Đánh giá hoạt tính phân giải xenlulo của các chủng vi sinh vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và nghiên cứu các đặc tính sinh học của một số vi sinh vật nhằm sản xuất phân vi sinh (Trang 39 - 41)

phân giải xenlulo TT phân giải xenlulo

T chủng chủng (D-d, mm) (D-d, mm) 1 X-VDT1 15 9 X-VDT9 12 2 X-VDT2 8 10 X-VDT10 10 3 X-VDT3 30 11 X-VDT11 15 4 X-VDT4 10 12 X-VDT12 13 5 X-VDT5 12 13 X-VDT13 12 6 X-VDT6 29 14 X-VDT14 20 7 X-VDT7 15 15 X-VDT15 14 8 X-VDT8 17

Từ kết quả mô tả trong Bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung, hoạt tính phân giải xenlulo của các chủng vi sinh vật phân lập dao động mạnh từ 8 mm - 30 mm. Điều này thể hiện được sự đa dạng về tiềm năng các chủng có khả năng phân giải xenlulo trong tự nhiên. Trong số các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn phân lập, chúng tôi đã lựa chọn 2 chủng xạ khuẩn là có vòng phân giải xenlulo cao nhất đạt 29 - 30 mm (Hình 3.1). Với đường kính vòng phân giải này, chúng tôi nhận thấy khả năng phân giải xenlulo của chủng vi sinh X-VDT3 và X-VDT6 là rất cao, rất có tiềm năng ứng dụng

trong sản xuất phân hữu cơ từ nguồn nguyên liệu có thành phần là xenlulo. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Tiến Long năm 2018 các chủng vi sinh phân giải xenlulo phân lập từ mẫu đất trong nghiên cứu chỉ đạt vòng phân giải dao động từ 22,6mm – 24,3mm.

Hình 3.1. Đánh giá hoạt tính phân giải xenlulo của các vsv phân lập (vòng tròn trong suốt bao quanh lỗ thạch)

Chủng X-VDT3 và X-VDT6 này được cấy truyền 5 lần trên môi trường đặc hiệu và lưu giữ tại Viện Di truyền Nông nghiệp. Qua 5 lần cấy truyền chúng tôi nhận thấy hoạt tính phân giải xenlulo của các chủng vẫn duy trì tính ổn định.

3.2.2. Đánh giá hoạt tính cố định Nitơ

Để khẳng định hoạt tính cố định nitơ của các chủng vi sinh vật đã phân lập (N-VDT1 – N-VDT10), chúng tôi tiến hành nuôi cấy 10 chủng vi khuẩn trong môi trường Ashby lỏng ở 28 oC trong 48 giờ. Xác định khả năng cố định nitơ tự do dựa vào phản ứng màu Nessler (Lê Văn Khoa, 1996). Trong số 10 chủng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chỉ có 4 chủng vi sinh vật là có phản ứng màu mạnh nhất với thuốc thử Nessler, đó là các chủng: N-VDT10, N-VDT2, N-VDT4 và N-VDT7 (Hình 3.2).

Hình 3.2. Phản ứng màu của các chủng cố định N2 với thuốc thử Nessler

Sau khi sơ tuyển được 4 chủng vi sinh vật có hoạt tính cố định nitơ tự do tương đối rõ rệt so với đối chứng, các chủng vi khuẩn này được cấy truyền trên môi trường đặc hiệu 3 - 5 lần để ổn định hoạt tính sinh học. Sau đó tiến hành nuôi cấy 4 chủng trong môi trường bán lỏng AT ở 28oC trong 24 giờ và xác định hoạt tính khử axetylen trên máy sắc ký khí nhằm xác định được lượng N tổng hợp được của các chủng vi sinh vật này. Kết quả thực nghiệm được tổng hợp ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Khả năng cố định nitơ của các chủng vi khuẩn phân lậpTT Ký hiệu Mật độ tế bào Hàm lượng N tổng số trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và nghiên cứu các đặc tính sinh học của một số vi sinh vật nhằm sản xuất phân vi sinh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)