Hoạt tính tiêu diệt gốc tự do DPPH của astaxanthin và nanoastaxanthi n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA NANO

3.2.1. Hoạt tính tiêu diệt gốc tự do DPPH của astaxanthin và nanoastaxanthi n

ngay lập tức lắng xuống đáy lọ thủy tinh (Hình 3.4). Điều này lý giải vì sao astaxanthin được hấp thu rất kém khi đưa vào cơ thể. Từ đó, sinh khả dụng của hoạt chất bị hạn chế. Trong khi đó, mẫu bột nano astaxanthin (mẫu A2) cho thấy khả năng phân tán rất tốt trong nước. Đặc biệt, mẫu bột nano phân tán trong nước được lữu trữ ở nhiệt độ phịng sau 01 ngày, khơng thấy có hiện tượng lắng và dung dịch thu được vẫn rất trong. Sự phân tán tốt này của nano astaxanthin thể hiện hoạt chất đã tương hợp rất tốt với chất hoạt động bề mặt là cremophor RH40 và chất bao bọc vi nang copolymer PLA-PEG. Như vậy, việc chuyển hóa astaxanthin tinh thể về dạng nano không những giúp astaxanthin phân tán tốt trong nước mà còn nâng cao tiềm năng ứng dụng của hoạt chất trong thực tiễn.

3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA NANO ASTAXANTHIN ASTAXANTHIN

3.2.1. Hoạt tính tiêu diệt gốc tự do DPPH của astaxanthin và nano astaxanthin astaxanthin

Một trong những hoạt tính nổi bật của asaxanthin là hoạt tính chống oxy hóa [6, 25, 40, 42, 68]. Do đó đầu tiên, nghiên cứu tiến hành xác định và so sánh khả năng bắt gốc tự do DPPH giữa astaxanthin tự nhiên và astaxanthin đã được nano hóa (mẫu A2).

Kết quả trong Hình 3.5 cho thấy, theo sự tăng dần nồng độ từ 1-250 µg/mL hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của cả astaxanthin và nano astaxanthin tăng dần. Tương tự như các nghiên cứu đã được công bố trước đây [68,70, 80], kết quả nghiên cứu cũng cho thấy astaxanthin ở dạng nano hóa có hoạt tính bắt gốc tự do DPPH cao hơn astaxanthin ở dạng tự nhiên (Hình 3.5). Với nồng độ 4, 20, 100 và 250 µg/mL, tỉ lệ % hoạt tính bắt gốc DPPH của nano astaxanthin là 13,2; 18,3; 43,3 và 92,1 % tương ứng cao hơn so với astxanthin tự nhiên là 2,9; 7,9; 25,8 và 49,5. Điều này có thể là do ở dạng tự nhiên astaxanthin khơng tan hồn tồn trong dung mơi methanol và nước; trong khi đó ở dạng nano, astaxanthin tan hoàn toàn trong nước và do vậy cải thiện đáng kể được khả năng bắt gốc tự do DPPH của astaxanthin.

3.2.2. Độc tính tế bào của nano astaxanthin

Trước khi đánh giá sự hấp thu tế bào cũng như hoạt tính chống oxy hóa và giảm lipit của nano astaxanthin, tính độc của nano astaxanthin và mẫu trắng (mẫu nano không bổ sung astaxanthin) trên các dòng tế bào HT29 và HepG2 đã được kiểm tra (Hình 3.6 và Hình 3.7).

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nano astaxanthin lên khả năng sống sót của tế bào

Hình 3.7. Ảnh hưởng của nano astaxanthin lên khả năng sống sót của tế bào

HepG2

Kết quả trong Hình 3.6 và Hình 3.7 cho thấy, các tế bào HT29 và HepG2 vẫn giữ được khả năng sống sót trên 98% khi được ủ với nano astaxanthin hoặc mẫu trắng trong vòng 24h với nồng độ tối đa là 500 µg/mL. Do đó, nano astaxanthin an toàn và được sử dụng cho các nghiên cứu về hoạt tính sinh học tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)