CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CHỦNG VI SINH
VẬT CÓ ÍCH PHỤC VỤ SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
i) Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chủng xạ khuẩn phân giải xenlulo
Kết quả thực nghiệm về đánh giá một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của chủng vi sinh X-VDT3 được thể hiện trong bảng 3.10. Chúng tôi thấy chủng xạ khuẩn lựa chọn có nhu cầu oxy, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 28 - 45 oC, là vi khuẩn Gram dương, chịu pH trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 nhưng phát triển tốt nhất ở pH = 7. Về môi trường nuôi cấy, chủng xạ khuẩn X-VDT3 có khả năng phát triển trên môi trường đặc hiệu Gauze I. Khi tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn trên môi trường Gauze thay thế CMC bằng glucoza, sacharoza, tinh bột, khả năng phát triển của chủng vi sinh vật cũng khác nhau. Kết quả thể hiện Bảng 3.9 như sau.
Bảng 3.9. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chủng vi sinh vật phân giải xenlulo tuyển chọn
Nhiệt Khả Khả năng
Nhu Môi độ năng
Ký hiệu pH thích chịu
cầu Gam trường thích chịu
chủng hợp mặn
oxy nuôi cấy hợp nhiệt
(% (0C) (0C) NaCl)
X-VDT3 + + 6,5 – 7,5 Gauze I 37 45-55 2 - 3
Chú thích: Gauze I: Môi trường Gauze bổ sung thêm bột CMC
Chủng xạ khuẩn X-VDT3 phát triển tốt trên môi trường Gauze, nhiệt độ thích hợp để chủng sinh trưởng và phát triển đạt mật độ CFU > 108 sau 48h là 37 oC. Đồng thời khả năng chịu được NaCl đạt 2- 3%.
Ảnh hưởng của nguồn cacbon khác nhau:
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nguồn cacbon khác nhau (glucose, sacharose, tinh bột, CMC) đến sinh trưởng, phát triển của chủng VSV
Khả năng phân giải xenlulo Ký hiệu Mức độ sinh trưởng (kích thước vòng phân giải:
D-d, mm) chủng
Glucoz sacha tinh CMC glucoza sacha tinh CMC
a roza bột roza bột
X-VDT3 ++++ ++ ++++ ++ 3,2 2,7 3,2 2,5
++++: sinh trưởng tốt ++: sinh trưởng trung bình +++: sinh trưởng khá +: sinh trưởng yếu
Kết quả bảng 3.10 cho thấy chủng nghiên cứu có khả năng đồng hóa tốt các nguồn các bon khác nhau. Tuy nhiên đồng hóa tốt nhất nguồn các bon là glucoza và tinh bột, và đồng hóa trung và kém nguồn các bon là CMC và sacharoza.
Bảng 3.11. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và hoạt tính sinh học của chủng X- VDT3
Ký hiệu Nguồn Đặc điểm khuẩn lạc Khả năng phân giải chủng phân lập xenlulo(D-d, mm)
Đất Tròn, dẹt, nhăn mép răng
X-VDT3 Thanh cưa, kích thước 1- 2 mm, 30
Hoá trắng bông, khuẩn ty cơ chất
Kết quả Bảng 3.9, 3.10 và 3.11 cho thấy, chủng xạ khuẩn phân giải xenlulo lựa chọn X-VDT3 thuộc nhóm Gram dương, hình thành bào tử, thuộc nhóm hiếu khí, chịu muối thuộc loại trung bình, sinh trưởng phát triển tốt nhất ở nồng độ muối 0,05 – 0,6 %, chịu pH trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 nhưng phát triển tốt nhất ở pH = 7, khả năng chịu nhiệt độ nuôi cấy cao và có khả năng đồng hóa tốt các nguồn các bon khác nhau (glucoza, tinh bột và CMC). Qua các kết quả về đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn X-VDT3, đối chiếu với các tài liệu theo khóa phân loại Bergey (1994) và Waksman, S. A (1961) phân loại sơ bộ các chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces.
ii) Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn cố định nitơ tự do
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định đặc điểm sinh lý, sinh hóa chủng vi khuẩn N-VDT10 có khả năng cố định nitơ tự do. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 3.12, 3.13.
