XÁC ĐỊN HỔ BỌ GẬY NGUỒN CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 55)

5. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

3.2. XÁC ĐỊN HỔ BỌ GẬY NGUỒN CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT

XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phân bố chủn loại dụn cụ chứa nƣớc tại thị xã Ninh Hòa

Biểu đổ 3.6. Chủng loại dụng cụ chứa nƣớc tại thị xã Ninh Hòa

Phân bố dụng cụ chứa nƣớc tại thị xã Ninh Hòa xuất hiện rất nhiều chủng loại dụng cụ, trong đó lọ hoa chƣng bàn thờ có tỷ lệ cao nhất chiếm 39% trên tổng số 15 loại dụng cụ đƣợc tìm thấy, đây cũng là điểm đặc trƣng của các vùng miền và tập quán sử dụng lọ hoa của ngƣời dân khi thờ cúng.

49

Dụng cụ xô thùng thƣờng phổ biến ở nhiều nơi, thƣờng ở khu vực thành phố ngƣời dân chỉ sử dụng 1-2 cái ở trong nhà (phòng tắm), nhƣng các vùng ngoại ô thành thị và nông thôn thì số lƣợng xô thùng sử dụng nhiều hơn, vừa trong nhà vừa ngoài nhà với mục đích trữ nƣớc hoặc sử dụng để tƣới cây, rửa tay chân khi đi làm về...và tỷ lệ xô thùng tại điểm nghiên cứu chiếm tỷ lệ 16%. Bể cảnh (chậu kiểng) có nhiều hình dáng khác nhau, đƣợc xem là niềm đam mê của ngƣời dân ở đây chiếm tỷ lệ 10%. Bể xi măng > 300 lít để trữ nƣớc thƣờng xuất hiện ở vùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa hoặc nơi đó có nƣớc phèn dùng lọc nƣớc sử dụng và ở thị xã Ninh Hòa vẫn gặp một số hộ gia đình đang sử dụng với mục đích trữ nƣớc có tỷ lệ 7%. Máng cho gia cầm (gà, vịt) uống nƣớc tại địa phƣơng, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ngƣời dân ở đây rất thích chơi gà chọi (gà đá) nên các hộ gia đình sử dụng khay nƣớc (chai nhựa cắt đôi) làm cho gà uống chiếm tỷ lệ 6%. Giếng nƣớc khơi có từ ngày xƣa hiện nay vẫn còn một số hộ gia đình vẫn sử dụng và một số giếng không sử dụng nhƣng ngƣời dân vẫn để lại chiếm khoảng 4,3%. Các loại dụng cụ nhƣ lu (chum, vại, thạp) có thể tích khoảng 50-60 lít ở các hộ gia đình vẫn sử dụng để trữ nƣớc và thƣờng các dụng cụ này không có nắp đậy chiếm 4%, một số dụng cụ còn lại lốp xe, khay tủ lạnh, hóc cây, bát chống kiến có tỷ lệ thấp <3% (biểu đồ 3.6).

Kết quả điều tra về thành phần và chủng loại dụng cụ ở Ninh Hòa đa phần tƣơng tự của tác giả Nguyễn Hữu Tài (2019) khi nghiên cứu thực trạng một số yếu tố liên quan đến quần thể bọ gậy và muỗi truyền bệnh SXHD xã Diên Lộc, Diên Khánh, Khánh Hòa, tỷ lệ cao nhất lọ hoa 43,2%, xô thùng 19,8%, vật phế thải 6,7%, giếng 6,4%, bể <500 lít 2,4%, chum vại 2%, bể cảnh 2%, phuy 0,9% [47]. So với kết quả điều tra ổ bọ gậy nguồn tháng 6 năm 2019, của Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa, ghi nhận 745 dụng cụ và có tỷ lệ nhƣ sau: lọ hoa 34%, xô thùng 18,3%, giếng 5,1%, bể dƣới 500 lít 4,4%, bể cảnh 3% và chum vại 3,8% [14]. Qua kết quả thu thập về DCCN tại điểm nghiên cứu, cho thấy thành phần và chủng loại dụng cụ rất đa dạng và phong phú, cho phép muỗi Aedes có nhiều lựa chọn tìm nơi đẻ trứng nếu những dụng cụ này không kiểm soát tốt hoặc sự vô tình của các hộ gia đình rất dẽ tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

