- Có 1 vụ kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hình phạt nhưng sau khi xem xét tính
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự
Từ khi ra đời, Bộ luật hình sự năm 1999 là một phương thức hiệu quả của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của công dân, tổ chức và Nhà nước, có thể thấy Bộ luật hình sự đã quy định một cách tương đối có hệ thống, tồn diện các ngun tắc, chế định chung của chính sách hình sự, đã hình sự hóa dược nhiều hành vì nguy hiểm cho xã hội và xác định hệ thống hình phạt khá toàn diện và khoa học. Tuy nhiên, qua quá trinh phát triển đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì Quốc hội đã thơng qua bản Hiến pháp năm 2013. Cho nên Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bộc lộ khơng ít vướng mắc, bất cập dối với các loại tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng. Do đó, ngày 27/11/2015 Quốc Hội đã thơng qua Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực ngày 01/7/2016 thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo Bộ luật vẫn còn một số sơ suất. Để tiếp tục hoàn thiện hơn Bộ luật quan trọng này, ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ hợp thứ 3 đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Theo tác giả, đa số các bất cập, vướng mắc của Bộ luậ hình sự năm 1999 đã được Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đối, bổ sung và hoàn thiện hơn, Tuy nhiên, phần quy định về cảc tội phạm về tham nhũng của Bộ luật hình sự năm 2015 vẫn còn một số bấp cập, một số tình tiết cần phải được hướng dẫn, cụ thể như:
Tại Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ nêu khái niệm tội phạm về chức vụ chưa có khái niệm tội phạm về tham nhũng, do đó cần bổ sung thêm
khái niệm tội phạm về tham nhũng. Kiến nghị bổ sung như sau: Tội phạm về tham nhũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp quyền và lợi ích của cơng dân hoặc xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức được quy định trong bộ luật hình sự.
Luật Phòng, chống tham nhũng quy định người kê khai tài sản khơng trung thực thì bị xử lý theo quy định của pháp luật cũng chỉ dừng ở việc kỷ luật, hoặc khơng được tham gia ứng cử, ... Do đó, để đảm bảo tính răn đe và giáo dục cần pháp luật hóa việc khơng kê khai tài sản. Vì xét cho cùng thì nguyên nhân gì và động cơ gì khiến các cán bộ, cơng chức khơng kê khai trung thực đối với tài sản của mình.