Bảng 3.12. Đặc điểm sinh học của chủng N-VDT10
Sinh Sinh Sinh pH Môi Nhiệt độ
Kýhiệuch Gram Oxy trường
ủng trưởng trưởng dase bào thích nuôi thích hiếu khí kị khí tử hợp hợp (oC)
cấy
*AT: môi trường nuôi cấy thích hợp cho các chủng vi khuẩn chi Azotobacter
Bảng 3.13. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và hoạt tính sinh học của chủng N- VDT10
Ký hiệu chủng Nguồn phân Đặc điểm khuẩn lạc Hoạt tính sinh
lập học
N-VDT10 Đất Nghệ An Tròn, lồi, nhày, trắng đục, Cố định nitơ tự kích thước 1- 2 mm do
Chủng vi khuẩn N-VDT10 có khả năng cố định nitơ tự do là vi khuẩn gram âm, hiếu khí, phát triển tốt ở pH trung tính, tế bào hình trứng lớn, có khả năng tạo thành dạng nang tế bào (cyst), sinh trưởng, phát triển tốt trên môi trường vô đạm. Dựa vào đặc điểm sinh lý sinh hóa đã nghiên cứu và kết quả tra cứu theo đặc điểm sinh lý, sinh hóa của Nguyễn Lân Dũng (1984), có thể thấy rằng chủng vi khuẩn N-VDT10 thuộc chi Azotobacter. Các loài thuộc chi Azotobacter, loài vi sinh vật cố định nitơ tự do hoạt động mạnh nhất. Nhiều loài đã được biết đến như là Az. chroococum; Az. agilis;
Az. beijerinck; Az. vinelandii… Các loài này khác nhau về đặc điểm sinh trưởng trên môi trường đặc, kích thước, hình thái tế bào và một số đặc điểm sinh lý khác. Cho nên có thể dựa vào các đặc điểm này để phân biệt đến loài các chủng Azotobacter tuyển chọn.
iii) Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân giải lân, kích thích sinh trưởng
Tiến hành xác định đặc điểm sinh lý, sinh hoá của các chủng vi sinh vật P-VDT1 - phân giải lân và chủng H-VDT1 – kích thích sinh trưởng thực vật. Kết quả được tổng hợp ở Bảng 3.14.
Bảng 3.14. Điểm sinh học của các chủng vi sinh vật tuyển chọn Ký Sinh Khuẩn lạc Phátqu Sinh
Sinh có màu
trưởng ang trưởng Oxy Sinhb hiệu Gam trưởng vàng hoặc
hiếu trên trên dase ào tử chủng kị khí vàng cam khí KB D1M trên YDC P-VDT1 + + - - - - + + H-VDT1 + + - - - - + + Chú thích: “+”: dương tính, “-“: âm tính.
Chủng vi sinh vật PVDT1 - phân giải lân; H-VDT1- kích thích sinh trưởng thực vật, là các chủng vi khuẩn gram dương, hình thành bào tử, hiếu khí, phát triển tốt ở pH trung tính, tế bào hình que, sinh trưởng, phát triển tốt trên môi trường King B. Dựa vào kết quả đặc điểm sinh lý, sinh hóa nghiên cứu và kết quả tra cứu theo khóa phân loại chi phổ biến của N. W. Schaad - 2002 có thể thấy rằng, các chủng PVDT1 và H-VDT1 thuộc chi Bacillus.
Như vậy, thông qua các đặc điểm sinh lý sinh hóa, bước đầu đã xác định được các chủng xạ khuẩn phân giải xenlulo X-VDT1 thuộc chi
Streptomyces; N-VDT1 có khả năng cố định nitơ tự do thuộc chi
Azotobacter; P-VDT1 - phân giải lân và H-VDT1- kích thích sinh trưởng thuộc chi Bacillus.