50

3.2.2. Dụn cụ có bọ ậ Aedes tron dụn cụ chứa nƣớc tại điểm n hi n cứu

Bản 3.4. Tỷ lệ dụng cụ có bọ gậy Aedes trong dụng cụ chứa nƣớc

STT Chủn loại DCCN Số lƣợn DCCN (n=876) Số lƣợn DCCN có bọ ậ (n=158) Tỷ l % mỗi loại DCCN có bọ ậ / mỗi loại DCCN Tỷ l % mỗi loại DCCN có bọ ậ / tổn số DCCN có bọ ậ 1 Quạt nƣớc 19 15 79,0 9,49 2 Lốp xe cũ 3 2 66,7 1,27 3 Xô lau nhà 9 3 33,3 1,90 4 Máng gia cầm 53 16 30,2 10,1 5 Chum/lu 32 8 25,0 5,06 6 Hốc cây 4 1 25,0 0,63 7 Phuy 22 5 22,8 3,16 8 Lọ hoa 344 73 21,2 46,2 9 Chống kiến 6 1 16,7 0,63 10 Phế thải (chai, lọ, hộp nhựa vỡ) 51 8 15,7 5,06 11 Khay tủ lanh 7 1 14,2 0,63 12 Xô/thùng 136 15 11,0 9,49 13 Bể cảnh 88 6 6,9 3,80 14 Bễ >300l 64 4 6,2 2,53 15 Giếng 38 0 0,0 0,00

51

Trong các DCCN mô tả ở bảng 3.4 và tính riêng cho từng chủng loại DCCN có bọ gậy, cao nhất là quạt nƣớc (khay đựng nƣớc làm mát) chiếm tỷ lệ 79%, tiếp theo lốp xe 66,7%, xô đựng nƣớc lau nhà 33,3%, máng/khay nhựa cho gia cầm uống chiếm tỷ lệ 30,2%, các chum (vại, lu, thạp) và hốc cây ngoài nhà có tỷ lệ 25%, phuy nhựa 200 lít 22,8%, lọ hoa có số lƣợng cao nhƣng số lƣợng dụng cụ có bọ gậy chỉ 21%, bát kê chân chạng (bát chống kiến) tỷ lệ 16,7%, vật phế thải có tỷ lệ 15%, khay nƣớc tủ lạnh 14,2%, xô/thùng 11%, bễ cảnh 6,9%, bễ > 300 lít 6,2% và các dụng cụ không có bọ gậy là giếng nƣớc. Kết quả này có tỷ lệ tƣơng tự với nghiên cứu của Trịnh Công Thức [43] và Nguyễn Thành Đông và cộng sự [58], tuy nhiên trong nghiên cứu này tỷ lệ máng gia cầm tƣơng đối cao, đặc biệt là dụng cụ ở khay quạt nƣớc.

So với DCCN có bọ gậy (n=158)/trên tổng số dụng (n=876) (bảng 3.4) cho thấy dụng cụ lọ hoa có tỷ lệ cao nhất 46,2%, máng gia cầm cho gà chiếm tỷ lệ 10,1%, xô/thùng và quạt nƣớc có tỷ lệ giống nhau 4,49%, chum/lu và phế thải có tỷ lệ 5,06%, bể cảnh 3,8%, phuy nhựa có tỷ lệ 3,16% và các dụng cụ còn lại nhƣ bễ cảnh, lốp xe, xô lau nhà, khay tủ lạnh, hóc cây có tỷ lệ <3%. Kết quả này có tỷ lệ tƣơng tự so với báo cáo của trung y tế thị xã Ninh hòa [57] và nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài [47], đều cho thấy DCCN lọ hoa chiếm tỷ lệ cao nhất.

