN trong và ngoài nhà, mùa mƣa cần lƣu ý đến các dụng cụ phế thải…Tuyên truyền và hƣớng dẫn hộ gia đình cách nhận biết nơi sinh sản của muỗi và bọ gậy Aedes.

71

2.Cần điều tra giám sát ổ bọ gậy nguồn theo qúy hoặc theo mùa trong năm, cung cấp thêm chủng loại dụng cụ chứa nƣớc nhằm hạn chế sự phát triển của muỗi và bọ gậy Aedes cho từng xã.

3.Tiếp tục nghiên cứu mở rộng cho các huyện thị xã trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung về tập tính sinh học và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh SXHD trong giai đoạn mới.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization., 2012, Global strategy for dengue

prevention and control 2012-2020,WHO, pp. 15-17.

2. Vũ Sinh Nam, 1995, Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh SXHD ở một số địa phƣơng miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS Y dƣợc, Bộ Y tế, Viện VSDTTW Hà Nội, tr. 38 – 95.

3. Viện Pasteur Nha Trang, 1999 – 2020, Báo cáo ca bệnh sốt xuất huyết Dengue và các chỉ số côn trùng.

4. World Health Organization., 1997, Dengue haemorrhagic fever Diagnosis, treatment, prevention and control 2nd edition. Geneva.

5. Bộ Y tế, 2014, Quyết định 3711/QĐ-BYT về Hƣớng dẫn giám sát và phòng chống Sốt xuất huyết Dengue.

6. World Health Organization., 1986, Dengue haemorrhagic fever: diagnosis, treatment and control. Wld. Hlth. Org., Geneva, 58pp.

7. Tiago Souza Salles., 2018, History, epidemiology and diagnostics of dengue in the American and Brazilian contexts: a review, Parasit Vectors, pp. 11, 34–45.

8. Jung-Seok Lee., 2017, A multi-country study of the economic burden of dengue fever: Vietnam, Thailand, and Colombia, PLoS Negl Trop Dis, 11(10), e0006037.

9. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng, 2008, Dịch sốt xuất huyết Dengue, 2008, Báo cáo tổng kết chƣơng trình phòng chống SXHD khu vực miền Bắc 2008.

10. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vũ Sinh Nam, Hoàng Kim, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Tú Bìn, Nguyễn Thị Liên, 1990, Tình hình muỗi Ae. Aegypti ở một số địa phƣơng 131 trong những năm gần đây, Kỷ yếu công trình

73

11. Vũ Trọng Dƣợc, Nguyễn Nhật Cảm, và Trần Nhƣ Dƣơng, 2014, Mối liên quan giữa mật độ muỗi Aedes aegyptiAedes albopictus với diễn biến ổ dịch sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội, 2011 – 2013, Tạp chí Y

học dự phòng, Tập XXIV, số 8 (157), 2014), tr. 68-71

12. Niên giám thống kê, 2007 - 2018, Niên giám thống kê các bệnh sốt xuất huyết Dengue.

13. Báo cáo thống kê, Cục y tế dự phòng – Bộ y tế, về phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

14. Báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue của thị xã Ninh Hòa năm 2020.

15. World Health Organization., 2016, Monitoring and managing insecticide resistance in Aedes mosquito populations. interim guidance for entomologists: 08/09/2019.

16. Nam Vu Sinh., Hoang Thuy Nguyen., 1996, Dengue vectors in Vietnam. Dengue bulletin, World Health Organization, volume 20, pp. 66-70 17. Chester J. S., Harold G. S., 1966, Illustrated Key to Mosquitoes of

Vietnam: By Chester J. Stojanovich and Harold George Scott, Communicable Disease Center.

18. Vũ Sinh Nam, 2004, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Sử dụng Mesocyclops với sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống véc tơ sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue trên thực địa 3 tỉnh miền Trung, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.40 - 42.

19. Nils Benjamin Tjaden., Stephanie Margarete Thomas., Dominik Fischer., Carl Beierkuhnlein., 2013, Extrinsic incubation period of dengue: knowledge, backlog, and applications of temperature dependence, PLoS Negl Trop Dis, volume 7 (6), pp. 5.

20. Tổ chức Y tế thế giới, 2001, Tài liệu hƣớng dẫn phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 19 -22.

74

21. World Health Organization., 2018, Dengue and severe dengue, available at:https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-

dengue, downloaded date 8/07/2020].

22. World Health Organization., 2009, Dengue guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control: new edition. WHO, accessed: 07/04/2019.

23. Gubler., Bhattacharya., 1971, Gubler D. J., Bhattachalya N. C., 1971.

Observations on the reproductive history of Aedes [Stegomyia] albopictus in the laboratory. Mosquito News, 31: pp. 356-359.

24. Phuong Bui., 2008, Tentative checklist of the mosquitoes of Vietnam employing new classification for tribe Aedini (Diptera, Culicidae). J Am Mosq Control Assoc, 24 (2), pp. 187–193.

25. World Health Organization., 2006, Pesticides and their application for the control of vectors and pests of public health importance.

26. Bhattacharya., 1971, Graves P. M., Brabin B. J., Charlwood J. D., Burkot T. R., Cattani J. A., Ginny M., Paino J., Gibson F. D. and Alpers M. P., 1987. Reduction in incidence and prevalence of Plasmodium falciparum in under 5 year old children by permethrin impregnation of mosquito nets. Bulletin of the World Health Organization 65: pp. 869-877.

27. Đỗ Sĩ Hiển, 1974. Biologia Aedes aegypti [Linneaus, 1762] oraz Aedes

albopictus [Skuse, 1 895]. Luận án Tiến sĩ Ba Lan, tr. 67.

28. Volozina., 1967, The influence of the sucked blood quantity and additional carbohydrate feeding upon ovogenesis in females of blood sucking mosquitoes of the genus Aedes [Diptera, Culicidae] of different weight and age. Ent. Obozr., Kl Vl: pp. 49-59.

29. Hua Amelia-Yap., 2019, Pyrethroids Use: Threats on Metabolic

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)