7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại
- Chính sách tín dụng: Chính sách Tín dụng phản ánh định hướng tín dụng của NH đối với các khách hàng là DN và để đảm bảo cho các hoạt động TDDN đi đúng quỹ đạo. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một NH. Căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ mà mỗi NH hoạch định cho mình một chính sách TDDN phù hợp. Các điều khoản của chính sách TDDN được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của NH và định hướng kinh doanh, tiếp cận của ngân hàng đối với các DN. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ giúp NH thu hút được nhiều khách hàng đặc biệt là KHDN, đảm bảo được khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, nhờ đó mà phát huy được năng lực bản thân của NH đồng thời tận dụng được sự thuận lợi và hạn chế được sự khó khăn, bất lợi từ môi trường kinh doanh, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách nhà nước. Bất kỳ NH nào muốn có chất lượng TDDN tốt đều phải có chính sách TDDN khoa học, phù hợp với thực tế của NH và thị trường.
25
- Quy trình cấp tín dụng cho DN của NHTM: Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng TDDN có đảm bảo được hay không tùy thuộc vào sự hợp lý của các quy định này ở từng bước, sự thống nhất, chặt chẽ nhưng không rườm rà của toàn bộ quy trình cấp tín dụng.
Trong quy trình cấp tín dụng, bước chuẩn bị cho vay là bước quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến CLTD vì đây là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Bước chuẩn bị cho vay bao gồm 3 giai đoạn: Khai thác và tìm kiếm khách hàng là DN; hướng dẫn khách hàng về điều kiện để được cấp tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định DN và phương án vay vốn. Chất lượng TDDN tùy thuộc phần nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và các quy định về điều kiện, thủ tục cho DN vay của từng NHTM. Giám sát, kiểm tra quá trình cho vay giúp cho NH nắm được tình hình DN sử dụng vốn vay, nhờ đó có thể có được những biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng khi khoản vay của DN có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng vốn vay ví dụ như: vốn vay bị sử dụng sai mục đích, phương án kinh doanh từ đầu đưa ra của DN không hiệu quả…
Quy trình cấp TDDN của NHTM không mang tính cứng nhắc, các bước quy trình cần tuân thủ một cách chặt chẽ, tuy nhiên với mỗi đặc thù DN khác nhau, NH thiết kế quy trình một cách linh động để phù hợp với đặc thù của DN đi vay và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
- Công tác thẩm định dự án của doanh nghiệp vay vốn: Thẩm định dự án là việc dùng các phương pháp phân tích, thu thập thông tin, số liệu liên quan đến DN vay vốn và dự án DN xin tài trợ để dựa vào đó mà NH đưa ra quyết định có cho vay hay không. Đây cũng là nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng TDDN. Nếu việc thẩm định sai sót, mang tính chủ quan, cảm tính sẽ dẫn đến thiệt hại cho NH. Với một dự án vay vốn có tính khả thi, DN có năng lực sử dụng vốn vay nhưng kết quả thẩm định lại đánh giá không chính xác tính khả thi, hiệu quả của dự án vay vốn đưa đến quyết định không cấp tín dụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc mất khách hàng tốt, mất đi lợi nhuận
26
của NH; ngược lại, nếu thẩm định không đánh giá hết rủi ro của dự án mà vẫn quyết định cho vay sẽ khiến NH gặp rủi ro do không thu hồi được vốn, làm ảnh hưởng đến CLTD.
Thẩm định dự án yêu cầu phải chính xác, thận trọng nhưng phải linh động và xử lý nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến tiến độ của DN; đồng thời trong quá trình thẩm định, NH có thể đưa ra những tư vấn cho DN để nâng cao hiệu quả dự án, từ đó tăng thêm độ thân thiết và tin tưởng bền chặt giữa DN và NH.
- Đạo đức nghề nghiệp và trình độ của cán bộ tín dụng: Đạo đức của đội ngũ cán bộ NH là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của NH nói chung và trong hoạt động TDDN nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì CBTD là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quá trình tín dụng, từ những bước đầu tới bước cuối cùng.
CBTD không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng TDDN. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác TDDN. CBTD giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi, …) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của DN để đưa ra quyết định có cho vay hay không.
- Khả năng thu thập và xử lý thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TDDN của NH. Nhờ có thông tin TDDN, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, theo dõi, quản lý giám sát sau vay. Thông tin TDDN có thể thu được từ các nguồn có sẵn ở NH như hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của CBTD…; thông tin từ phía DN như phỏng vấn trực tiếp, các báo cáo định kỳ; từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng như trung tâm tín dụng quốc gia việt nam, hoặc từ báo chí….Số lượng và chất lượng của thông tin có được liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích DN đi vay, đánh giá thị trường để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, toàn diện và nhanh nhạy thì khả năng nắm bắt cơ hội và phòng ngừa rủi ro
27
trong hoạt động TDDN càng cao, chất lượng TDDN từ đó mà được nâng lên
- Tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại: Tình hình huy động vốn cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng TDDN. Vốn huy động ngắn hạn là nguồn vốn chủ yếu để NH cho DN vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là cơ sở để NH cho DN vay trung dài hạn. Vốn huy động được càng lớn, NHTM càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động TDDN. Nếu ở NH không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay, không dự kiến được nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.