PHÂN LẬP VÀ LƯU GIỮ CÁC CHỦNG VI SINH VẬT TỪ MẪU ĐẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và nghiên cứu các đặc tính sinh học của một số vi sinh vật nhằm sản xuất phân vi sinh (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. PHÂN LẬP VÀ LƯU GIỮ CÁC CHỦNG VI SINH VẬT TỪ MẪU ĐẤT

Từ các mẫu đất thu thập ở ruộng lúa, ruộng mía tại tỉnh Hà Tĩnh; Nghệ An và từ Thanh Hóa đã phân lập được các chủng vsv thuộc các nhóm hoạt tính phân giải xenlullo, cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng thực vật. Kết quả thể hiện chi tiết dưới đây:

3.1.1. Vi sinh vật phân giải xenlulo

Bằng phương pháp pha loãng mẫu và cấy trên môi trường đặc trưng nhằm sàng lọc vi sinh vật phân giải xenlulo, chúng tôi đã phân lập được 15 chủng vi sinh vật như (bảng 3.1)

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các chủng vi sinh vật phân giải xenlulo phân lập từ các mẫu đất thu thập

Đặc điểm hình thái khuẩn lạc TT Nguồn gốc Ký hiệu

Kích cỡ

PL chủng Hình dạng Màu sắc

(mm)

1 Thanh Hóa X-VDT1 Tròn, có viền đồng 3- 4 Trắng đục tâm

2 Thanh Hóa X-VDT2 Tròn, viền nhăn 3- 4 Trắng đục 3 Thanh Hóa X-VDT3 Tròn, dẹt nhăn mép 1- 2 Trắng

răng cưa bông

4 Thanh Hóa X-VDT4 Tròn, lồi nhầy 2- 3 Trong suốt 5 Thanh Hóa X-VDT5 Tròn, mép răng cưa 3- 4 Trắng

bông

7 Nghệ An X-VDT7 Tròn, viền nhăn 3- 4 Trắng đục 8 Nghệ An X-VDT8 Tròn, lồi, nhầy 3- 4 Trắng ngà 9 Nghệ An X-VDT9 Tròn, nhầy 3-4 Trắng đục 10 Nghệ An X-VDT10 Tròn, lồi, nhầy 2- 3 Trắng đục 11 Nghệ An X-VDT11 Tròn, mép răng cưa 3- 4 Trắng bông 12 Hà Tĩnh X-VDT12 Tròn, viền nhăn 3-4 Trắng 13 Hà Tĩnh X-VDT13 Tròn, lồi 2,5-3 Trắng sữa 14 Hà Tĩnh X-VDT14 Tròn, dẹt, có viền 3- 4 Trắng đục đồng tâm 15 Hà Tĩnh X-VDT15 Tròn, viền nhăn 1,5- 2 Trắng

Qua kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy những chủng VSV có tiềm năng phân giải xenlulo gồm 05 chủng vi khuẩn (kí hiệu: X-VDT1, X- VDT2, X-VDT4, X-VDT5 và X-VDT13) còn lại là 10 chủng xạ khuẩn. Nhìn chung, các VSV phân lập được có hình dạng, kích thước và màu sắc khuẩn lạc rất đa dạng như: Tròn, lồi, dẹt, chủ yếu có màu trắng, trắng đục hay trắng ngà.

3.1.2. Vi sinh vật cố định nitơ

Tương tự bằng phương pháp pha loãng từ các mẫu đất thu thập, chúng tôi tiến hành phân lập và lựa chọn các vi sinh vật có khuẩn lạc mọc trên môi trường Ashby (môi trường không có nguồn dinh dưỡng – đạm). Các chủng vi khuẩn có khả năng phát triển được trên môi trường Ashby là các chủng vi khuẩn dự đoán có khả năng tự tổng hợp nitơ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các chủng VSV có khả năng cố định nitơ

Nguồn gốc Ký hiệu Đặc điểm hình thái khuẩn lạc

TT Kích cỡ

phân lập chủng Hình dạng Màu sắc (mm)

1 Nghệ An N-VDT1 Tròn, lồi, nhầy 1- 2 Trắng đục 2 Nghệ An N-VDT2 Tròn, lồi, nhầy 2- 3 Trắng trong

3 Nghệ An N-VDT3 Tròn, nhầy 3-4 Trắng đục

4 Nghệ An N-VDT4 Tròn, bề mặt 1,5- 2 Trắng đục lồi, nhày.

5 Thanh Hóa N-VDT5 Tròn, nhầy 2- 3 Trắng vàng 6 Thanh Hóa N-VDT6 Tròn, lồi, nhầy 2,5- 3 Trắng đục 7 Thanh Hóa N-VDT7 Tròn, lồi, nhầy 1,5- 2 Trắng ngà

8 Hà Tĩnh N-VDT8 Tròn, dẹt 3- 4 Trắng đục

9 Hà Tĩnh N-VDT9 Tròn, lồi, nhầy 2,5- 3 Trắng,nhân vàng 10 Hà Tĩnh N-VDT10 Tròn, nhầy 1,5- 2 Trắng,nhân

vàng

Từ các mẫu đất tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, 10 chủng vi sinh vật đã được phân lập trên môi trường Ashby. Các chủng này chúng tôi dự đoán có khả năng cố định nitơ tự do và được ký hiệu từ N-VDT1 đếnN-VDT10. Về tổng quan hình thái ban đầu, các chủng có hình dạng, kích thước và màu sắc khuẩn lạc tương đối khác nhau như: Tròn, lồi, dẹt, chủ yếu có màu trắng, trắng vàng, trắng đục hay trắng ngà, đường kính khuẩn lạc có độ dao động từ 1mm – 4mm.

