Thứ nhất: Quyết định hình phạt theo quy định chung:
Cũng như định tội, để quyết định hình phạt, Tịa án cần thực hiện hai quy trình:
- Xác định các tình tiết của vụ án mà Tịa làm căn cứ quyết định hình phạt. Các tình tiết đó bao gồm các tình tiết liên quan đến tội phạm (cả các yếu tố khách quan và cả yếu tố chủ quan); liên quan đến nhân thân người phạm tội (thể hiện mức độ nguy hiểm cũng như khả năng cải tạo, giáo dục của họ);
- Nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật liên quan đến quyết định hình phạt như đã đề cập ở phần trên.
Tuy nhiên, việc thực hiện tốt hai quy trình trên chưa thể đảm bảo cho việc quyết định hình phạt đúng đắn, phù hợp. Để hình phạt được áp dụng đạt được các mục đích quy định, địi hỏi người áp dụng có nhận thức tổng hợp về trường hợp phạm tội, về nhu cầu xã hội, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương… Ngoài nguyên tắc pháp chế, cần tuân thủ các nguyên tắc quyết định hình phạt khác như cá thể hóa hình phạt, nhân đạo, tơn trọng quyền, lợi ích chính đáng của con người…
Thứ hai: Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp đồng phạm (Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015): Điều luật không quy định giới hạn cứng, mà chỉ quy định nguyên tắc chung cho việc quyết định hình phạt; trong đó có ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự theo hai căn cứ riêng, đặc thù. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, cần áp dụng các căn cứ chung và căn cứ riêng để quyết định cho phù hợp, hài hòa và hiệu quả.
- Trường hợp chuẩn bị phạm tội (khoản 1, 2 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015): Điều luật quy định mức hình phạt cao nhất đối với chuẩn bị phạm tội là 20 năm tù (nếu chế tài có hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình) mà khơng quy định giới hạn tối thiểu hoặc bằng 1/2 mức phạt tù quy định (cả mức tối đa và tối thiểu, nếu là tù có thời hạn). Đây là giới hạn cao nhất mà luật định. Cịn khi quyết định hình phạt Tịa án phải căn cứ cả vào các căn cứ chung, bao gồm cả quyết định hình phạt dưới khung.
Đề nghị lưu ý cân nhắc giới hạn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự (chỉ người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự) và chế tài các quy phạm quy định về từng tội phạm cụ thể để quyết định hình phạt cho phù hợp với chính sách hình sự nước ta.
- Trường hợp phạm tội chưa đạt (khoản 1, 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015): Bộ luật hình sự năm 2015 khơng loại trừ hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người phạm tội chưa đạt, nhưng giới hạn ở những trường hợp đặc biệt. Ví dụ: định giết nhiều người nhưng chỉ chết một người hoặc rất nhiều người bị thương tích rất nặng.
Khi quyết định hình phạt đối với từng trường hợp cụ thể, cần cân nhắc mức độ phạm tội chưa đạt, nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt.
Thứ ba: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội:
Do nguyên tắc quyết định hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự nước ta là cộng tồn bộ các hình phạt mà khơng có thu hút (tồn bộ hay một phần). Cho nên, khi quyết định hình phạt, Tịa án cần chú ý cân nhắc các trường hợp cụ thể khác nhau để quyết định hình phạt đối với từng tội trước khi quyết định hình phạt chung.
Có thể phân biệt ba trường hợp như sau:
- Bị cáo thực hiện các hành vi phạm tội cấu thành nhiều tội khác nhau. Trường hợp này, việc quyết định hình phạt được thực hiện theo quy định chung;
- Bị cáo thực hiện một hành vi phạm tội cấu thành hai tội (ví dụ giết người để chiếm đoạt tài sản): cần cân nhắc quyết định hình phạt thơng thường đối với tội nặng hơn; cịn tội phạm đi kèm có thể cân nhắc để giảm nhẹ hơn;
- Thủ đoạn phạm tội đồng thời cấu thành một tội phạm khác. Trong một số trường hợp, thậm chí thủ đoạn phạm tội cịn đồng thời là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, trong trường hợp này cũng cần cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với tội phạm đó.