Quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

cơng vụ

Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; các khoản 2, 3 quy định các trừơng hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015, có các dấu hiệu pháp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể

Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể đặc biệt, là người ở chức vụ, quyền hạn.

* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái cơng vụ. Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn để

không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng với yêu cầu của công vụ. Tất cả các biểu hiện này đều được coi là làm trái công vụ nhưng vẫn trong phạm vi quyền hạn của chủ thể. Đây là điểm khác của hành vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ vởi hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự. Cả hai hành vi này đều là làm trái công vụ và với thi hành công vụ.[7]

Cũng như các tội tham nhũng trên, các nhà làm luật đã bỏ đi quy định trong cấu thanh tội phạm cơ bản là “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu xác định tội phạm và thay vào đó nhà làm luật đã ấn định trị giá tài sản cụ thể trong khung cấu thành tội phạm cơ bản. Vì việc xác định như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ mạng tính nhận định cảm tính.

Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình xã hội ở Việt Nam hiện nay, các nhà luật đã quy định giá trị tài sản gây thiệt hại đặc tăng lên ở Bộ luật hình sự năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)