3.1.3. Vi sinh vật phân giải lân

Từ các mẫu thu thập, tiến hành phân lập các chủng vsv phân giải lân trên môi trường đặc hiệu có thành phần Ca3(PO4)2 trong môi trường. Sau 48 giờ nuôi cấy, xuất hiện khuẩn lạc trên các đĩa petri, đếm số khuẩn lạc vi sinh vật có vòng trong bao quanh. Đây chính là các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất phốtpho vô cơ khó tan. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân từ các mẫu đất thu thập

Đặc điểm hình thái khuẩn lạc TT Nguồn gốc Ký hiệu Kích cỡ phân lập chủng Hình dạng Màu sắc (mm) 1 Nghệ An P-VDT1 Tròn, lồi, mép răng 2- 3 Trắng đục cưa 2 Nghệ An P-VDT2 Tròn, dẹt, mép răng 2- 3 Trắng sữa cưa

3 Thanh Hóa P-VDT3 Tròn, có viền tròn lồi 3- 4 Trắng đục 4 Thanh Hóa P-VDT4 Tròn, mép răng cưa 2- 3 Trắng đục,

nhân vàng 5 Thanh Hóa P-VDT5 Tròn, mép răng cưa 2 - 3 Trắng đục

6 Thanh Hóa P-VDT6 Tròn, hơi nhầy 3- 4 Vàng

7 Hà Tĩnh P-VDT7 Tròn, lồi, có viền 3- 4 Trắng đục đồng tâm

8 Hà Tĩnh P-VDT8 Tròn, có viền tròn lồi 1- 2 Trắng đục

9 Hà Tĩnh P-VDT9 Tròn, lồi 1- 2 Trắng đục

Từ kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.3 đã cho thấy, các mẫu đất thu thập đã phân lập được 10 chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân, chúng tôi ký hiệu chủng từ P-VDT1 đến P-VDT10. Đặc điểm cơ bản hình thái bên ngoài của các chủng tương đối đa dạng có hình dạng, kích thước và màu sắc khuẩn lạc rất khác nhau như: tròn, lồi, khô, chủ yếu có màu trắng, trắng đục hay trắng sữa.

3.1.4. Vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật

Từ các mẫu thu thập, tiến hành phân lập và chọn lọc các chủng vi khuẩn có khuẩn lạc mọc được trên môi trường King B và có các đặc điểm hình thái khuẩn lạc đặc trưng của nhóm vi khuẩn Bacillus (khuẩn lạc to, lồi, bề mặt nhăn nheo, màu trắng hoặc vàng...). Kết quả thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các chủng VSV ( phân lập trên môi trường King B)

Đặc điểm hình thái khuẩn lạc Ký hiệu

TT Nguồn gốc Kích

chủng Hình dạng cỡ Màu sắc (mm)

1 Thanh Hóa H-VDT1 Tròn dẹt, hơi 3- 4 Trắng đục nhày

2 Thanh Hóa H-VDT2 Tròn, hơi 2- 3 Trong suốt nhầy

3 Thanh Hóa H-VDT3 Tròn, nhầy 3- 4 Trắng đục 4 Thanh Hóa H-VDT4 Tròn, lồi, bề 1- 2 Trắng, nhân

măt khô vàng

5 Thanh Hóa H-VDT5 Tròn dẹt, hơi 1,5-2 Trong suốt nhày

Không định

6 Thanh Hóa H-VDT6 hình, mép 2,5- 3 Trắng đục răng cưa

7 Nghệ An H-VDT7 Tròn, nhầy, 1-2 Trắng ngà lồi 8 Nghệ An H-VDT8 Tròn dẹt, hơi 2-3 Trắng ngà nhày 9 Nghệ An H-VDT9 Tròn, nhầy, 1- 2 Trắng, nhân lồi hồng 10 Nghệ An H-VDT10 Tròn, lồi, 3- 4 Trắng đục nhầy 11 Hà Tĩnh H-VDT11 Tròn dẹt, nhày 3- 4 Vàng 12 Hà Tĩnh H-VDT12 Tròn, nhầy 2- 3 Vàng nhạt 13 Hà Tĩnh H-VDT13 Tròn, to, xù xì 2,5- 3 Trắng ngà 14 Hà Tĩnh H-VDT14 Tròn, có viền 1- 2 Trắng hồng đồng tâm 15 Hà Tĩnh H-VDT15 Tròn dẹt, nhày 2-3 Trắng đục

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, chúng tôi đã phân lập được 15 chủng vi khuẩn. Các chủng có hình dạng, kích thước và màu sắc khuẩn lạc rất khác nhau như: Tròn, lồi, dẹt, chủ yếu có màu trắng, trắng đục hay trắng ngà. Chúng tôi ký hiệu chủng từ H-VDT1 đến H-VDT15.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và nghiên cứu các đặc tính sinh học của một số vi sinh vật nhằm sản xuất phân vi sinh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)