Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp vật liệu α mno2 ứng dụng làm điện cực anode cho pin lithium ion (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.2. TỔNG QUAN VỀ PIN Li-ION

1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu điều chế vật liệu Mangan đioxit ứng dụng làm điện cực đã được nghiên cứu ở Việt Nam, điển hình như một số tác giả:

Năm 2005, tác giả Ngô Sĩ Lương cùng cộng sự [2] với ý tưởng xuất phát từ quặng piroluzit điều chế MnO2 có hoạt tính điện giải phục vụ cho sản xuất pin từ quặng piroluzit Tuyên Quang đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều chế

Mangan Đioxit điện giải phục vụ cho sản xuất pin từ quặng piroluzit Tuyên Quang”.

Năm 2007, Phạm Quốc Trung và cộng sự [25] đã kết tủa MnO2 dạng vơ định hình lên đế graphit, từ dung dịch acetat mangan (II) 0,16 M bằng phương pháp điện phân với mật độ dịng anode 0,20 mA/cm2, kích thước hạt thu được biến thiên từ 30-70 nm. Hình thái học bề mặt và cấu trúc tinh thể được khảo sát bằng các kỹ thuật SEM, TEM và Phổ Nhiễu xạ tia X (XRD). Phương pháp Qt thế vịng tuần hồn (CV) được sử dụng để đánh giá các tính năng điện dung của điện cực, nhằm thỏa mãn các tiêu chí có thể ứng dụng chế tạo MnO2 thành điện cực dương cho pin sạc. Mục tiêu của cơng trình khơng những tìm điều kiện tối ưu kết tủa màng MnO2 có kích thước hạt mịn (micron hay nano mét) trên đế graphit mà còn lựa chọn phụ gia carbon thích hợp để cải thiện tính chất điện hoá của màng MnO2. Hiệu suất coulomb MnO2 và phụ gia hầu như khơng thay đổi, trung bình đạt 97,8% sau 600 chu kỳ quét ở tốc độ 50 mV/s. Điều này chứng tỏ mẫu MnO2 và phụ gia hầu như sạc bao nhiêu thì phóng bấy nhiêu, đây là tính chất điện hố tốt đối với điện cực của pin sạc.

Năm 2018, Lê Mỹ Loan Phụng và cộng sự [26] đã thực hiện nghiên cứu tổng hợp và đánh giá tính chất điện hóa của các vật liệu LiMn2O4 và LiMxMn2-xO4 (M = Ni, Co…). Đây là thế hệ vật liệu điện cực dương mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với vật liệu LiCoO2 như giá thành rẻ, dung

lượng cao (140 mAh/g), khoảng thế hoạt động rộng 3,5 - 5,0 V (so với LiCoO2, 2,0 - 3,7 V), không độc hại và thân thiện với mơi trường. Ngồi ra, nhóm nghiên

cứu cịn tổng hợp hệ composite MnO2/C ứng dụng làm vật liệu điện cực trong tụ điện điện hóa hay nói cách khác là nghiên cứu và chế tạo điện cực dương trên cở sở mangan đioxít ứng dụng cho pin sạc Lithium.

Nhận xét: Từ các nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy, vật liệu MnO2 đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong việc chế tạo điện cực cho pin Li-ion. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung chế tạo vật liệu MnO2

ứng dụng làm điện cực cathode cho pin Li-ion. Các nghiên cứu sử dụng vật liệu α – MnO2 dạng thanh để chế tạo điện cực anode cho pin Li-ion vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp vật liệu α mno2 ứng dụng làm điện cực anode cho pin lithium ion (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)