3.2.3. Dụn cụ chứa nƣớc có bọ ậ Aedes tron và n oài nhà Bản 3.5. Tỷ lệ dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy trong và ngoài nhà

T n dụn cụ chứa nƣớc Số dụn cụ có BG n = 158 Dụn cụ có BG tron nhà n (%) Dụn cụ có BG n oài nhà n (%) Lọ hoa 73 62 (59,6) 11 (20,4) Quạt nƣớc 15 15 (14,4) 0 (0,00) Xô/thùng 15 11 (10,6) 4 (7,4) Chum/lu 8 4 (3,8) 4 (7,4)

52 Máng gia cầm 16 4 (3,8) 12 (22,2) Bễ >300l 4 3 (2,9) 1 (1,9) Phuy 5 2 (1,9) 3 (5,6) Bể cảnh 6 1 (1,0) 5 (9,3) Chống kiến 1 1 (1,0) 0 (00) Khay tủ lanh 1 1 (1,0) 0 (00) Phế thải 8 0 (00) 8 (14,8) Lốp xe 2 0 (00) 2 (3,7) Xô lau nhà 3 0 (00) 3 (5,6) Hốc cây 1 0 (00) 1 (1,9)

Trong số 876 DCCN đƣợc phát hiện có 158 dụng cụ có bọ gậy (bảng 3.5), trong đó 104 dụng cụ ở trong nhà và 54 dụng cụ ở ngoài nhà. Các dụng cụ ở trong nhà cao nhất là lọ hoa chiếm tỷ lệ 59,6%, đây là loại dụng có có mặt hầu hết tại các hộ gia đình và ảnh hƣởng rất lớn đến công tác phòng chống SXHD vì những dụng cụ này đối với ngƣời dân rất quan trọng trong việc thờ cúng tâm linh, việc súc rửa cũng khó khăn hơn vì những lọ hoa nằm ở vị trí cao trên bàn thờ nên phần nào trở ngại trong việc thay nƣớc hằng ngày hoặc hàng tuần. Một phát hiện mới của nhóm nghiên cứu tại thị xã Ninh Hòa đó là quạt nƣớc chiếm tỷ tƣơng đối cao 14,4%, trong số các quạt nƣớc sử dụng có 2 dạng quạt nƣớc, một là khay đựng nƣớc ở trên và dạng kia là khay đựng nƣớc ở dƣới, ngƣời dân hoàn toàn không ai để ý tới việc muỗi hay bọ gậy có thể sống ở trong đó đƣợc vì nhìn bên ngoài hoàn toàn kín nhƣng do cấu tạo của quạt vẫn có kẽ hở nên muỗi vẫn chui vào đƣợc. Một số dụng cụ có bọ gậy cần quan tâm là máng gia súc cho gà ăn, trong quá trình sử dụng và thay nƣớc ngƣời dân thƣờng không đỗ nƣớc hết vì khay nƣớc đƣợc buộc chặt cùng với lồng nuôi nên rất khó vệ sinh, chính vì vậy bọ gậy tồn tại và phát triển tốt, có tỷ lệ 3,8%. Các chum (vại, lu, thạp) ngƣời dân dùng trữ nƣớc thƣờng xuyên và những dụng cụ này thƣờng không có nắp, khi súc rửa trứng

53

vẫn còn bám chặt vào thành dụng cụ vì chất liệu bằng sành, nên muốn làm sạch trứng muỗi chúng ta phải dùng bàn chãi chà mạnh mới hy vọng sạch trứng muỗi và tỷ lệ chiếm 3,8%. Phuy bằng nhựa 200 lít cũng là dụng cụ đƣợc ngƣời dân trữ nƣớc không có nắp đậy và lƣợng nƣớc tƣơng đối nhiều nên thƣờng gặp khó khăn trong việc vệ sinh những dụng cụ này, chính vì vậy bọ gậy vẫn tồn tại và chiếm tỷ lệ (1,9%).

