Căn cứ quyết định hình phạt là những địi hỏi có nội dung cụ thể, mang tính khách quan, đặc trưng nhất cho tất cả các trường hợp phạm tội.
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: Các căn cứ quyết định hình phạt là những địi hỏi cơ bản có tính ngun tắc do Luật hĩnh sự quy định hoặc do giải thích luật mà cỏ buộc Toà án phải tuân thủ khi quyết định hĩnh phạt đổi với người thực hiện tội phạm ”.
Việc quyết định hình phạt phải được thực hiện theo các căn cứ được quy định trong Bộ luật hình sự. Những căn cứ đó bao gồm:
Một là chế tài quy phạm pháp luật quy định về tội phạm.
Hai là các căn cứ được quy định tại Điều 51- 52- 54 Bộ luật hình sự năm 2015: tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân người phạm tội.
Ba là các căn cứ đặc biệt: đường lối xử lý (Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015), miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015); miễn hình phạt (Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015); chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015); đồng phạm (Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015); quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên (Điều 91 - 101 Bộ luật hình sự năm 2015); quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015)…
Khi quyết định hình phạt, các căn cứ quyết định hình phạt phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng một cách đầy đủ, toàn diện và biện chứng (trong từng trường hợp, hồn cảnh cụ thể), khơng được bỏ sót hoặc đánh giá thiếu chính xác. Cần chú ý rằng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ quan trọng nhất của việc định tội; nhân thân người phạm tội cũng rất quan trọng.
Căn cứ- của quyết định hình phạt ngoài việc phải được quy định trong pháp luật hình sự thì cịn có thể do giải thích pháp luật mà có buộc Tồ án phải tuân theo khi quyết đinh hình phạt. Vì như vậy sẽ đảm bảo việc áp dụng hình phạt cho bị cáo khơng những đáp ứng được sự chặt chẽ, chính xác, thống nhất trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự.
Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau: “1.Khi quyết định hình phạt, Tịa án căn cứ vào quy định của Bộ luật
này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. 2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngồi căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.” Đây là căn cứ chung có tính chất bắt buộc trong mọi trường hợp khi
quyết định hình phạt, tuân thủ các cãn cứ quyết định hình phạt tạo khả năng đạt được mục đích của hình phạt.
Như vậy, khi Tịa án quyết định hình phạt phải căn cứ và tuân thủ theo các địi hỏi quan trọng có tính ngun tắc sau:
Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự.
Khi quyết định hình phạt trước hết Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự bởi quy định của Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để Toà án định tội danh xác định khung hình phạt, yêu cầu đầu tiên của việc lựa chọn đúng loại và mức hình phạt cụ thể. Việc quy định căn cứ “quy định của Bộ luật hình sự” nhằm đảm bảo tính thơng nhất, đúng pháp luật khi áp
dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình phạt.
Vì vậy, Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 đã buộc Hội đồng xét xử phải
“căn cứ” theo quy định của Bộ luật hình sự, cịn đối với ba căn cứ sau đây, Điều
luật chỉ yêu cầu cân nhắc. Theo đó, những quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt bao gồm:
+ Các quy định có tính định hướng chung cho việc quyết định hình phạt theo Bộ luật hình sự năm 2015: Nguyên tắc xử lý (Điều 3); Miễn trách nhiệm hình sự (Điều 16 và Điều 29); Mục đích của hình phạt (Điều 31).....
+ Các quy định cụ thể về quyết định hình phạt: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51); Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 54); Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52); ....
+ Căn cứ vào quy định phần Các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015 là căn cứ vào điều luật về tội phạm cụ thể để xác định khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung áp dụng cho từng hành vi phạm tội mà điều luật về tội phạm quy định.
Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Đó là tính nguy hiểm của tất cả các tội phạm cùng loại so với các tội phạm khác. Còn mức độ nguy hiểm cho xã hội là tính nguy hiểm của một tội phạm cụ thể so với các tội phạm khác cùng loại. [8].
Khi quyết định hình phạt thì việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Thẩm phán cần dựa vào những tình tiết, tính chất và mức độ hậu quả đã xảy ra hoặc đe dọa gây ra, mức độ lỗi, ....
Nhân thân người phạm tội
Theo luật hình sự thì nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, ....
Để bảo đảm hình phạt được tuyên phù hợp với khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội thì Tịa án cịn phải dựa vào nhân thân người phạm tội, bởi vì nhân thân người phạm tội không chỉ phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phản ánh khả năng cải tạo, giảo dục của người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ.
Các tình tiết gỉam nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là dùng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hơn nữa nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng lại thuộc về nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, luật hình sự vẫn coi các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự làm căn cứ quyết định hình phạt độc lập bên cạnh các căn cứ khác nhằm mục đích buộc Tịa án phải cân nhắc các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với nội dung vụ án để quyết định hình phạt cho người phạm tội được chính xác, hạn chế sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật.