Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh quang minh (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp

Thông thường việc đánh giá CLTD đối với KHDN của một NHTM được xem xét theo các chỉ tiêu định tính và định lượng.

1.2.2.1. Các tiêu chí định tính

Các chỉ tiêu định tính được xác định chủ yếu dựa vào sự nhận xét của khách hàng, của cán bộ công nhân viên ngân hàng đối với hoạt động tín dụng của NHTM. Tác giả đưa ra một số tiêu chí sau đây:

+ Mức độ chấp hành đúng quy trình, thủ tục tín dụng; tuân thủ các quy định luật pháp, chế độ của ngành tài chính ngân hàng về hoạt động tín dụng: Việc chấp hành đúng quy trình, nguyên tắc, thủ tục tín dụng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với mỗi NH. Khi cho vay cần tuân thủ các điều kiện như tạo lập hồ sơ

21

cho vay, có phương án sản xuất kinh doanh, có báo cáo tài chính, có tài sản bảo đảm hợp pháp, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả tiền vay đầy đủ, đúng hạn, bổ sung hồ sơ sau vay phù hợp.

+ Sự đa dạng hóa và nâng cao các tiện ích sản phẩm tín dụng: Sản phẩm tín dụng là sản phẩm rất dễ dàng sao chép do thông tin được công bố rộng rãi, các đặc điểm phần lớn giống nhau do đó trong quá trình phát triển, NH cần có sự cải thiện, nghiên cứu sản phẩm của ngân hàng đối thủ, tham khảo ý kiến cán bộ nhân viên để đưa ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng, theo nhu cầu thị trường, mang lại lợi ích gia tăng cho khách hàng. Ví dụ, sản phẩm vay tài trợ xe ô tô phục vụ đi lại, khách hàng được tặng kèm thẻ tín dụng phục vụ mục đích chi tiêu, chi phí xăng xe, tiếp khách, chi phí văn phòng..

+ Sự hài lòng của khách hàng: Đây là tiêu chí rất quan trọng trong các chỉ tiêu định tính. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là nguồn sống của NHTM, NH được đánh giá cao khi đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng như sự thuận tiện, thoải mái khi giao dịch, thời gian xử lý hồ sơ nhanh, hiệu quả, lãi suất ưu đãi…

+ Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu cạnh tranh, phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn: Để NH đi đúng hướng, có CLTD tốt, đòi hỏi phải có những chính sách, định hướng phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn bởi yêu cầu cạnh tranh, phát triển kinh doanh của từng NH là khác nhau theo chu kỳ biến đổi của nền kinh tế, hay biến độ chính trị của đất nước.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

(1)Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM:

- Cơ cấu dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn cho vay của NHTM được đưa vào nền kinh tế theo từng thành phần kinh tế, theo từng đồng tiền cho vay, thời hạn cho vay tại thời điểm xác định. Phản ánh tập trung vốn đầu tư vào đối tượng khách hàng, đồng tiền cho vay và thời hạn cho vay của NH tại từng thời điểm. Qua đó đánh giá mức độ đa dạng hoá khách hàng cho vay, đồng tiền cho vay, thời hạn cho vay của NHTM. Tuỳ thuộc vào chính sách khách hàng của mỗi NH và tùy thuộc vào chu kỳ

22

của nền kinh tế mà các NHTM mở rộng hay thu hẹp phạm vi cho vay đối với từng nhóm khách hàng, đồng tiền cho vay và thời hạn cho vay. Nếu một NHTM quá tập trung cho vay vào một thành phần nào thì mức độ rủi ro cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔

= 𝐷ư 𝑛ợ 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê − 𝐷ư 𝑛ợ 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐

𝐷ư 𝑛ợ 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 × 100%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tốc độ huy động vốn của NHTM và các quy định pháp luật. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng và ảnh hưởng trở lại chất lượng tín dụng. Tuy nhiên nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng lại quá thấp so với tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn sẽ gây không hiệu quả và giảm chất lượng tín dụng.

Các chỉ tiêu phản ánh dư nợ tín dụng của NHTM cũng có thể tính riêng đối với từng thành phần kinh tế, từng ngành sản xuất kinh doanh:

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng của từng ngành so với tổng dư nợ tín dụng

𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ = Dư nợ của từng ngành

Tổng dư nợ × 100%

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Phản ánh danh mục đầu tư của ngân hàng tại từng thời điểm. Qua đó đánh giá mức độ phân tán rủi ro trong lĩnh vực đầu tư của ngân hàng thương mại. Tuỳ từng thời kỳ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và cũng tùy theo chu kỳ của nền kinh tế mà mỗi NH mở rộng hay thu hẹp phạm vi đầu tư trong lĩnh vực ngành hợp lý. Nếu một NHTM quá tập trung đầu tư ở một lĩnh vực ngành nào thì mức độ rủi ro cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.

23

(2) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và suất sinh lời từ hoạt động tín dụng - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng:

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ  100%

Tổng nguồn vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.

- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng: Mục tiêu kinh doanh của NH (như đã nêu ở trên) là lợi nhuận, là phần thặng dư mà mình tạo ra được lớn nhất. Khi tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí này sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Trong hoạt động tín dụng thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. CLTD không thể nói là tốt nếu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay là thấp.

- Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay: Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay; qua đó thấy được tầm quan trọng của nó để có biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay càng cao thì càng chứng tỏ CLTD càng cao và ngược lại.

𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

= Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay

Tổng thu nhập của ngân hàng × 100%

- Tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng của NH. Chỉ tiêu này phán ánh một đồng dư nợ thì tạo được bao nhiêu đồng thu nhập thuần từ hoạt động cho vay. Tỷ lệ cao tức lợi nhuận tín dụng lớn, chất lượng cao.

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔

= Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay

24

(3) Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn (hoặc rủi ro) của hoạt động tín dụng - Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ × 100%

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn). Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng, cho biết được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ để có đánh giá rõ ràng và sâu hơn về chất lượng dư nợ của ngân hàng.

Doanh số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động thu nợ, thu hồi khoản vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng cùng với dư nợ tăng sẽ đảm bảo ngân hàng thu hồi được nợ cho vay, đảm bảo chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh quang minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)