Đối với dụng cụ ngoài nhà tỷ lệ nhiễm bọ gậy cao nhất là máng cho gia cầm 22,2%, lọ hoa chƣng ở bàn thờ ngoài trời tỷ lệ nhiễm 20,4%. Riêng vật phế thải luôn ở ngoài nhà có tỷ lệ nhiễm bọ gậy 14,8% là rất cao vì trong thời điểm điều tra là mùa khô và tổng số lƣợng ghi nhận là 51 dụng cụ, trong đó có 8 dụng cụ nhiễm bọ gậy do ngƣời dân tƣới cây nên nƣớc động lại tạo điều kiện bọ gậy phát triển. Nếu số lƣợng dụng cụ phế thải này gặp vào mùa mƣa thì khả năng tỷ lệ nhiễm càng cao và mật độ muỗi cũng tăng đáng kể.

Nhƣ vậy, qua kết quả điều tra dụng cụ trong và ngoài nhà tại huyện Ninh Hòa cho thấy muỗi Aedes thích nghi và phát triển ở tất cả các DCCN, trừ dụng cụ giếng là không có bọ gậy, điều này lý giải rằng ở khu vực tiến hành nghiên cứu trong nhà và xung quanh nhà có rất nhiều dụng cụ để chọn lựa nên muỗi Aedes chọn những dụng thích hợp và thuận tiện trong việc sinh sản và phát triển bọ gậy, cũng có thể ở Ninh hòa một số giếng có nhiễm phèn hoặc giếng có thả cá nên phần nào muỗi cũng hạn chế khi chọn các dụng cụ này. So sánh ở những địa phƣơng nhƣ ở miền Bắc thì giếng vẫn có bọ gậy

Aedes phát triển, theo nghiên cứu của Trần Đắc Phu (2001) chứng minh ổ bọ

gậy cho cả vùng thành thị và nông thôn là các bể xây, chum vại, giếng và dụng cụ phế thải, trong đó đã phát hiện ra giếng là ổ bọ gậy của Ae. aegypti và cung cấp thêm vào danh sách chủng loại dụng cụ chứa nƣớc cần giám sát ở các tỉnh phía Bắc [38]. Tỷ lệ dụng cụ nhiễm bọ gậy trong nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Lê Trung Kiên (2019) [40] và Nguyễn Hữu Tài (2019) cho thấy dụng cụ có bọ gậy cao nhất là lọ hoa có cây thần tài [47]. Bên cạch đó số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC) gửi về Khoa Côn trùng – Kiểm dịch, Viện Pasteur Nha Trang tổng hợp hàng tháng cho thấy lọ hoa, chum/vại và phế thải là những dụng cụ có tỷ lệ nhiễm bọ gậy cao [3].

54

3.2.4. Số lƣợn bọ ậ /quăn Ae. aegypti so với Ae. albopictus

Bản 3.6. Số lƣợng bọ gậy, quăng Aedes tại DCCN có bọ gậy

Chủn loại DC Tổn số lƣợn BG, quăn Số lƣợn bọ ậ , quăn Ae. aegypti

Số lƣợn bọ ậ , quăn Ae. albopictus Bọ ậ n (%) quăn n (%) Bọ ậ n (%) quăn n (%) Lọ hoa 1068 1041 (25) 27 (50) 0 (0) 0 Bễ >300l 1042 1031 (24,7) 11 (20,4) 0 (0) 0 Quạt nƣớc 469 465 (11,2) 4 (7,4) 0 (0) 0 Phuy 455 455 (10,9) 0 (0) 0 (0) 0 Bể cảnh 251 248 (5,9) 3 (5,6) 0 (0) 0 Phế thải 236 225 (5,4) 5 (9,3) 6 (24) 0 Chum/lu 221 221 (5,3) 0 (0) 0 (0) 0 Máng gia cầm 192 192 (4,6) 0 (0) 0 (0) 0 Xô/thùng 186 186 (4,5) 0 (0) 0 (0) 0 Khay tủ lanh 37 37 (0,9) 0 (0) 0 (0) 0 Xô lau nhà 37 36 (0,9) 1(1,9) 0 (0) 0 Hốc cây 25 17 (0,4) 0 (0) 8 (32) 0 Lốp xe 24 10 (0,2) 3 (5,6) 11 (44) 0 Chống kiến 5 5 (0,10) 0 (0) 0 (0) 0 Tổn cộn 4248 4169 (100) 54 (100) 25 (100) 0 Quá trình điều tra, thu thập và nuôi cấy ở phòng thí nghiệm nhóm nghiên cứu đã thu đƣợc 4248 bọ gậy và quăng Aedes, nhóm đã tiến hành định loại từng cá thể kết quả thu đƣợc bọ gậy Ae. aegypti 4169 con, quăng Ae.

aegypti 54 cá thể cả hai chiếm tỷ lệ 99.4%. Tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti tập trung

cao nhất là lọ hoa 25%, quăng 50%, tiếp theo là bễ > 300 lít có tỷ lệ bọ gậy 24,7%, quăng 20,4%, các dụng cụ có tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti cao là quạt nƣớc và phuy > 10% và chỉ có quạt nƣớc có quăng chiếm tỷ lệ 7,4%. Đối với

55

những dụng cụ còn lại bọ gậy Ae. aegypti có tỷ lệ < 6% và qăng Ae. aegypty ở dụng cụ phế thải 9,3% và các dụng cụ bể cảnh, lốp xe, quạt nƣớc có tỷ lệ <7%, (Bảng 3.6).

Bên cạnh đó, số lƣợng bọ gậy Ae. Albopictus 25 con chiếm tỷ lệ 0.58%, tại thời điểm nghiên cứu chƣa tìm thấy quăng Ae. albopictus. Số bọ gậy Ae.

albopictus tìm đƣợc đƣợc ở 3 dụng cụ nằm ngoài nhà, lốp xe 11 con chiếm tỷ

lệ 44%, hốc cây 8 con có tỷ lệ 32% và vật phế thải 6 con có tỷ lệ 24%. So với kết quả của Lê Trung Kiên, (2019) [40] nghiên cứu tại Diên Khánh, Khánh Hòa chỉ phát hiện bọ gậy Ae. albopictus ở vật phế thải (chai lọ) có tỷ lệ 100%. Kết quả nghiên cứu của Vanhnasack LAO, (2019) với số lƣợng Aedes

albopictus bắt đƣợc 35 con, trong đó có 1 DCCN nhiễm bọ gậy đó là dụng cụ

phế thải [59]. Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận (2016) tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định cho thấy bọ gậy Ae. albopictus 8,9% [54], tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi và kết quả cũng tùy thuộc vào vùng miền và mùa thực hiện nghiên cứu, nếu dụng cụ phế thải nhiều cộng thêm xuất hiện vào mùa mƣa thì khả năng phát triển của Ae.

