- Có 1 vụ kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hình phạt nhưng sau khi xem xét tính
3.1.1. Yêu cầu bảo vệ công lý, quyền con người,quyền công dân
Quyền con người là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia. Theo từ điển tiếng Việt thì “quyền cơng dân” được hiểu là “quyền của người
công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế văn hóa - xã hội”
Việc tơn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực tố tụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã được Hiến pháp lần đầu tiên ghi nhận, cụ thể là nguyên tắc “các quyền con người, quyền công dân… được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và nguyên tắc “quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết bì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [Hiến
pháp năm 2013- Điều 14].
Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Tòa án và các nguyên tắc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân cùng những quy định cụ thể về quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp trong Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án và các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện quyền tư pháp phù hợp với định hướng cải cách tư pháp vì mục tiêu bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Với tư cách là cơ quan xét xử, một cơ quan nhân danh nhà nước để định tội danh và quyết định hình phạt, Tịa án có quyền phán quyết những vấn đề về
quyền con người như: Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Theo nguyên tắc này, một người bị kết tội phải có 02 điều kiện: Một là, phải được chứng minh tuân theo một trình tự luật định; hai là, có bản án có hiệu lực pháp luật của Tịa án.
Tại phiên tòa, dưới sự điều khiển của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bị cáo, người bị hại, người bào chữa, luật sư…(trong vụ án hình sự); các bên đương sự đều có quyền trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ án… Vì vậy, phán quyết của Hội đồng xét xử là kết quả của quá trình thẩm vấn và tranh tụng mà các bên được tham gia trong quá trình xét xử tại Tịa án.
Như vậy, tố tụng hình sự trước hết phải hướng và bảo đảm, bảo vệ được công dân khỏi việc truy cứu trách nhiệm hình sự khơng có cơ sở pháp luật, đảm bảo loại và mức hình phạt áp dụng đối với họ là hợp lý, hợp pháp,phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm tội và các điều kiện khác mà pháp luật quy định. Nói cách khác bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) đồng thời tố tụng hình sự cịn phải hướng vào bảo vệ quyền con người của người bị hại.Về điều này,không thể không đồng ý với quan điểm cho rằng “người bị hại là một trong những “gương mặt” cần được nói đến đầu tiên khi bàn về vấn đề bảo vệ quyền con người,quyền cơng dân trong tố tụng hình sự. Người bị buộc tội và người bị hại là những “gương mặt tương phản” có quan điểm đối lập nhau, đều cố gắng chứng minh mình là đúng và như vậy có thể thiệt hại cho nhau bởi những kết luận thiếu căn cứ về đối tượng chứng minh nào đó trong vụ án hình sự. Do vậy, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và của người bị hại).
Các quy định về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong hiến pháp là cơ sở Hiến định quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở nước ta. Từ góc độ luật hình sự, các quy định của Hiến pháp
lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động phán quyết về hành vi tội phạm của người bị buộc tội và áp dụng trách nhiệm hình sự - biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất đối với người đó; kèm theo đó là hoạt động có thể tác động rất lớn đến quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng. Từ việc nghiên cứu các quy định của luật hình sự, ta thấy Bộ luật đã cơ bản thể hiện được tinh thần của Hiến pháp 2013 trong bảo đảm quyền con người.
Xem xét từ góc độ bảo vệ quyền con người, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã phần nào đáp ứng được các đảm đảm về bảo vệ quyền con người cụ thể:
Một là, một trong những nhiệm vụ của Luật hình sự là xác định bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người.
Hai là, đã từng bước hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tố tụng hình
sự, trong đó có các nguyên tắc liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền con người (nguyên tắc suy đốn vơ tội, ngun tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử...) đảm bảo cho các chủ thể tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng được quy định.
Ba là, hoàn thiện địa vị tố tụng của các chủ thể tố tụng hình sự theo hướng
tăng cường các quyền tố tụng của người tham gia tố tụng, nhất là bên bào chữa.
Bốn là, hoàn thiện các quy định về các thời hạn tố tụng để bảo đảm quyền
của người bị buộc tội được Tịa án xét xử nhanh chóng, kịp thời; rút ngắn thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn… không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án;
Năm là, hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện
pháp hạn chế quyền tự do của con người.
Để bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung về người bị tạm giữ (Điều 59) không chỉ quy định thời hạn có thể bị tạm giữ mà cần quy định các quyền cho người bị tạm giữ như :biết lý do tạm giữ, được giải thích về quyền và nghĩa vụ, được trình bày lời khai, được
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu được khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền (khoản 2 , Điều 59). Đồng thời, để các quyền mà pháp luật tố tụng hình sự đã quy định đối với người bị tạm giữ được thực hiện và tôn trọng triệt để. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ những người có quyền quyết định tạm giữ (Khoản 2, Điều 110) quyền hạn, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong việc tạm giữ (Khoản 5, Điều 110),quyền quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ khi khơng cịn cần thiết...
Để các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can được bảo vệ, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ những trường hợp bị tam giam (Điều 113) chế độ tam giam (Điều 119),việc chăm nom người thân thích quản lý tài sản của người bị tạm giữu,thời hạn tạm giam (Điều 173).
Bảo vệ quyền con người của bị can trong tố tụng hình sự, như đã nhấn mạnh chủ yếu gắn với hoạt động và trách nhiệm của cơ quan điều tra và viện kiểm sát.
Như vậy, vấn đề bảo vệ quyền con người bị hại trong hoạt động tố tụng hình sự đặt ra yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với ngừoi phạm tội.