7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Giải quyết triệt để các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh
Các khoản tín dụng đều tiềm ẩn rủi ro thanh khoản xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Ngoài việc chủ động phòng ngừa rủi ro trong tương lai thì đối với những khoản tín dụng đã phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu VTB Quang Minh cần phân tích những nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp hay cách thức để có thể xử lý triệt để các khoản nợ xấu, nợ quá hạn này.
Đối với trường hợp khách hàng bị quá hạn do khả năng tài chính bị khó khăn tạm thời nhưng lịch sử quan hệ tốt, thiện chí trả nợ thì Chi nhánh cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ DN như gia hạn nợ hoặc cho vay duy trì. Điều này một mặt tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính, giãn thời gian trả nợ, mặt khác củng cố chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa NH và DN.
Đối với trường hợp khách hàng chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ thì chi nhánh nên làm việc trực tiếp với khách hàng, đôn đốc trả nợ, thực hiện sớm các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh để phát sinh nợ xấu kéo dài gây ảnh hưởng đến CLTD của cả chi nhánh.
Ngoài ra đối với những khoản tín dụng đã được hạch toán ngoại bảng, VTB Quang Minh cũng cần làm việc với các cơ quan ban ngành liên quan, tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý triệt để những khoản tín dụng còn có khả năng thu hồi được từ việc phát mại tài sản bảo đảm. Đồng thời trong quá trình làm việc chi nhánh chú trọng bảo mật thông tin tuyệt đối không tiết lộ thông tin xử lý nợ ngoại bảng với khách hàng, tránh tình trạng khách hàng biết được mà cố tình chây ỳ không trả nợ.