albopictus cao hơn. Một nghiên cứu phổ rộng của Trần Vũ Phong và cộng sự,

(2014) cho thấy bọ gậy Ae. albopictus tại Hà Tỉnh, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đắc Nông, Long An đa số phát hiện ở vật phế thải, lốp xe và các loại DCCN khác ở ngoài nhà cho tỷ lệ (2,6% - 12,7%) [37]. So sánh các nghiên cứu về ổ bọ gậy nguồn và báo cáo gửi về Khoa Côn trùng - Viện Pasteur tổng hợp đa số các tác giả chỉ phân loại chung là bọ gậy Aedes hoặc Ae. aegypti

chƣa phát hiện Ae. albopictus. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu của Vũ Sinh Nam, 1995 tại phòng thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống sót trung bình của muỗi Aedes từ trứng đến muỗi trƣởng thành là 59,7%, ở điều kiện nhiệt độ 280C, độ ẩm 80-87% và có khoảng 40% số trứng muỗi đẻ ra không phát triển tới giai đoạn trƣởng thành [2]. Nhƣ vậy trong điều kiện tự nhiên, tỷ lệ sống sót có thể còn thấp hơn do tác động của các yếu tố bên ngoài môi trƣờng, nguồn thức ăn của bọ gậy, mật độ quần thể, thiên địch và ngay cả ý thức phòng chống của con ngƣời làm giảm sự sinh sản và phát triển của muỗi Ades albopictus.

56

3.2.5. Các chỉ số bọ ậ và quăn Aedes

Bản 3.7. Các chỉ số bọ gậy, qăng Aedes

Các chỉ số

Ae. aegypti Ae. albopictus

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) N= 876 158 18% 4 0,46% Chỉ số nhà có bọ gậy (HIL) N= 264 117 44% 4 1,52% Chỉ số Breteau (BI) (N= 264) 60 1,32 Chỉ số mật độ bọ gậy (DL) 16 0,09

Các chỉ số bọ gậy tại huyện Ninh Hòa đƣợc mô tả ở bảng 3.7 cho thấy chỉ số DCCN có bọ gậy Ae. aegypti (CI: 18%), nhà có bọ gậy (HIL: 44%), Ae.

albopictus (CI: 0,46%), (HIL: 0,46%), kết quả HI và CI của Ae. aegypti tƣơng

tự với kết quả điều tra của Nguyễn Hữu Tài (2019) và Bùi Thanh Phú (2018) ở Diên Khánh, Khánh Hòa, tuy nhiên các chỉ số về CI và HIL của Ades

albopictus lại không xác định trong thời điểm nghiên cứu. So với một số

nghiên cứu ở ngoài tỉnh Khánh Hòa, cho thấy chỉ số CI của Ae. aegypti cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận tại huyện Vân Canh, Bình Định (CI: 8,7%) [54] và Đặng Thị Kim Hạnh, (2007) khi nghiên cứu tại phƣờng Thịnh Liệt, Hà Nội (CI=24,6%) [62], nhƣng kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với tác giả Lê Trung Nghĩa (2007) tại Bình Thuận về sử dụng tác nhân sinh

học Mesocyclops trong cộng đồng diệt bọ gậy (CI: 38, HIL: 81) [60].

Chỉ số Breteau (BI) tại thị xã Ninh Hòa (BI Ae. aegypti: 60), chỉ số mật độ bọ gậy (DL:16), có nghĩa trong 264 hộ gia đình đã có 158 dụng cụ có bọ gậy và trung bình 16 con bọ gậy/nhà. Bên cạnh đó chỉ số BI của Ae. albopictus: 1,32 và chỉ số mật độ bọ gậy chỉ đạt (0,09 con/nhà), đối với chỉ số Aae. albopictus tƣơng

57

đối an toàn nhƣng lƣu ý trong mùa mƣa mật độ muỗi của Ae. albopictus sẽ tăng cao vì trong lúc tiến hành nghiên cứu kết quả ghi nhận dụng cụ phế thải không có nƣớc tại hộ gia đình trùng bình 0,2 dụng cụ/nhà.

Theo quy định 3711/QD-BYT năm 2014 của Bộ Y tế, trong quá trình giám sát véc tơ (muỗi, lăng quăng/bọ gậy), nếu chỉ số mật độ muỗi cao (0,5 con/nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI: 30) là yếu tố nguy cơ cao. Riêng khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 55)