Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế hydrogel trên cơ sở polysaccharide (chitosan, alginate) ghép pluronic f127 ứng dụng hỗ trợ điều trị vết thương bệnh lý đái tháo đường (Trang 41 - 44)

Nghiên cứu về hydrogel làm màng băng vết thương cũng như mang các hoạt chất hỗ trợ điều trị bắt đầu là xu hướng tiếp cận mới. Năm 1997 nhóm nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Tú ở Phòng Polyme dược phẩm (Viện Hóa học-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng chitosan để tạo kem Pokysan trong chữa lành vết thương [62]. Polysan có tác dụng kháng khuẩn kháng nấm đặc biệt các chủng nấm Candila aldicans không gây dị ứng và các tác dụng phụ như khi sử dụng kháng sinh chuyên biệt, có khả năng cầm máu, chống xung u, kích thích tái tạo biểu mô và tế bào da thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, kích thích tạo thành da non và giảm đau tại chỗ. Sản phẩm được thử nghiệm trên bệnh nhân bị bỏng và mang lại hiệu quả tốt. Công trình nghiên cứu của Trần Hữu Dũng đăng trên tạp chí dược học về điều chế mạng gel Pluronic F127 nhạy nhiệt sử dụng điều trị vết thương bỏng. Qua tham khảo tài liệu đã nhận định rằng việc sử dụng tại chỗ của gel Pluronic F127 đã cho thấy có thể chữa lành vết thương hở một cách hiệu quả và cũng có thể được sử dụng như một giá mang phóng thích tại chỗ các thuốc làm lành các vết thương khác nhau như vết thương bỏng, vết thương nhiễm trùng ngoài da nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, Pluronic có tính chất thân nước nên lớp màng tạo ra khôngbền vững, bị bào mòn do dịch tiết từ vết thương, nhóm nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương đã tiến hành cải tiến Pluronic bằng sự gắn

Pluronic nhằm giảm tính thân nước của Pluronic [63]. Kết quả nghiên cứu cho thấy Gel Pluronic này ở dạng lỏng (trong nhiệt độ 4 – 8 °C) có khả năng trải đều trên vết thương và tạo thành một lớp màng bền vững. Lớp màng này vừa có khả năng che phủ vết thương, tránh mất dịch, chất điện giải, đồng thời chống bội nhiễm từ bên ngoài, phóng thích kháng sinh và chất tăng sinh niêm mạc da, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị tổn thương bỏng. Đặc biệt hơn, màng Pluronic có thể dễ dàng loại bỏ khỏi vết thương khi cần thiết nên rất thuận lợi cho việc điều trị, theo dõi hằng ngày.

Năm 2016, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Trần Ngọc Quyển đã công bố về loại gel nhạy nhiệt trên cơ sở Pluronic F127 ghép chitosan [64]. Hệ cho thấy khả năng chuyển đổi trạng thái từ gel sang dung dịch và ngược lại theo sự thay đổi của nhiệt độ. Ngoài ra, hệ cho thấy khả năng mang các hoạt chất hỗ trợ điều trị như curcumin (hàm lượng nang hóa curcumin dạng nano lên đến 14,45±0,2 mg/mL). Hệ gel thể hiện khả năng trương nở tốt, khả năng hấp thụ tốt, tốc độ phân hủy phù hợp, tính tương hợp sinh học và đặc biệt không ảnh hưởng hình thái học. Các đặc tính lý hóa không thay đổi khi có sự tham gia của của nanocurcumin. Thử nghiệm về khả năng kháng khuẩn của gel trên 4 chủng khuẩn đặc trưng có trên bề mặt vết thương, và hiện diện mạnh trên vết thương của bệnh nhân ĐTĐ cho kết quả tốt không chỉ ở gram âm và còn ở gam dương. Kết quả thử nghiệm trên mô hình bỏng độ 2 và bỏng độ 3 với sự hợp tác của đại học Khoa học Tự nhiên biểu thị tốc độ làm lành nhanh và tái cấu trúc mô tốt hơn các mẫu đối chứng và các mẫu điều trị thuốc thương mại Biafine và Silvirin [65].

Gần đây, công ty Newtech Pharm công bố gel Nacurgo chứa tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis dùng trong chữa lành vết thương. Riêng đối với nghiên cứu về vết thương ở bệnh nhân ĐTĐ ở Việt Nam còn khá mới. Các Bác sĩ chuyên khoa khuyên rửa và khử trùng vết thương

bằng nước muối sinh lý hoặc povidon iod và uống thêm thuốc kháng sinh đường uống hoặc các kem bôi tại chỗ chứa kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết thương lành nhanh hơn.

Vì vậy trong nghiên cứu này, các hyrogel nhạy nhiệt được điều chế trên cơ sở Pluronic F127 ghép với các polysaccharide khác nhau (chitosan và alginate) và kết hợp với các hoạt chất hỗ trợ điều trị như QU với RE để tăng cường cung cấp máu hỗ trợ quá trình chữa lành vết loét sẽ tạo ra màng gel đa chức năng có nhiều hoạt tính để phủ vết thương. Các nghiên cứu khảo sát góp phần tạo ra loại hydrogel có hoạt tính và hiệu quả phù hợp để phát triển thành thành phẩm hỗ trợ điều trị vết thương ở bệnh nhân bị ĐTĐ sẽ có nhiều ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Loại hydrogel này có sự chuyển đổi trạng thái vật lý từ lỏng sang gel, cụ thể, khi vật liệu ở nhiệt độ thấp hơn 30 °C vật liệu ở trạng thái lỏng và chuyển thành trạng thái gel- giống như màng sinh học khi nhiệt độ ở nhiệt độ trên 30 °C do đó làm tăng khả năng tiếp xúc của màng hydrogel với bề mặt vết thương và các hoạt chất sẽ được phóng thích tương tác trực tiếp với các loại khuẩn hay tế bào để tạo các hiệu ứng tăng cường quá trình chữa lành.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU - HÓA CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế hydrogel trên cơ sở polysaccharide (chitosan, alginate) ghép pluronic f127 ứng dụng hỗ trợ điều trị vết thương bệnh lý đái tháo đường (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)